Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án KCN Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Còn những đòi hỏi... “lạ”?

Một dự án kéo dài 16 năm với hàng trăm văn bản được ban hành. Nhiều cuộc đối thoại giữa chính quyền và người dân đã được tổ chức, nhưng đến nay, một số hộ dân trong diện phải thu hồi đất vẫn tiếp tục gửi đơn thư đề nghị...

Dự án kéo dài

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Chấn Hưng (huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, tiền thân là Cụm công nghiệp Chấn Hưng), có chủ trương triển khai từ tháng 9/2002; được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006. Trải qua 16 năm, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã 3 lần cho thay đổi, điều chỉnh giao chủ đầu tư dự án. Đến nay, UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao cho Công ty CP Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư dự án theo Quyết định số 2420/QĐ-UBND ngày 06/9/2014.

Dự án KCN Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Còn những đòi hỏi... “lạ”? - Hình 1

Công tác BT-GPMB đạt hơn 90 %, tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến thắc mắc

Kể từ khi có chủ trương đầu tư dự án, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, UBND huyện Vĩnh Tường và các ngành chức năng đã ban hành hơn 100 văn bản liên quan. Nhiều cuộc đối thoại giữa chính quyền địa phương và người dân đã được tổ chức, nhiều phương án giải quyết chế độ cho người dân được đưa ra, hàng chục tỷ đồng tiền bồi thường GPMB đã được chi trả..., nhưng mặt bằng “sạch” vẫn chưa có?

Hiện nay, vẫn còn một số hộ dân gửi đơn thư đề nghị, kêu cứu. Trong số những ý kiến, đề nghị của người dân, có những ý kiến rất “lạ”: Có hộ dân đã nhận đủ tiền bồi tường, hỗ trợ GPMB, nhưng vẫn tiếp tục gửi đơn tư đến các cơ quan chức năng (!).

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án, hơn 1 năm qua, UBND huyện Vĩnh tường đã tham mưu cho UBND tỉnh để giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tổ chức đối thoại, tuyên truyền, vận động, xin ý kiến người dân, như: Thông báo số 145/TB-UBND ngày 16/6/2017 về việc triển khai thực hiện dự án KCN Chấn Hưng; Văn bản số 1859/UBND-BQLDA ngày 08/8/2017 về việc triển khai lấy ý kiến nhân dân...

Kết quả lấy ý kiến là các hộ dân kiến nghị do việc bồi thường giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp Chấn Hưng diễn ra trong thời gian quá dài ảnh hưởng đến đời sống, thu nhập của người dân và đề nghị nhận đất dịch vụ bằng tiền tương đương với giá bồi thường của Nhà nước hiện nay; có 755 hộ (88,04%) đăng ký nhận tiêu chuẩn đất dịch vụ bằng tiền; 50 hộ (5,8%) đăng ký nhận tiêu chuẩn đất dịch vụ bằng đất; 34 hộ (3,96%) đăng ký đổi ruộng ra vị trí khác để tiếp tục canh tác; 14 hộ (1,6%) chưa đăng ký; 05 hộ (0,6%) vắng do đi làm ăn xa.

Từ những cơ chế tháo gỡ khó khăn đó, được sự đồng thuận của cấp ủy đảng, Chính quyền và ý kiến nguyện vọng của đa số người dân Chấn Hưng, từ tháng 5/2018 đến nay, Hội đồng BTGPMB đã tiến hành chi trả cơ bản  xong đất dịch vụ cho 602 hộ dân (đạt trên 90%); dồn đổi đất canh tác cho 25 hộ tiếp tục canh tác; đã san gạt được khoảng 50/57 ha.

Đến nay, chỉ còn 25 hộ chưa nhận tiền BTGPMB, một số hộ nhận một phần và 35 hộ đã nhận tiền BTGPMB giai đoạn 2004 - 2006, nhưng chưa nhận tiền đất dịch vụ bằng đất hoặc bằng  tiền theo đăng ký.

Còn những đòi hỏi... “lạ”

Với mong muốn sớm triển khai dự án, Công ty CP Tập đoàn FLC đã quyết định hỗ trợ an sinh xã hội là 7 triệu đồng/1 sào; hỗ trợ 2 triệu đồng/m2 đất dịch vụ cho các hộ dân thuộc diện thu hồi đất trong KCN Chấn Hưng với tổng kinh phí hỗ trợ lên đến gần 40 tỷ đồng.

Đó là ưu đãi vượt trội so với GPMB các KCN trên địa bàn tỉnh. Thế nhưng, một số hộ dân vẫn chưa nhận và tiếp tục gửi đơn thư kiến nghị đến các cơ quan chức năng.

Nguyên nhân chính do các hộ đòi hỏi giá cao hơn quy định, yêu cầu doanh nghiệp phải thỏa thuận giá, thu hồi đất đến hết năm 2013 là hết hợp đồng...

Tuy nhiên, đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, thuộc danh mục Nhà nước thu hồi đất, không phải doanh nghiệp tự thỏa thuận giá thu hồi với các hộ dân. Mặt khác, các hộ dân đã nhận tiền BTGPMB giai đoạn 2004 - 2006, tỉnh chỉ chưa chi trả được đất dịch vụ cho người dân do chưa giải phóng được mặt bằng.

Phải nói thêm rằng, đất dịch vụ là cơ chế riêng của tỉnh trước đây nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, sau khi bị thu hồi đất.

Dự án KCN Chấn Hưng (Vĩnh Phúc): Còn những đòi hỏi... “lạ”? - Hình 2

Nhiều cuộc đối thoại giữa chính quyền địa phương với người dân đã được tổ chức

Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, xóm Nội, xã Chấn Hưng, có 2,1 sào ruộng thuộc diện thu hồi đất để làm KCN, mặc dù gia đình bà đã nhận hơn 160 triệu đồng tiền bồi thường, hỗ trợ GPMB và tiền đất dịch vụ, nhưng đến nay bà Mai vẫn gửi đơn thư đề nghị với nhiều nội dung liên quan đến dự án.

Trao đổi trực tiếp với phóng viên, bà Mai cho rằng, bà không được bàn bạc và không biết thông tin về dự án. Dự án khi thay đổi chủ đầu tư thì cần phải xây dựng lại phương án bồi thường, áp dụng mức giá bồi thường tại thời điểm hiện tại và tăng giá đất dịch vụ bằng với giá đất thị trường của một xã trong huyện…

Mặc dù nội dung đơn thư của bà Mai đã được UBND huyện Vĩnh Tường trả lời bằng văn bản, nhưng bà Mai vẫn không đồng ý, cho rằng nội dung trả lời vòng vo khiến bà không hiểu.

Tuy nhiên, khi xem văn bản trả lời của UBND huyện Vĩnh Tường, phóng viện thấy rằng, nội dung trả lời đơn thư của UBND huyện Vĩnh Tường đối với bà Mai khá chi tiết. Ngoài ra, việc yêu cầu trả tiền đất dịch vụ theo giá thị trường của một địa phương (xã khác trong huyện) là hết sức vô lý, vì mỗi một địa phương có đặc điểm, điều kiện kinh tế và nhu cầu sử dụng đất khác nhau, do đó, giá thành đất cũng khác nhau. Không thể mang giá đất (giá thị trường) của địa phương này để áp đặt cho địa phương khác.

Bà Nguyễn Thị Hòe, thôn Xuôi, Chấn Hưng lại thắc mắc, gia đình bà Hòe có 2 sào 10 thước (xứ Gữa Đồng và Hàm Bò) nằm trong đất dự án làm KCN Chấn Hưng, năm 2003, gia đình bà được Công ty Tây Hồ chi trả 10 triệu đồng, nhưng vẫn canh tác diện tích đất trên từ năm 2003 đến nay. Hiện gia đình bà Hòe chưa nhận tiền đất dịch vụ, vì cho rằng giá đất dịch vụ vẫn thấp.

Về nội dung phản ánh của bà Hòe, cũng trùng với ý kiến của một số hộ dân khác. Tuy nhiên, về giá đất dịch vụ tại KCN Chấn Hưng, đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cân nhắc kỹ lưỡng và phê duyệt giá để đảm bảo quyền lợi cho các hộ dân. Ngoài ra, Tập đoàn FLC cũng hỗ trợ thêm tiền đất dịch vụ cho các hộ dân với số tiền 2 triệu đồng/m2, thì không thể nói là giá đất dịch vụ trả thấp như người dân phản ánh.

Đối với hộ ông Tạ Văn Vây, xóm Nha, Chấn Hưng, gia đình ông chưa nhận tiền bồi thường GPMB, cũng như tiền đất dịch vụ. Ông Vây cho biết, gia đình ông không muốn nhận tiền GPMB mà muốn giữ ruộng để sản xuất. Ngoài ra, khi triển khai dự án, ông cũng không được biết, chỉ biết thông tin qua loa phát thanh của thôn…

Với trường hợp như của ông Vây, UBND huyện Vĩnh Tường cũng xây dựng phương án đổi đất sản xuất, có nghĩa là ông Vây sẽ được đổi ruộng ra khu vực khác để sản xuất. Phương án này, như vậy là hợp lý, người dân vẫn có đất sản xuất, còn Nhà nước sẽ có mặt bằng để giao cho chủ đầu tư thực hiện dự án.

Mặc dù những thắc mắc kể trên chỉ là thiểu số, có thể vì họ không cập nhật đầy đủ thông tin liên quan đến GPMB KCN Chấn Hưng. Tuy nhiên, dư luận cũng cần có cái nhìn khách quan về sự việc. Liệu rằng, một dự án kéo dài 16 năm với hơn 100 văn bản được ban hành, nhiều cuộc đối thoại được tổ chức, hàng trăm hộ dân đã nhận tiền, thì những thông tin phản ánh không biết về dự án liệu có chính xác?

Nhìn nhận một cách công bằng, trong thời gian qua, UBND huyện Vĩnh Tường đã đưa ra nhiều phương án để giải quyết chế độ cho người dân khi thu hồi đất như chi trả tiền đất dịch vụ đối với những hộ dân đăng ký nhận bằng tiền, phương án trả đất dịch vụ khi người dân đăng ký nhận đất hay đổi ruộng đối với những hộ dân không muốn nhận tiền GPMB… là những nỗ lực rất lớn, ít thấy ở các dự án khác trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Những nỗ lực đó, cần được ghi nhận, chia sẻ, cảm thông và trân trọng từ chính những người dân địa phương. Không nên vì những đòi hỏi vô lý của một số cá nhân mà ảnh hưởng đến lợi ích chung cả một tập thể.

Được biết, UBND huyện Vĩnh Tường đã báo cáo và gửi kèm theo văn bản, hồ sơ liên quan đến KCN Chấn Hưng đến một số cơ quan chức năng; văn bản trả lời những kiến nghị của một số hộ dân theo chỉ đạo của các cơ quan Trung ương và tỉnh.

Trong thời gian tới, huyện Vĩnh Tường tập trung chỉ đạo và bàn giao 3 ha đất nông nghiệp cho UBND xã Chấn Hưng để xã tổ chức giao, dồn đổi cho 25 hộ dân mà giai đoạn 2003 - 2005 chưa nhận tiền BTGPMB, một số nhận một phần BTGPMB đăng ký đổi đất nông nghiệp để canh tác.

Đối với 35 hộ dân đã nhận tiền bồi thường GPMB giai đoạn 2004 - 2006 (tính đến ngày 8/7/2018 đã có 4/35 hộ dân nhận chính sách đất dịch vụ), tiếp tục vận động, tuyên truyền để các hộ dân còn lại nhận chính sách đất dịch vụ và bàn giao mặt bằng cho hội đồng GPMB và huyện Vĩnh Tường để báo cáo UBND tỉnh tiến hành triển khai dự án; góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động tại chỗ, tạo điều kiện phát triển thương mại, dịch vụ, đáp ứng nguyện vọng của đa số người dân Chấn Hưng, huyện Vĩnh Tường.

Long Trần

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.