Theo đó, tại khu vực Tây Nguyên, giá tiêu được thương lái thu mua quanh mốc 67.000 – 68.000 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) được thương lái thu mua ở mức 67.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tại Đắk Lắk giá tiêu duy trì mức giá 68.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tại Đắk Nông giá tiêu hôm nay ở mức 68.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Tại khu vực Đông Nam Bộ giá tiêu hôm nay cũng điều chỉnh giảm 500 đồng/kg. Hiện giá tiêu tại khu vực này đang được thu mua quanh mốc từ 68.500 – 70.000 đồng/kg.

Trong đó, tại Đồng Nai, giá tiêu ở mốc 68.500 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tại Bình Phước, giá tiêu ở mức 69.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg. Tại Bà Rịa Vũng Tàu vẫn có giá cao nhất và hôm nay được thương lái thu mua ở mức 70.000 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg.

Trên thị trường thế giới, theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC) cập nhật và niêm yết mức giá giảm với tiêu đen Indonesia.Trong khi đó, giá tiêu trắng điều chỉnh tăng.

Cụ thể, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) niêm yết giá tiêu đen Lampung (Indonesia) chốt tại 3.687 USD/tấn, giảm 0,38%; giá tiêu trắng Muntok 6.383 USD/tấn, tăng 0,78%.

Với các quốc gia còn lại, giá tiêu đi ngang. Hiện giá tiêu đen Brazil ASTA 570 ở mức 3.050 USD/tấn; giá tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA giữ mức 4.900 USD/tấn; giá tiêu trắng Malaysia ASTA vẫn ở 7.300 USD/tấn.

Giá tiêu đen Việt Nam giao dịch ở 3.500 USD/tấn với loại 500 g/l, loại 550 g/l mức 3.600 USD/tấn; giá tiêu trắng ở mức 5.000 USD/tấn.

Theo các chuyên gia, mức giá tiêu hiện tại vẫn chưa đủ hấp dẫn để người nông dân tái trồng tiêu vụ mới trong bối cảnh phải cạnh tranh với các loại cây khác cạnh tranh hơn về lợi nhuận.

Tuy nhiên, mức giá này lại gây phản ứng dè dặt, giảm đơn hàng từ các nhà nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ cho rằng giá không cạnh tranh và kỳ vọng nguồn cung từ Indonesia vào tháng 7 sẽ giúp thị trường hạ nhiệt. Ngoài ra, lượng tồn từ các năm trước vẫn còn từ các nhà nhập khẩu EU và Mỹ.

Thảo Nguyễn (t/h)