Theo đó, giá tiêu Đắk Lắk thu mua ở mức 151,000 đồng/kg, giảm 4,000 đồng/kg so với cùng kỳ tuần trước, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 150,000 đồng/kg, giảm 3,000 đồng/kg so với tuần trước, giá tiêu Đắk Nông hôm nay ghi nhận ở mức 151,000 đồng/kg.
Tại khu vực Đông Nam Bộ giá tiêu hôm nay giảm 4,000 - 5,000 đồng/kg so với cùng kỳ tuần trước. Theo đó, tại khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu giảm 4,000 đồng/kg ở mức 150,000 đồng/kg, tại Đồng Nai giảm 4,000 đồng/kg ở mức 150,000 đồng/kg và khu vực Bình Phước ở mức 150,000 đồng/kg, giảm 5,000 đồng/kg so với tuần trước.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 7.142 USD/tấn; giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 7.250 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA mức 7.500 USD/tấn.
Giá tiêu trắng Muntok 9.093 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA ở mức 8.800 USD/tấn.
Giá tiêu đen Việt Nam đồng loạt giữ giá ở mốc cao, giao dịch ở 6.000 USD/tấn với loại 500 g/l; loại 550 g/l mức 6.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 8.800 USD/tấn.
Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam thông tin, tháng 6/2024 Việt Nam xuất khẩu được 28.162 tấn hồ tiêu các loại, tiêu đen đạt 24.988 tấn, tiêu trắng đạt 3.174 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 141,1 triệu USD, tiêu đen đạt 122,2 triệu USD, tiêu trắng đạt 18,9 triệu USD. So với tháng trước lượng xuất khẩu giảm 10,2%, tuy nhiên kim ngạch lại tăng nhẹ 0,1%.
Dữ liệu thống kê của Bộ NN-PTNT cho thấy, diện tích và sản lượng tiêu ngày càng giảm, năm 2020 diện tích hơn 130,000 ha, năm 2023 chỉ còn 120,000 ha. Sản lượng hạt tiêu dự kiến tiếp tục giảm, từ 190,000 tấn năm 2023 xuống còn 170,000 tấn năm nay, thấp nhất trong 5 năm qua.
Vẫn còn 7-8 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch mới (dự kiến sau Tết nguyên đán từ tháng 2/2025) trong khi lượng hàng còn trong dân và đại lý, doanh nghiệp không còn nhiều trước. Với tình trạng khan hiếm nguồn cung hồ tiêu như hiện nay, nhiều chuyên gia ngành hàng nhận định giá tiêu trong thời gian tới có thể vượt đỉnh chu kỳ giá lần trước.
Tình trạng vận tải biển căng thẳng cũng khiến việc giao dịch hồ tiêu tới các thị trường xuất khẩu khó khăn hơn. Lượng tiêu được giao dịch thực tế trên thị trường rơi xuống mức thấp nhất nhiều năm qua, dễ tạo ra những biến động mạnh về giá.
Một số doanh nghiệp quay sang tìm nguồn cung tiêu từ các nước khác như Brazil, Ấn Độ để có đủ hàng, trả các hợp đồng đã ký nhưng việc tỷ giá USD tăng cao cùng vận tải biển tăng cao 2-3 lần gây ra các khó khăn không nhỏ cho doanh nghiệp xuất khẩu tiêu.
Phương Thảo (t/h)