Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hoàn thiện hạ tầng để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp phát triển cũng như có các chính sách ưu đãi doanh nghiệp là những giải pháp quan trọng mà Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan tập trung tháo gỡ khó khăn, thu hút sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp.

Hoàn thiện hạ tầng để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp - Hình 1

Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Bộ KH&ĐT đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Dự thảo nêu rõ về hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường.

Theo đó, việc hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường được thực hiện theo dự án đầu tư. Doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị từng nội dung hỗ trợ hoặc tất cả các nội dung và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư để thẩm định theo quy định tại khoản 1, Điều 17 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP.

Cụ thể, hồ sơ và thủ tục nhận hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trường thực hiện theo quy định tại Điều 17, Nghị định 57/2018/NĐ-CP.

Có thể nói, việc ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 57 có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi mới đây, tại “hội nghị Diên Hồng” về thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã “đặt hàng”ngành nông nghiệp phải lọt top 15 nền nông nghiệp phát triển hàng đầu thế giới vào năm 2020.

Theo đó, Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh, Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp cần chung sức để đưa Việt Nam trở thành trung tâm chế biến sâu của nông nghiệp thế giới, là một trung tâm logistics của thương mại nông sản toàn cầu.

Để hiện thực hóa tầm nhìn trên, Thủ tướng Chính phủ khẳng định, cốt lõi là sự phát triển của các doanh nghiệp đầu tư trong ngành nông nghiệp. 

Như vậy, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào ngành là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển của ngành trong việc hiện thực hoá mục tiêu. Bởi trên thực tế, sau 30 năm đổi mới, bức tranh thu hút đầu tư vào nông nghiệp vẫn một màu ảm đạm với con số vẻn vẹn 49.600, chiếm 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động.

Đáng lưu ý, trong đó đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ, chiếm đến 92,35%, doanh nghiệp có quy mô vừa với 2,06% và tiếp đến là doanh nghiệp có quy mô lớn chiếm chưa đầy 6%. Vì thế, ngay ở Đà Lạt - vùng đất nổi tiếng với các sản phẩm rau, hoa, quả, nhưng việc quảng bá các loại sản phẩm cũng như kêu gọi thêm các nhà đầu tư vào lĩnh vực này vẫn còn là một hạn chế.

Do đó, Nghị định được hi vọng "mở lối" cho dòng đầu tư vào ngành nông nghiệp mạnh mẽ hơn. Đặc biệt là phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp. Bởi đây là xu thế tất yếu và cũng là bước đi cho việc xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững.

Theo yêu cầu của Thủ tướng, Bộ KH&ĐT khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 57 để các doanh nghiệp có cơ sở được thụ hưởng ngay các chính sách ưu đãi của Chính phủ. Các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện tốt Nghị định 57 cương quyết.

Theo Dự thảo đang được Bộ KH&ĐT lấy ý kiến, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước của Nhà nước theo từng trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 5, 6 Nghị định 57.

Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền thuê mặt nước được thực hiện trực tiếp với đối tượng được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thuê mặt nước và tính trên số tiền sử dụng đất, thuê đất, thuê mặt nước phải nộp. Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước sau khi thực hiện các thủ tục để được miễn, giảm theo quy định.

Trao đổi về vấn đề này, ông Hồ Quốc Lực - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta cho rằng, vấn đề nằm ở hướng dẫn cho thực thi những nội dung mang nhiều cải tiến tích cực và ưu đãi của Nghị định 57.

Theo đó, cần có những hướng dẫn cụ thể cách thức triển khai. Tránh tình trạng “cửa rộng”, nhưng vẫn quá nhiều “ổ khóa”, còn doanh nghiệp thì không biết đến đâu để tiếp cận với chính sách. Các thủ tục hưởng ưu đãi trong đầu tư nông nghiệp nên đơn giản, sát với thực tế vì chỉ cần thực thi một cách cứng nhắc các thủ tục, giấy tờ sẽ rất khó để doanh nghiệp tiếp cận chính sách. 

Cụ thể, theo Dự thảo của Bộ KH&ĐT hướng dẫn việc gửi hồ sơ tới Kho bạc nhà nước cấp tỉnh, đề nghị giải ngân vốn hỗ trợ chia thành từng trường hợp.

Thứ nhất, đối với đề tài nghiên cứu khoa học quy định tại khoản 1, Điều 9 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, hồ sơ gồm: Đăng ký đề tài nghiên cứu học, Báo cáo kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học, Biên bản nghiệm thu của cơ quan khoa học cấp tỉnh hoặc bộ, ngành.

Thứ hai, đối với mua bản quyền công nghệ, mua công nghệ hoặc mua kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ quy định tại khoản 1, Điều 9 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, hồ sơ gồm: Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học, công nghệ; Biên bản thẩm định nội dung bản quyền công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của cơ quan khoa học cấp tỉnh hoặc bộ, ngành; Các chứng từ, hoá đơn, giấy chuyển tiền cho tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Thứ ba, đối với hỗ trợ đào tạo trực tiếp cho người lao động quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 10 Nghị định 57/2018/NĐ-CP, hồ sơ gồm: Danh sách gồm tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân và chữ ký của người lao động tham gia khóa đào tạo. Nội dung khóa đào tạo kèm theo.

Thứ tư, đối với hỗ trợ chi phí quảng cáo, xây dựng thương hiệu sản phẩm chủ lực quốc gia và cấp tỉnh; hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm hội chợ trong nước, nước ngoài, hồ sơ gồm: Quyết định phê duyệt nội dung và chi phí hỗ trợ được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân. Các chứng từ, hoá đơn, giấy chuyển tiền cho tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ quảng cáo, xây dựng thương hiệu, triển lãm hội chợ.

Thứ năm, đối với hỗ trợ xây dựng và quản lý một trang thông tin điện tử “Chợ nông sản quốc gia”, hồ sơ gồm: Văn bản đồng ý đồng ý xây dựng trang tin điện tử của Bộ Công Thương; Biên bản nghiệm thu có đủ tối thiểu 500 doanh nghiệp đăng sản phẩm lên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương; Bản sao công chứng các tài liệu chứng minh tài sản đảm bảo của doanh nghiệp theo quy định tại điểm a, Điều 10 Nghị định 57/2018/NĐ-CP.

Hàng năm khi các doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ về khoa học công nghệ theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 57/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp đăng ký danh mục các nhiệm vụ, dự án với Sở Khoa học và Công nghệ. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục để thực hiện.

 PV

Bài liên quan

Tin mới

Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng
Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng

UBND TP. Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10, năm học 2024- 2025 đối với các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...

Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc
Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024
Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024

Chiều 27/4, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai)đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế mở rộng nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai với các địa phương của vùng Tây Nam (Trung Quốc) và các thành phố Du lịch của các nước Đông Nam Á.

Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"
Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"

Chiều 27/4, tại khu vực phố cổ Công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tổ chức chương trình Lễ hội bia và chả mực Hạ Long 2024, xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam".

Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu
Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.