Tại thị trường trong nước, giá tiêu tiếp tục điều chỉnh giảm 500 đồng/kg tại nhiều địa phương. Theo đó, tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu dao động quanh mốc 69.000 – 70.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Gia Lai, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) ngày 24/6 đang được thương lái thu mua ở mức 69.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, giá tiêu duy trì quanh mức 70.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tương tự, tại khu vực Đông Nam bộ, giá tiêu hôm nay cũng điều chỉnh giảm 500 đồng/kg tại Bình Phước. Theo đó, giá tiêu hôm nay tại Bình Phước đang được thương lái thu mua ở mức 71.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Riêng tại Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, giá tiêu duy trì ổn định ở mức 70.500 đồng/kg và 72.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiêu hôm nay tiếp tục xu hướng giảm. Đây là phiên giảm thứ 3 liên tiếp trong tuần qua. Sau 3 phiên điều chỉnh, giá tiêu trong nước đã giảm 1.500 đồng/kg so với đầu tuần. Theo ghi nhận, xuất khẩu giảm tốc khiến thị trường đi xuống. Các thị trường nhập tiêu chính từ đầu năm của Việt Nam đang giảm lượng mua vào.

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết mức giá tăng với tiêu Indonesia. Theo đó, giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.755 USD/tấn, tăng 0,43%; Giá tiêu trắng Muntok 6.201 USD/tấn, tăng 0,44%.

Với các quốc gia còn lại, giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.350 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn. Giá tiêu Indonesia biến động nhẹ, tăng giảm liên tục khi vụ thu hoạch năm nay sắp vào chính vụ.

Số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC) năm 2021 sản lượng tiêu cho thấy Indonesia đạt 83.000, năm 2022 đạt 65.000 tấn và năm 2023 giảm xuống còn 55.000.

Theo đánh giá từ đối tác và khách hàng, số liệu của IPC vẫn quá cao so với thực tế vì ở Indonesia hiện nay người dân không mặn mà với cây tiêu trong bối cảnh giá cà phê tốt hơn, đồng thời có sự chuyển dịch phổ biến hơn sang cây cọ.

 Thảo Nguyễn (Th)