Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hàng công nghệ lạc hậu Trung Quốc: Đừng để Việt Nam trở thành điểm đến

Nếu không kiểm soát chặt chẽ, Việt Nam có thể sẽ trở thành điểm đến của hàng công nghệ kém chất lượng từ Trung Quốc tràn sang.

Đó là cảnh báo của một số chuyên gia tại hội thảo “Chiến tranh thương mại leo thang: Mừng lo của doanh nghiệp Việt?”, do Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp với Công ty Chứng khoán Yuanta Việt Nam tổ chức mới đây tại TP. HCM. 

Việt Nam cần hoàn thiện thể chế và lấp các khoảng trống về mặt pháp lý

Việt Nam cần hoàn thiện thể chế và lấp các khoảng trống về mặt pháp lý

Thương chiến tiếp tục leo thang

Xung đột thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc đang tiếp tục leo thang căng thẳng trong thời gian gần đây và chưa cho thấy các dấu hiệu nhượng bộ giữa các bên.

Căng thẳng càng leo thang khi mới đây nhất, Mỹ đã áp mức thế 15% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc (tăng từ con số 10% trước đó), đây là đòn thuế mới nhằm vào khoảng 300 tỷ USD hàng Trung Quốc. Nếu hai bên không đạt được một thỏa thuận thì theo tuyên bố Mỹ sẽ đánh thuế tiếp vào ngày 15/12 tới đây.

Bắc Kinh cũng đã đáp trả bằng cách, tăng thuế quan từ 5 - 10% nhằm vào 75 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ, chủ yếu ảnh hưởng đến các sản phẩm nhạy cảm với ngành nông nghiệp.

Cùng với đó, Bắc Kinh cũng đâm đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới về vòng thuế mới nhất của Mỹ, cho rằng nó vi phạm sự đồng thuận mà lãnh đạo hai nước đạt được ở Osaka (Nhật Bản) vào đầu năm nay.

Mặt khác, để giảm thiểu tác động của việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu, Trung Quốc đã giảm bớt dự trữ bắt buộc và bơm tiền ra cho thị trường nhằm hạ giá đồng Nhân dân tệ.

Khi cuộc chiến thương mại Mỹ và Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc (VCES) thuộc Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, cho rằng: “Điều này tạo ra một thế giới rất rủi ro đối với môi trường kinh doanh”.

Chia sẻ tại Hội thảo, ông Trương Đình Tuyển, Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Việt Nam cho rằng, trong tương lai gần nếu chiến tranh thương mại leo thang, phạm vi thuế quan mở rộng ra toàn bộ kim ngạch song phương giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thì sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam khá lớn. Doanh nghiệp Việt có thể hưởng lợi vì có thể thay thế một phần lưu lượng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Ngoài ra, các dòng vốn đầu tư rút khỏi Trung Quốc có thể tìm đến Việt Nam như một điểm đến tiềm năng, nếu chúng ta đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Phải hết sức thận trọng

Song, ông Tuyển cho rằng, điều quan ngại là đồng Nhân dân tệ giảm giá làm hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn và Việt Nam sẽ là thị trường nhập khẩu các mặt hàng và công nghệ không cao đang dư thừa ở Trung Quốc.

“Điều này sẽ gây khó khăn cho sản xuất trong nước, làm tăng nhập siêu từ Trung Quốc, gây sức ép lên tỷ giá tiền đồng và USD. Nếu Việt Nam xử lý không tốt sẽ làm lạm phát tăng, làm giảm giá trị đồng nội tệ, đe dọa ổn định vĩ mô”, ông Tuyển quan ngại.

Ngoài ra, doanh nghiệp Trung Quốc có thể thông đồng với một số doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng từ Trung Quốc vào Việt Nam rồi tìm cách xuất khẩu sang Mỹ. Đây là điều rất nguy hiểm, mà các doanh nghiệp cần thận trọng để tránh tạo cơ hội cho Mỹ đánh thuế bổ sung đổi với hàng hóa của Việt Nam.

Riêng phía Mỹ, theo ông Tuyển, tại thời điểm này, Việt Nam chưa phải là đối tượng mà Mỹ hướng đến nhưng Mỹ đã cảnh báo Việt nam trên các nội dung như: Việt Nam xuất siêu lớn, từ vị trí thứ 6 đầu năm 2018 hiện nay Việt Nam đã lên thứ 4 trong 16 nước xuất siêu vào Mỹ. Ngoài ra, Mỹ cho rằng, Việt Nam cũng đang tác động đến thị trường ngoại tệ theo cách phi thị trường, đã mua vào lượng ngoại tệ lớn (hơn 2% GDP).

Trước bối cảnh này, Chuyên gia kinh tế Trương Đình Tuyển nhận định, doanh nghiệp Việt Nam cần tích cực điều chỉnh theo hướng cân bằng hơn.

Cụ thể, Việt Nam nên giảm nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc, nhất là các sản phẩm công nghệ cao để tăng nhập khẩu các sản phẩm này từ Mỹ. Khi EU - FTA có hiệu lực, các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU thay vì chỉ tập trung vào thị trường Mỹ. 

Trong khi đó, theo TS. Phạm Sỹ Thành, thương chiến diễn ra sẽ là cơ hội để Việt Nam hoàn thiện thể chế và lấp các khoảng trống về mặt pháp lý.

Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để hoàn thiện việc quản lý, cung cấp và kiểm tra xuất xứ hàng hóa, qua đó tranh thủ nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA cho doanh nghiệp bản địa.

Cần nâng cao việc theo dõi và quản lý các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng ở khu vực là một cơ hội vàng để Việt Nam chào đón các chuỗi cung ứng phù hợp với mục tiêu phát triển dài hạn của mình.

Mới đây, Bộ Công thương đã gửi đến các tỉnh, thành phố danh sách cảnh báo 13 sản phẩm có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế. Bộ này đã phân loại theo bốn mức độ cảnh báo. Trong đó, gỗ dán là mặt hàng có nguy cơ cao “núp bóng” xuất sang Mỹ.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024
Bình Định tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư - 2024

Chiều 29/03, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, 01 Nguyễn Tất Thành, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Xúc tiến đầu tư – 2024. Hội nghị nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh, tạo điều kiện để các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài tìm hiểu về cơ chế, chính sách ưu đãi và môi trường đầu tư của Bình Định…  

Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba
Nam Định tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng Ba

Chiều 29/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định và Sở Thông tin và Truyền thông Nam Định chủ trì tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 3/2024.

Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024
Nam Định: Phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024

Chiều ngày 29/3, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Nam Định tổ chức Lễ phát động tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2024 nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành Thủy sản Việt Nam (1/4/1959 - 1/4/2024).

Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"
Gửi tiền MSB - nhiều khách hàng điêu đứng vì "mất trắng"

Thời gian qua, nhiều khách hàng của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) phản ánh việc tài khoản tiết kiệm của họ bỗng dưng "mất tiền". Gần nhất là vụ 8 khách hàng gửi tiền bị chiếm đoạt hơn 300 tỷ đồng.

Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX
Hội nghị lần thứ 20, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX

Sáng 29/3, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh khóa XX tổ chức Hội nghị lần thứ 20. Các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Quốc Chung, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Hương Giang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị.

Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%
Tập đoàn Bảo Việt (BVH): Năm 2023, tăng trưởng lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 14,4%

Ngày 29/3/2024, Tập đoàn Bảo Việt công bố kết quả kinh doanh năm 2023 (kiểm toán), theo đó Công ty Mẹ và các đơn vị thành viên đều ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực.