Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ. (Ảnh: internet)

VIMEXPO 2022 dự kiến có quy mô gần 300 gian hàng của hơn 200 doanh nghiệp trong nước và quốc tế và 12.000 khách tham quan, làm việc trực tiếp.

Đây là triển lãm quốc tế duy nhất về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo tại Việt Nam, VIMEXPO 2022 với mục tiêu “Kết nối để phát triển” tiếp tục sẽ là cầu nối giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam từng bước tham gia sâu hơn vào mạng lưới sản xuất vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Tại đây các doanh nghiệp sẽ giới thiệu sản phẩm thuộc 4 nhóm lĩnh vực chính: Cơ khí chế tạo, sản xuất lắp ráp ô tô, công nghiệp công nghệ cao, Điện tử và các nhóm ngành liên quan. Triển lãm VIMEXPO 2022 với mục tiêu “Kết nối để phát triển” tiếp tục khẳng định vai trò là sự kiện uy tín hàng đầu của ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo tại Việt Nam.

Tiếp nối thành công của các kỳ triển lãm trước, tiếp tục định hướng “ Kết nối để phát triển”, Triển lãm Quốc tế lần thứ 3 về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2022 được tổ chức với chuỗi hoạt động chính như sau: (1) Trưng bày, quảng bá sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) và Chế biến chế tạo (CBCT) Việt Nam tới các đối tác, bạn hàng quốc tế đầy tiềm năng; (II) Kết nối doanh nghiệp với doanh nghiệp tại triển lãm (B2B), tham quan trực tiếp nhà máy nhằm mở ra nhiều cơ hội để phát triển thị trường; (iii) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, thu hút, xúc tiến đầu tư và chuyển giao công nghiệp vào lĩnh vực CNHT và CBCT; (iv) Hội thảo đối thoại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước về các chính sách thúc đẩy phát triển CNHT; (v) Hoạt động trình diễn công nghệ, kỹ thuật mới, tư vấn chuyển giao công nghệ.

Trong năm 2021, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ gặp rất nhiều khó khăn do sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu bởi tác động của dịch COVID-19. Bối cảnh này vừa là thách thức song cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước tận dụng lợi thế để duy trì dịch vụ hỗ trợ, cung ứng hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của đa dạng của khách hàng.

Vai trò của các công ty đa quốc gia, các tập đoàn sản xuất ngày càng lớn mạnh và tác động rất lớn đến kinh tế toàn cầu. Để đảm bảo phù hợp với bối cảnh tình hình mới, Việt Nam đã kịp thời đề ra nhiều chính sách khả thỉ nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo tại Việt Nam.

Theo đó, xuyên suốt thời gian diễn ra triển lãm, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tìm kiếm các nhà cung cấp tiềm năng, khách hàng mới, gặp gỡ, tiếp xúc và kết nối giao thương với các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đầu cuối, tăng khả năng tiếp cận trao đổi với các đối tác, tìm kiếm các nhà cung ứng nội địa, tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cung ứng, tạo điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất, từng bước tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hà Trần