Theo đó, giá lúa gạo hôm nay tại khu vực ĐBSCL bình ổn. Với mặt hàng lúa, cập nhật từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh An Giang ngày 20/4, giá lúa OM 18 (tươi) dao động ở mốc 6.800 - 7.000 đồng/kg; giá lúa OM 380 (tươi) dao đồng ở mốc 5.900 - 6.000 đồng/kg; giá lúa OM 5451 (tươi) dao động mốc 6.300 - 6.400/kg; giá lúa Đài Thơm 8 (tươi) dao động ở mốc 6.900 - 7.000/kg; giá lúa IR 50404 (tươi) dao động ở mức 5.800 - 6.000 đồng/kg; giá lúa Nàng Hoa 9 dao động ở mức 6.650 - 6.750 đồng/kg.

Tại nhiều địa phương hôm nay, ghi nhận nguồn lúa tươi còn ít, giao dịch mua bán chậm. Cụ thể, tại An Giang và Cần Thơ nguồn lúa còn lại ít dần, giao dịch mua bán chậm, giá ổn định; Tại Bạc Liêu, nguồn ít, đa số diện tích lúa thơm đã được cọc, nhu cầu hỏi mua vắng. Tại Long An, nguồn giảm dần, sức mua không nhiều, giá vững. Tại Trà Vinh, lúa đã vãn đồng, giá đứng.
Trong tuần, giá mặt hàng lúa tươi tăng giảm trái chiều đầu tuần, sau đó đi ngang và chững giá vào cuối tuần.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu OM 18 dao động ở mức 10.200 - 10.400 đồng/kg; gạo nguyên liệu IR 504 dao động ở mức 7.900 - 8.050 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 380 dao động ở mức 7.700 - 7.850; gạo nguyên liệu 5451 dao động ở mức 9.600 - 9.750/kg; gạo thành phẩm OM 380 dao động ở 8.800 - 9.000 đồng/kg; gạo thành phẩm IR 504 dao động ở 9.500 - 9.700 đồng/kg.
Tại các địa phương hôm nay, ghi nhận giao dịch mua bán vẫn chậm, giá vững. Cụ thể, tại An Giang, lượng ít, nhu cầu kho mua vào vẫn chậm, giá ổn định. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng ít , các kho mua chậm, đứng giá; Kênh chợ Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về ít, các kho vẫn mua chậm, bình giá. Tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), về lượng ít, các kho vẫn mua chậm, giá bình ổn.
Trong tuần, giá các loại gạo trong nước tương đối ổn định; riêng gạo thơm tại các chợ lẻ giảm. Trong khí đó, một số mặt gạo xuất khẩu giảm nhẹ liên tiếp giữa tuần, sau đó đi ngang và chững giá vào cuối tuần.
Với phụ phẩm, giá các mặt hàng phụ phẩm dao động khoảng từ 7.400 - 9.000 đồng/kg. Hiện tấm thơm dao động ở mức 7.400 - 7.500 đồng/kg; giá cám dao động ở mức 8.000 - 9.000 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, trong tuần một số mặt hàng gạo thơm như: Jasmine, Nàng hoa, thơm Đài Loan và gạo Sóc Thái giảm 1.000 đồng/kg. Hiện gạo Nàng Nhen có giá niêm yết cao nhất 28.000 đồng/kg; gạo thường dao động ở mốc 15.500 - 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài dao động ở mức 20.000 - 22.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 22.000 đồng/kg; gạo thơm Jasmine dao động ở mức 17.000 - 18.000 đồng/kg; gạo Nàng hoa ở mốc 21.000 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng ở mốc 17.000 đồng/kg; gạo Sóc thường dao động ở mốc 18.000 đồng/kg; gạo Sóc Thái giá 20.000 đồng/kg; gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg.

Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay đi ngang so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam đã nhích lên so với hồi đầu năm 2025 nhưng vẫn ở mức 394 USD/tấn - cao hơn gạo cùng loại của Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan lần lượt 1 USD/tấn, 18 USD/tấn và 4 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 367 USD/tấn; gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn. Tuy nhiên, việc tăng giá xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian tới vẫn chưa thật sự khả quan do bị chi phối bởi nhu cầu thị trường và nguồn cung.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Môi trường và Bộ Công Thương, xuất khẩu gạo tháng 3/2025 đạt 950 nghìn tấn, trị giá khoảng 463,6 triệu USD. Tính chung 3 tháng đầu năm 2025, Việt Nam xuất khẩu 2,2 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch 1,14 tỷ USD, tăng 0,6% về khối lượng nhưng giảm 19,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Trong 3 tháng đầu năm 2025, Philippines vẫn là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 42,1%. Bờ Biển Ngà và Ghana là hai thị trường lớn tiếp theo với thị phần lần lượt là 16,3% và 10,2%.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines năm 2025 vẫn ở mức cao. Trong đó, Việt Nam tiếp tục là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu của Philippines.
Thương vụ cũng dự báo nhu cầu nhập khẩu gạo của Philippines năm 2025 và các năm tới vẫn cao do năng lực sản xuất nội địa chưa thể cải thiện nhanh. Tuy nhiên, chính sách điều tiết giá gạo của nước này có thể ảnh hưởng lợi nhuận, gây tâm lý bất ổn cho nhà nhập khẩu, tác động đến xuất khẩu Việt Nam.
PV (t/h)