Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tiếp cận chính sách khuyến công

Những năm qua, thành phố Hải Phòng đã đưa các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) vào nhóm đối tượng ưu tiên hỗ trợ và thực hiện nhiều chương trình, nội dung hỗ trợ nhằm phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở CNNT.

Tuy nhiên, tốc độ phát triển công nghiệp khu vực nông thôn còn chậm bởi các doanh nghiệp, cơ sở CNNT có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu; công tác tuyên truyền chưa sâu rộng dẫn đến nhiều doanh nghiệp, sơ sở CNNT vẫn chưa quan tâm, nắm rõ nội dung hỗ trợ của hoạt động khuyến công.

Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tiếp cận chính sách khuyến công - Hình 1

 Đào tạo nâng cao tay nghề đan móc chỉ

“Tiếp sức” cho doanh nghiệp hội nhập

Cùng với việc hoàn thành những đề án lớn, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Hải Phòng đã hỗ trợ các cơ sở CNNT nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất kinh doanh, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động ở nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Với quan điểm lấy doanh nghiệp làm trung tâm để đổi mới và ứng dụng KH và CN, tập trung các nguồn lực đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư để hình thành, phát triển các sản phẩm hàng hóa thương hiệu Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao.

Thời gian qua, hoạt động khuyến công Hải Phòng được đánh giá là đã bám sát mục tiêu, kế hoạch của chương trình khuyến công từng giai đoạn. Nội dung hoạt động khuyến công cụ thể, rõ ràng phù hợp với nhu cầu, khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp, cơ sở CNNT và được đánh giá cao, như: Đào tạo nghề, truyền nghề theo nhu cầu của doanh nghiệp; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tổ chức bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu; hỗ trợ tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm CNNT; hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý, gia tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và doanh nghiệp… Thông qua các chương trình khuyến công đã khuyến khích các cơ sở CNNT thúc đẩy sản xuất, đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ...

Hoạt động khuyến công giai đoạn 2006 – 2016, trên địa bàn Hải Phòng đã triển khai được 136 đề án khuyến công với các nội dung  đào tạo nghề, truyền nghề  gắn với nhu cầu cơ sở CNNT, tạo việc làm cho 6.210 lao động; đào tạo nâng cao kỹ thuật cho 590 lao động, đào tạo thợ giỏi cho 50 lao động. Chương trình nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, tổ chức đào tạo khởi sự doanh nghiệp cho 1.360 học viên, tổ chức cho 150 lượt người tham khảo sát, học tập kinh nghiệm phát triển CNNT trong nước. Chương trình hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật: Xây dựng 15 mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới giải quyết việc làm cho 850 lao động, hỗ trợ chuyển giao công nghệ ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho 15 cơ sở CNNT với tổng giá trị vốn đầu tư thu hút được 3.595 triệu đồng…

Ngoài ra, hoạt động khuyến công Hải Phòng còn triển khai nhiều chương trình như chương trình phát triển sản phẩm CNNT tiêu biểu; chương trình tư vấn trợ giúp các cơ sở CNNT; chương trình cung cấp thông tin;  chương trình hỗ trợ liên doanh liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các cụm, điểm công nghiệp; chương trình nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện…

Báo cáo của Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hải Phòng cho biết, chỉ tính riêng năm 2016, đã hoàn thành hỗ trợ chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến cho 5 cơ sở công nghiệp nông thôn với tổng giá trị vốn đầu tư thu hút được hơn 1,3 tỷ đồng, tập trung vào các ngành nghề có lợi thế của Thành phố để phát triển. Triển khai đồng thời các hoạt động tư vấn, cung cấp thông tin với tập huấn nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công theo hướng chuyên nghiệp hóa nhằm nâng cao chất lượng công tác.

Theo mục tiêu đã đề ra, năm 2017 này, Khuyến công Hải Phòng sẽ triển khai thực hiện 9 đề án khuyến công địa phương hỗ trợ cơ sở CNNT phát triển với tổng kinh phí 1,5 tỷ đồng (trong đó kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ 900 triệu đồng), 4 đề án khuyến công quốc gia với tổng kinh phí thực hiện khoảng 3,4 tỷ đồng (kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ 1,6 tỷ đồng).

Chương trình khuyến công đến nay đã thực hiện tạo đà cho các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏ từ chỗ từng bước thay thế dần máy móc sản xuất riêng lẻ cũ kỹ, lạc hậu, tiêu tốn nhiện liệu… sang sử dụng máy có công suất phù hợp với tính năng tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm có tính cạnh tranh cao trên thị trường như: Hỗ trợ ứng dụng máy cân bằng động trong sản xuất động cơ của công ty TNHH Thiên Long Thuần Yến, huyện Thủy Nguyên; Hỗ trợ ứng dụng máy chiết rót và đóng nắp chai tự động trong sản xuất nước mắm của công ty TNHH Quang Hải, huyện Cát Hải; Hỗ trợ ứng dụng Máy chiết rót tự động trong dây chuyền sản xuất nước giải khát của công ty CP Thương mại Thực phẩm Trường Xanh, huyện An Dương;  Hỗ trợ ứng dụng Máy xếp chồng tự động trong dây chuyền sản xuất gạch không nung của công ty CP Phát triển xây dựng Dưỡng Động, huyện Thuỷ Nguyên; Hỗ trợ  ứng dụng hệ thống nồi hơi trong sản xuất nước mắm tại Công ty Cổ phần Chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải;  Hỗ trợ ứng dụng cụm máy thùa khuy, đính cúc trong dây chuyền may của công ty TNHH MTV May Mạnh Cường, huyện Vĩnh Bảo;…

Sức lan tỏa của những đề án khuyến công thực hiện, một phần lao động từ nông nghiệp chuyển dịch sang làm nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ công nghiệp; đặc biệt, nhiều lao động nông thôn đã tìm được việc làm với thu nhập ổn định, cuộc sống theo đó cũng đã có nhiều cải thiện và khởi sắc, tạo nên diện mạo mới cho khu vực nông thôn và sự tăng trưởng chung về kinh tế - xã hội của thành phố.

Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn tiếp cận chính sách khuyến công - Hình 2

 Ứng dụng máy đóng gói tự động trong sản xuất khăn giấy

Hướng tới hiện đại hóa công nghiệp nông thôn

Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Hải Phòng tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phát triển CNNT trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung vào các lĩnh vực chính như: Hỗ trợ đào tạo, truyền nghề gắn với giải quyết việc làm tại chỗ; Hỗ trợ đào tạo nâng cao tay nghề; Hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tư vấn cơ sở sản xuất CNNT đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới; Hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo xây dựng và đăng ký thương hiệu, giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, phát triển nhân rộng, tuyên truyền tính hiệu quả và những lợi ích về kinh tế, xã hội của các cơ sở, doanh nghiệp, địa phương sau khi đã phối kết hợp thực hiện tốt chương trình khuyến công.

Với vai trò, nhiệm vụ của công tác khuyến công, để khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy được các doanh nghiệp, cơ sở CNNT tích cực đầu tư vào phát triển CNNT, nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội, lao động ở các địa phương, phát triển bền vững, thì các đơn vị, tổ chức thực hiện hoạt động khuyến công cần tích cực đẩy mạnh triển khai các nội dung hoạt động khuyến công; căn cứ tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cơ sở CNNT trên địa bàn  triển khai, thực hiện những nội dung hoạt động khuyến công cụ thể nhằm hỗ trợ một cách thiết thực. Cần xây dựng, lựa chọn những đề án khuyến công phát triển ngành nghề có tiềm năng và lợi thế so sánh; sử dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến; đầu tư nâng cao chất lượng, phát triển sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu, xây dựng thương hiệu sản phẩm,... Đồng thời, phối hợp giữa chương trình khuyến công với các chương trình khác như: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình xóa đói giảm nghèo để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến công.

Cùng với xu thế phát triển chung của thành phố, hoạt động khuyến công trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã góp phần vào sự tăng trưởng của giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn, tạo nên sự thay đổi tích cực đối với cơ sở CNNT về khả năng tiếp cận các nguồn lực, nâng cao trình độ quản lý, mở rộng quy mô sản xuất… Công tác khuyến công từng bước được củng cố, phát triển và dần hoàn thiện, đạt hiệu quả nhất định; huy động được nhiều nguồn lực tham gia đầu tư sản xuất công nghiệp và các dịch vụ khuyến công ở nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá công nghiệp nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển đời sống văn hóa - xã hội ở nông thôn.

 Vũ Duyên

Bài liên quan

Tin mới

Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT
Thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT

Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) vừa tổ chức lễ công bố thành lập Trung tâm Chứng nhận Halal quốc gia - HALCERT, đơn vị trực thuộc Trung tâm Chứng nhận Phù hợp.

Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE
Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ UAE

Ngày 20/3/2024, Vụ Thị trường Châu Á - Châu Phi, Bộ Công Thương nhận được Thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.