Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.800 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 41.400 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 41.300 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 41.300 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 41.200 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 41.300 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 41.200 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 41.300 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm tăng so với cùng thời điểm hôm qua.

Giá cà phê hôm nay 16/2: Tăng trở lại khi Nga - Ukraine hạ nhiệt
Giá cà phê hôm nay 16/2: Tăng trở lại khi Nga - Ukraine hạ nhiệt.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 3/2022 tăng 18 USD/tấn ở mức 2.281 USD/tấn, giao tháng 5/2022 tăng 22 USD/tấn ở mức 2.265 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 3/2022 tăng 4,3 cent/lb, ở mức 251,85 cent/lb, giao tháng 5/2022 tăng 3,85 cent/lb, ở mức 251,75 cent/lb.

Sau phiên giảm mạnh đầu tuần, giá cà phê thế giới quay đầu tăng trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị Nga - Ukraine hạ nhiệt. Bên cạnh đó, đồng Real của Brazil tăng giá cũng kéo mặt hàng cà phê Arabica đi lên. Quan trọng hơn, giá cà phê thế giới được hỗ trợ từ thông tin tồn kho trên cả 2 sàn tiếp tục thấp.

Lượng Arabica – loại cà phê cao cấp được các cửa hàng và các chuỗi đồ uống như Starbucks Corp. ưa chuộng - lưu tại các kho của sàn ICE đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 20 năm, là 1,06 triệu bao tính tới 8/2/2022, giảm mạnh so với 1,54 triệu bao cuối năm 2021. Đây là mức thấp nhất kể từ tháng 2/2000. Trong khi lượng tồn trữ cà phê thế giới giảm sâu thì việc giao hàng cũng giảm sút giữa bối cảnh chi phí vận chuyển cao.

Tồn trữ cà phê thế giới đã giảm kể từ tháng 9 do chi phí vận chuyển tăng cao và thời tiết bất lợi làm giảm sản lượng ở Brazil, nước trồng và xuất khẩu lớn nhất thế giới.

Tồn trữ giảm là mối lo ngại lớn vì các quốc gia sẽ phải xuất kho dự trữ của mình khi không nhận đủ hàng mới từ nước ngoài. Đó là dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang vượt quá nguồn cung, là điều kiện để giá còn tăng nữa, giữa bối cảnh lạm phát giá lương thực, thực phẩm đang gia tăng trên toàn cầu.

Nhà sản xuất cà phê lớn nhất thế giới, Brazil, năm ngoái đã chứng kiến ​​ phần lớn diện tích cà phê bị hư hại do băng giá, đẩy giá cà phê giữa năm ngoái tăng lên mức cao nhất trong vòng gần một thập kỷ.

Trúc Mai