Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS 2018): Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy

Chiều 13/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam (VBS 2018). Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự, phát biểu và đối thoại với 1.200 doanh nghiệp, tập đoàn trong nước và quốc tế tham dự hội nghị.

Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS 2018): Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy - Hình 1

Quang cảnh hội nghị

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Vũ Tiến Lộc cho biết:

Hai ngày qua, với một chương trình nghị sự dày đặc, chúng ta dường như đã đi vòng quanh thế giới để thảo luận về những vấn đề hệ trọng nhất của nền kinh tế đương đại: Từ những vấn đề thị trường, các dòng chảy thương mại-đầu tư, đến những xu hướng mới về công nghệ và quản trị, vấn đề phát triển bền vững và bao trùm, vấn đề khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, vấn đề việc làm, vấn đề bình đẳng giới và an ninh mạng.

Tinh thần doanh nghiệp và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các thảo luận và chúng ta cùng thống nhất với nhau rằng: Đó chính là những động lực mới trong sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã lấy các chuẩn mực tiên tiến trong báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới làm mục tiêu phấn đấu và chương trình tái cấu trúc nền kinh tế hiện nay của Việt Nam cũng được thiết kế trên cơ sở tham khảo báo cáo về cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên để ký kết thỏa thuận hợp tác theo mô hình đối tác công – tư.

Hai năm gần đây, Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều cuộc thảo luận nhất về Cách mạng công nghiệp 4.0 và cũng được kỳ vọng là quốc gia có thể hiện thực hóa để bứt phá theo trào lưu của cuộc Cách mạng này.

Theo báo cáo của Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu vừa công bố vào năm nay, chỉ số khởi nghiệp của Việt Nam đứng thứ 6 trong số 54 nền kinh tế tham gia khảo sát. Kết quả nghiên cứu của AlphaBeta cũng xếp hạng Việt Nam ở vị trí thứ 2 về môi trường đầu tư công nghệ và thứ 3 về nhân tài số trong khu vực châu Á Thái Bình Dương… Đó là những lợi thế mới của Việt Nam trong nền kinh tế số, bên cạnh những lợi thế truyền thống: vị trí địa chính trị, địa kinh tế thuận lợi, sự ổn định về chính trị-xã hội, quy mô thị trường lớn được gắn kết nối với các hiệp định thương mại tự do, lực lượng lao động trẻ, dồi dào và chi phí thấp,… những nỗ lực cải cách thể chế, chủ trương xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển, đặt người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm, cũng đang trở thành một động lực mới của nền kinh tế Việt Nam.

Chính phủ đã quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ Điện tử. Quyết định này lan tỏa một thông điệp mạnh mẽ: Chính phủ sẽ đi đầu trong nền kinh tế số - hướng tới một nền hành chính minh bạch và hiệu quả - yêu cầu quan trọng bậc nhất của một nền kinh tế thị trường hiện đại.

Hy vọng các doanh nghiệp quốc tế hãy đến Việt Nam, hãy “nắm chặt tay” các doanh nghiệp Việt Nam để cùng xây dựng nên các chuỗi giá trị có trách nhiệm toàn cầu...

Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS 2018): Việt Nam - Đối tác kinh doanh tin cậy - Hình 2

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Việt Nam không đặt tham vọng trở thành người giỏi nhất trong toàn cầu hóa nhưng Việt Nam muốn là bạn của những người giỏi nhất. Việt Nam có đủ tự tin để làm điều đó. Đồng thời Việt Nam có khát vọng trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng, đó là khát vọng mãnh liệt, không thua kém với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới;

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều yếu tố bất định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn luôn được duy trì trong top những quốc gia có tốc độ cao trên thế giới. Năm 2017 Việt Nam đạt tăng trưởng 6,81%, riêng sáu tháng đầu năm 2018 tăng trưởng 7,08%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua ở Việt Nam kể từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008.

Xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của WEF đối với Việt Nam ở vị trí 55/137 quốc gia, xếp hạng môi trường kinh doanh (DB/WB) thứ 68/190 nền kinh tế, chỉ số đổi mới sáng tạo GII của Tổ chức sở hữu trí tuệ LHQ (WIPO) đứng thứ 45/127 nước;

Việt Nam đang trở thành một trong những công xưởng của thế giới và là một điểm tựa cho các tập đoàn lớn xuyên quốc gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ cạnh tranh trên toàn cầu. Độ mở thương mại của quốc gia hiện nay đạt trên 200% GDP.

Hiện nay có gần 26.000 doanh nghiệp FDI đang hoạt động với số vốn cam kết đầu tư trên 330 tỷ USD đến từ gần 130 quốc gia, đối tác. Trong đó có sự hiện diện của nhiều tập đoàn hàng đầu quốc tế ở Việt Nam như Samsung, Canon, Fujitsu, Toyota, Honda, Intel, Nike,... đó là những chỉ dấu tích cực về sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam;

Sự lớn mạnh của nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân của Việt Nam cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam hoàn toàn có thể ươm mầm nên những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh và hợp tác quốc tế. Nhiều tập đoàn trong số đó là thành viên của WEF, như Viettel, FPT, VinGroup, VNPT, Vietcombank, BRG, T&T, Hòa Phát, Sovico, Thaco, Đất Việt...

Môi trường chính trị và xã hội của Việt Nam luôn được đánh giá là ổn định trong khu vực và trên thế giới, điều này càng ý nghĩa hơn trong bối cảnh nền chính trị xã hội một số nước thường rơi vào bất ổn. Đồng thời các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam được duy trì ổn định với tăng trưởng cao liên tục; thương mại tăng bình quân 15%/năm; nợ công, lạm phát được kiểm soát,…

Lực lượng lao động dồi dào, cơ cấu lao động trẻ bậc nhất trong khối ASEAN, được đào tạo cơ bản, cần cù, kỹ năng tốt, có năng lực tiếp thu và nắm bắt các tiến bộ, công nghệ nhanh chóng. Đến nay Việt Nam vẫn duy trì lợi thế nhân công giá rẻ trong khi một số nước bắt đầu đánh mất lợi thế này của mình.

Chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam là thành viên của WTO, tham gia ký 12 hiệp định thương mại tự do (FTA), bao gồm 6 FTA giữa ASEAN với các đối tác lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc… Hiệp định thương mại thế hệ mới CPTPP đang được phê chuẩn, tiếp theo sẽ là Hiệp định FTA với EU và RCEP.

Các hiệp định này đang mở rộng cánh cửa của hơn 50 nền kinh tế, là cơ hội được kết nối và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị và mạng lưới sản xuất toàn cầu; có thể nói, giờ đây khi đứng ở Việt Nam các bạn có thể nhìn thấy cơ hội tiếp cận hầu hết các thị trường lớn của thế giới, đặc biệt với thị trường ASEAN, Việt Nam đóng vai trò như một cửa ngõ quan trọng bậc nhất. Đặc biệt Việt Nam có vị trí địa chiến lược tối ưu cho chuỗi cung ứng của thế giới mà không phải quốc gia nào cũng có được.

Trên nền tảng nền kinh tế mở và hội nhập, Việt Nam hiện có quan hệ thương mại với trên 200 nước và vùng lãnh thổ. Chúng tôi có 20 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD với tiềm năng tăng trưởng giá trị của chuỗi cung ứng là rất lớn; khả năng đa dạng hóa chuỗi cung ứng của Việt Nam được đánh giá là khá tốt trước các rủi ro thương mại quốc tế.

Nhiều nông sản của Việt Nam giữ vị trí top đầu trên thế giới như lúa gạo, hồ tiêu, cà phê, điều, cá basa, tôm… Nhiều chuỗi cung ứng hoa quả, trái cây như thanh long, xoài, nhãn, vải, chôm chôm, bưởi… thực hành theo quy trình nông nghiệp sạch, thông minh, được xuất khẩu đi nhiều quốc gia có tiêu chuẩn nhập khẩu nghiêm ngặt như, Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… Với mỏ vàng nông nghiệp tiềm năng còn chưa được khai thác hết, đây sẽ là tiềm năng thu hút đầu tư và hợp tác rất lớn mà Việt Nam mong đợi...

 Nguyễn Kiên

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.