Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giảm chi nếu không muốn “vỡ nợ”

THCL Nợ công của Việt Nam cao hơn hẳn các nước như Indonesia, Philippines, Thái Lan, Campuchia... Rủi ro nợ của Việt Nam cũng bị xếp hạng kém hơn các nước trong khu vực. Nếu không giảm chi, chúng ta sẽ gặp nhiều bất lợi.

Ảnh minh họa

Nợ công tăng mạnh

Theo báo cáo của Chính phủ, nợ công Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn 2011 - 2015, từ mức 50,1% GDP lên 62,2% GDP, tiệm cận giới hạn 65% theo quy định của Luật Quản lý nợ công. 2015 cũng là năm dư nợ Chính phủ đạt 50,3%, vượt trần 50% theo quy định.

Dẫn số liệu của IMF - Triển vọng kinh tế thế giới (WEO) trong báo cáo kinh tế quý I vừa công bố, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho hay, so với một số nước ASEAN, Việt Nam có tỷ lệ nợ công so với GDP cao hơn hẳn.

Quan trọng hơn, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong nhóm nước này, Việt Nam là nước duy nhất sẽ có nợ công/GDP tiếp tục tăng đến gần 68% GDP vào năm 2020.

Trong khi đó, từ nay đến năm 2020, một số nước như Malaysia, Philippines, Indonesia… lại được cho là sẽ giảm mạnh nợ công. Ngay như Myanmar, nợ công cũng giảm mạnh từ năm 2011 đến nay và dự báo chỉ tăng nhẹ trong các năm tiếp theo.

Về mức thâm hụt NSNN, so với một số nước trong khu vực, Việt Nam có mức thâm hụt lớn hơn khá nhiều. Cụ thể, theo cách tính của IMF - Triển vọng kinh tế thế giới (WEO), năm 2015, thâm hụt NSNN của Việt Nam lên tới 6,9% GDP, trong khi Thái Lan là 1,2%, Indonesia là 2,3%, Philippines là 0,12% và của Campuchia là 2%.

Theo dự báo của WEO, bội chi NSNN của Việt Nam có xu hướng giảm trong những năm tới, nhưng đến năm 2020, mức bội chi so với GDP vẫn cao hơn nhiều so với các nước ASEAN.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, do nợ công của Việt Nam so với GDP là khá cao và cao hơn nhiều so với nhiều nước trong khu vực, cho nên nợ nước ngoài của Việt Nam cũng được đánh giá có rủi ro cao hơn.

Nợ công tăng cao, ngân sách gặp nhiều rủi ro, trong đó nhiều khả năng thiếu tiền đầu tư phát triển. Báo cáo của Chính phủ mới đây thừa nhận: “Tổng thu NSNN không đủ bảo đảm nguồn chi thường xuyên và trả nợ. Toàn bộ chi đầu tư đều phải dựa vào nguồn vay nợ của Chính phủ”.

Dây mà đứt… thì rất nguy

Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới? Đó là câu hỏi bà Victora Kwakwa, GĐ Quốc gia NH Thế giới tại Việt Nam đặt ra với Việt Nam tại Diễn đàn đối tác phát triển Việt Nam vào cuối năm 2015. Câu trả lời được bà Victoria Kwakwa nêu ra đó là: Việt Nam sẽ phải tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi!

Theo các chuyên gia, để ngân sách không bị thâm thủng, không có cách gì khác hơn là phải bắt nguồn từ việc cắt giảm chi tiêu công, bất kể là chi đầu tư hay thường xuyên. “Một cấu trúc ngân sách thiên về “tiêu dùng” hơn “đầu tư” là hết sức rủi ro”, TS. Đỗ Thiên Anh Tuấn cảnh báo.

PGS. TS. Phạm Thế Anh, ĐH Kinh tế Quốc dân nhấn mạnh, cần phải nhận thức rõ ràng thâm hụt ngân sách trong những năm gần đây là do chúng ta chi tiêu quá nhiều, chứ không phải do hụt thu.

Đặc biệt, trong vài năm gần đây, chi thường xuyên mỗi năm đã gấp khoảng 4 lần chi đầu tư phát triển từ NSNN. Điều này cho thấy những nỗ lực cắt giảm chi tiêu công chủ yếu nhằm vào cắt giảm chi đầu tư phát triển, còn chi thường xuyên - nhân tố được coi là có ít đóng góp hơn cho tăng trưởng kinh tế dài hạn lại chưa được chú trọng.

Thực tế, NSNN đang rơi vào tình cảnh khó khăn nghiêm trọng. Nghiêm trọng đến nỗi Bộ trưởng Bộ Tài chính phải thốt lên: “Mấy năm qua, điều hành ngân sách như kiểu đi trên dây. Năm 2016, tiếp tục đi trên dây. Cứ tình hình này kéo sang năm 2017, dây mà đứt thì nguy kịch”.

Tuy nhiên, các biện pháp Chính phủ đang thực hiện lại mang tính chất “giật gấu vá vai”, tập trung tìm kiếm các nguồn thu tạm thời và bỏ qua các khoản chi tiêu lãng phí ở địa phương.

PGS.TS. Phạm Thế Anh cho rằng, khi chi tiêu công chưa được cắt giảm một cách bền vững thì dù có tăng được nguồn thu trong nước thế nào, bán được bao nhiêu DNNN, phát hành thành công trái phiếu quốc tế ra sao, cũng chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề.

“Không sớm thì muộn, NSNN sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng thâm thủng như trước. Do vậy, chỉ có cải cách tài khóa, đặc biệt là chi tiêu công, mới mong duy trì được an toàn nợ công trong tương lai”, chuyên gia của ĐH Kinh tế Quốc dân đánh giá.

Bùi Quyền

Tin mới

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5
Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5

UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Ngày hội di sản Then và Hội nghị “Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng” trong 2 ngày (9 và 10/5).