Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn

Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn (Thanh Hóa) luôn được đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Trong những năm gần đây, nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi, qua đó, thương hiệu nhà trường luôn thu hút nhiều thí sinh đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, nhà trường vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu.

hhhjk
Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Những kết quả đáng ghi nhận

Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn (tiền thân là Trường Trung cấp nghề Nghi Sơn, được thành lập từ năm 2015 theo quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

Từ khi thành lập cho đến nay, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn luôn được đánh giá cao về chất lượng đào tạo. Những năm học vừa qua, trường có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cao qua các kỳ thi.

Đánh dấu sự phát triển và trưởng thành của Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn, năm học 2020 - 2021 và 2021 - 2022, có học sinh đạt huy chương đồng tại Kỳ thi tay nghề toàn quốc (cho đến nay, đây là kết quả cao nhất của học sinh tại khối trường nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được); có giáo viên đạt giải ba toàn quốc về nghề may thời trang và giải ba toàn quốc mô hình tự làm… Từ những thành tích đó, uy tín, thương hiệu ngôi trường rất tốt, mỗi năm luôn thu hút từ 500 đến 600 thí sinh tham gia xét tuyển.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, những năm trở lại đây, nhà trường  bộc lộ một số bất cập.

Thu không đúng theo quy định?

Vừa qua, Thương hiệu và Công luận nhận được phản ánh từ phụ huynh có con em đang theo học tại Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn về các khoản thu nhà trường đã và đang triển khai có nhiều vấn đề, có dấu hiệu trái quy định.

Theo đó, ngày 15/09/2022, Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn đã ban hành Quyết định số 128/QĐ-CĐNNS, về việc định mức thu các khoản phí năm học 2022- 2023. Tuy nhiên, sau khi đối chiếu với Nghị quyết số 286/2022/NQ-HĐND, ngày 13/07/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá về quy định mức thu tối đa các khoản dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường đối với các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, và văn bản số 2516/SGDĐT- KHTC ngày 16/9/2022 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hoá ban hành về việc hướng dẫn triển khai, thực hiện các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục công lập năm học 2022- 2023, nhận thấy có nhiều khoản thu tại đây chưa phù hợp.

Cụ thể, về khoản thu lệ phí duyệt đầu cấp cho gần 400 học sinh khối 10, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá quy định mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/học sinh/đợt xét; nhưng nhà trường đã quyết định thu với mức 80.000 đồng/học sinh, có sự chênh lệch khá lớn lên đến 55.000 đồng/học sinh.

Cùng với đó, quy định cũng nêu rõ, không được thu tiền vệ sinh trường, lớp và các công trình vệ sinh (đối với học sinh THCS, THPT, Trung tâm GDNN-GDTX, Trung tâm GDTX, Trung tâm KTTH-HN tỉnh), các trường phải tổ chức cho học sinh lao động (chăm sóc, vệ sinh trường lớp, khuôn viên nhà trường) để rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ sở vật chất trường lớp theo Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 27/8/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá.

Vậy nhưng, trong văn bản số 18/TB- CĐNNS về việc thông báo công khai các khoản thu đầu năm học 2022- 2023, trường vẫn làm trái quy định khi thu ở mức 100.000 đồng/học sinh để thuê người dọn vệ sinh.

Chưa dừng lại ở đó, nhà trường đang tổ chức thu một số khoản không có trong quy định như: Tiền hỗ trợ Hội đồng thi tốt nghiệp lớp 12, mức thu 150.000 đồng/học sinh. Xét thấy đây là một khoản thu “nhạy cảm” với số tiền hơn 50.000.000 đồng cho 350 học sinh khối 12 mà nhà trường đang triển khai để “hỗ trợ” cho Hội đồng thi tốt nghiệp Quốc gia THPT.

Ngoài ra, mức thu xã hội hoá được “cào bằng” đối với toàn bộ học sinh khối 10 ở mức 100.000 đồng/học sinh, đây cũng là khoản thu không có trong quy định. Đồng thời, trên thực tế nhà trường đã không thể hiện rõ việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa vật chất từ nguồn thu này...

Không chỉ phụ huynh học sinh, mà giáo viên cũng phản ánh việc thu, chi thiếu minh bạch đang xảy ra tại ngôi trường này, cụ thể: Những năm học vừa qua, khoản tiền thừa giờ cuối mỗi học kỳ, tiền thừa giờ được tính 40.000 đồng/tiết, nhà trường chuyển khoản cho giáo viên 80.000 đồng/tiết. Sau khi chuyển khoản cho giáo viên, giáo viên sẽ gửi lại phòng kế toán một nửa (40.000 đồng). Theo phản ánh thì số tiền gửi lại đó nhà trường hỗ trợ cho cán bộ quản lý và coi đây là hình thức chuẩn hồ sơ khi thanh toán với kho bạc...

Ngoài ra, khoản thu tiền ôn thi tốt nghiệp, nhà trường cũng thực hiện thu, chi có dấu hiệu thiếu minh bạch. Nhiều giáo viên phản ánh, họ không được nhận đủ 75% tiền đứng lớp theo quy định.

Có dấu hiệu để ngoài sổ sách các khoản thu, chi?

Để tăng cường giáo dục toàn diện, đặc biệt là tăng cường cho học sinh củng cố và nâng cao kiến thức, ôn thi tốt nghiệp, tuyển sinh vào lớp 10, ôn thi đại học, cao đẳng, đáp ứng nhu cầu học tập học sinh. Thực hiện theo Công văn số 2448/SGDĐT-GDTrH ngày 13/9/2022 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức và quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường năm học 2022- 2023.

Áp dụng cho các trường THCS, TH&THCS, THPT, THCS&THPT và Trung tâm GDNN&GDTX tổ chức dạy thêm, học thêm (riêng cấp tiểu học không tổ chức dạy thêm, học thêm). Mức thu: Đối với cấp THCS: Tối đa 6.000 đồng/học sinh/tiết học. Đối với cấp THPT: Tối đa 7.000 đồng/học sinh/tiết học.

Trong đó, chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy và bổ nguồn kinh phí của đơn vị theo nguyên tắc sau: 75% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, 25% bổ sung vào nguồn kinh phí của đơn vị, được tự chủ sử dụng theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, bao gồm: Chi công tự tác quản lý dạy thêm, học thêm, chi tiền điện, tiền nước sinh hoạt, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm, trích quỹ theo quy định..., trong đó dành tối thiểu 5% trên tổng số thu cho tăng cường cơ sở vật chất.

Tuy nhiên, theo thông tin từ phía phụ huynh cung cấp, trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn đang có dấu hiệu để ngoài sổ sách các khoản thu, chi từ nguồn thu dạy thêm và thực hiện chi sai quy định.

Cụ thể, năm học 2020- 2021, với tổng số học sinh khối 12 là 335 em, trường đã thu tổng số tiền ôn thi tốt nghiệp là 251.250.000 đồng (mức thu 15.000 đồng/buổi/học sinh). Theo quy định, nhà trường cần chi 75% tổng thu cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, thế nhưng, nhà trường chỉ thực chi 100.000.000 đồng, phần chi thiếu theo quy định là 88.437.000 đồng.

Năm học 2021- 2022, số học sinh khối 12 là 340 em, nhà trường thu số tiền ôn thi tốt nghiệp 255.000.000 đồng. Theo quy định, nhà trường cần chi 75% tổng thu cho giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhưng mức chi thực tế vẫn là 100.000.000 đồng, phần chi thiếu là hơn 91.000.000 đồng.

Trường vẫn thực hiện tuyển sinh khi có yêu cầu dừng tuyển sinh

Được biết, năm học 2021 Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có công văn nhắc nhở yêu cầu nhà trường không được thực hiện việc tuyển sinh đối với một số ngành nghề vì nhà trường không đủ điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo đạt chuẩn đầu ra.

Đến năm học 2022, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tiếp tục có văn bản yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường nghiêm túc thực hiện việc bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị, dụng cụ đào tạo đối với một số ngành nghề và chưa có văn bản đồng ý của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp về việc được tiếp tục tuyển sinh trong năm 2022.

 Tuy nhiên, Hiệu trưởng nhà trường đã không quan tâm văn bản chỉ đạo, nhắc nhở của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội khi vẫn công khai tổ chức tuyển sinh rầm rộ đối với các ngành nghề yêu cầu dừng tuyển sinh theo quy định và còn tuyển sinh vượt quá so với chỉ tiêu.

Để làm rõ công tác thu, chi, tuyển sinh trái quy định đã và đang xảy ra tại Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn, mới đây, phóng viên có buổi làm việc với ông Hoàng Anh Tuấn- Hiệu trưởng nhà trường, được ông cho biết:

Đúng là một số khoản thu, cho nhà trường mà phóng viên cung cấp chúng tôi chưa thực hiện đúng theo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân tỉnh. Đối với khoản thu về khoản thu lệ phí duyệt đầu cấp cho gần 400 học sinh khối 10, theo quy định mức thu tối đa không quá 25.000 đồng/học sinh/đợt xét là đúng, nhưng nhà trường đã thu với mức 80.000 đồng/học sinh, số tiền chênh 55.000 đồng/học sinh được nhà trường tự tính và dùng vào việc phô tô hồ sơ, làm thẻ...Và một số khoản thu, chi khác được nhà trường linh động để dùng vào công việc.

Về khoản tiền thu để hỗ trợ Hội đồng thi tốt nghiệp lớp 12, mức thu là 150.000 đồng/học sinh, về vấn đề này ông Tuấn cho biết: Đây là khoản thu “tế nhị”, nhưng do câu từ “hỗ trợ” hội đồng thi được nhà trường đưa ra là chưa được hợp lý nên để phụ huynh hiểu nhầm, chúng tôi xin rút kinh nghiệm và chấn chỉnh cho những kỳ thi tiếp theo.

Khi hỏi về việc nhà trường vẫn tuyển sinh trái quy định một số ngành nghề sau khi có văn bản yêu cầu dừng tuyển sinh từ Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, ông Tuấn phân trần: “Đúng là hàng năm Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp có đi kiểm tra, giám sát về thiết bị đào tạo, cơ sở vật chất, hiện tại trường chúng tôi chưa đạt chuẩn nên đã yêu cầu dừng tuyển sinh một số ngành nghề từ năm học 2021. Nhưng những năm học vừa qua chúng tôi vẫn tuyển sinh, hiện tại chúng tôi đang làm văn bản gửi UBND tỉnh Thanh Hóa để xin bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất và làm hồ sơ hậu kiểm để gửi Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để xin được đồng ý tuyển sinh. Hy vọng sẽ được chấp thuận”, ông Tuấn cho biết thêm.

Việc Trường cao đẳng nghề Nghi Sơn vi phạm tuyển sinh là vấn đề cần xem xét, là ngành, nghề chưa đủ điều kiện tuyển sinh về thiết bị đào tạo, cơ sở hạ tầng, nhưng vẫn công khai tuyển sinh. Qua đây thấy rõ, việc chưa tuân thủ Pháp luật Giáo dục nghề nghiệp của Ban Giám hiệu nhà trường khi thực hiện hành vi tuyển sinh mà chưa khắc phục đủ điều kiện đào tạo theo quy định đến quyền của người học, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo, kiến thức chuyên môn và tay nghề của học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Để khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong công tác thu, chi, tự ý tuyển sinh một số ngành nghề trái quy định đang xảy ra tại Trường Cao đẳng nghề Nghi Sơn, đề nghị Ban giám hiệu nhà trường phải thực hiện đúng với Nghị quyết quy định mức thu, chi của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đề ra đối với các cở sở giáo dục trên địa bàn tỉnh từ năm học 2022- 2023 đến năm học 2025- 2026; khẩn trương bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trình UBND tỉnh Thanh Hóa, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để được chấp thuận tuyển sinh cho những năm học tiếp theo.

Lê Nam

Bài liên quan

Tin mới

Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024
Sắp diễn ra Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024

Dịp Lễ 30/4, TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa sẽ là điểm đến sôi động hàng đầu Miền Bắc, với chuỗi sự kiện quy mô, hoành tráng, nổi bật nhất là sự kiện khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu”, sẽ diễn ra tối 27/4.

2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm
2 lãnh đạo cấp cao của PGBank xin từ nhiệm

Theo thông tin từ PGBank, ông Nguyễn Thành Tô, Phó Tổng giám đốc PGBank và ông Nguyễn Thành Lâm, Thành viên HĐQT độc lập đều cùng xin từ nhiệm với lý do cá nhân.

Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu
Ngân hàng Nhà nước đề nghị hỗ trợ thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ đấu thầu

Tại văn bản gửi Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước đề nghị phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh vàng; thực hiện nhiệm vụ, giải pháp bình ổn và quản lý thị trường vàng được giao tại các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Hóa phấn đấu xây dựng 5.000 căn nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách
Thanh Hóa phấn đấu xây dựng 5.000 căn nhà cho hộ nghèo, gia đình chính sách

Tỉnh ủy Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Cuộc vận động hỗ trợ nhà ở cho đồng bào sinh sống trên sông và phát động Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024-2025.

Thái Nguyên: TP. Sông Công được công nhận là đô thị loại II
Thái Nguyên: TP. Sông Công được công nhận là đô thị loại II

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 17/4/2024 công nhận TP. Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) là đô thị loại II.

Chiến thắng trước U23 Kuwait của U23 Việt Nam được báo chí Đông Nam Á tặng nhiều lời khen
Chiến thắng trước U23 Kuwait của U23 Việt Nam được báo chí Đông Nam Á tặng nhiều lời khen

Các tờ báo ở Indonesia, Thái Lan hay Malaysia đều khen ngợi sức mạnh của U23 Việt Nam sau chiến thắng trước U23 Kuwait ở lượt trận mở màn vòng bảng giải U23 Châu Á.