Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hôi nghị tìm giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường

Ngày 25/11, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đã diễn ra Hội nghị Công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường năm 2022.

Mục đích của Hội nghị là nhằm phổ biến, hướng dẫn về chính sách, quy định kỹ thuật, công tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường (TN&MT); góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin TN&MT, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số.

Hội nghị Công nghệ thông tin (CNTT) TN&MT năm 2022 do Bộ TN&MT tổ chức. Tham dự Hội nghị có các ông: Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Bộ TN&MT - Chủ trì hội nghị; Nguyễn Tuấn Thanh, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định; cùng gần 300 đại biểu là đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Văn phòng Chính phủ, Bộ Công An, Bộ Thông tin và Truyền thông; các Vụ chức năng của Bộ TN&MT; đại diện lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật đơn vị chuyên trách thông tin, dữ liệu các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT; Đại diện lãnh đạo Sở TN&MT và cán bộ kỹ thuật đơn vị thông tin, dữ liệu TN&MT thuộc Sở TN&MT các tỉnh, thành phố; Các chuyên gia, đơn vị, tổ chức về giải pháp chuyển đổi số (CĐS), công nghệ số (CNS)…

Quang cảnh Hội nghị CNTT TN&MT năm 2022.
Quang cảnh Hội nghị CNTT TN&MT năm 2022. Ảnh Viết Hiền.

Theo Ban Tổ chức, mục đích của Hội nghị CNTT TN&MT năm 2022 là nhằm phổ biến, hướng dẫn về chính sách, quy định kỹ thuật, tác quản lý, chuyên môn nghiệp vụ CNTT TN&MT; nâng cao nhận thức, thúc đẩy về CĐS, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; cung cấp dịch vụ công trực tuyến, xây dựng, hoàn thiện, kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu; giới thiệu, trao đổi về công nghệ, giải pháp số, an toàn thông tin; tọa đàm về thực thi, kinh nghiệm ứng dụng CNTT, CĐS ngành…

Phát biểu khai mạc Hội nghị CNTT TN&MT năm 2022, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên cho biết: Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về CĐS. Đại hội Đảng lần thứ XIII nhấn mạnh định hướng phát triển đất nước dựa trên CĐS quốc gia, phát triển kinh tế số (KTS).

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình CĐS quốc gia; ban hành Chiến lược Chính phủ số; Chiến lược  KTS và xã hội số, Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030. Bộ trưởng Bộ TN&MT cũng đã ban hành Chương trình CĐS TN&MTđến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo Thứ trưởng Trần Quý Kiên, thời gian qua, các đơn vị ngành TN&MT đã quyết liệt, tích cực thực hiện ứng dụng CNTT, CĐS, vận hành Chính phủ/Chính quyền điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền KTS, xã hội số và đạt được những kết quả rất quan trọng, như: Dữ liệu cơ bản của ngành là dữ liệu số; công tác chỉ đạo điều hành được thực hiện trên môi trường điện tử; thủ tục hành chính của ngành tuy rất phức tạp nhưng cũng được cung cấp đầy đủ qua dịch vụ công trực tuyến… Đó là  tiền đề để trở thành ngành TN&MT số vào năm 2025…

Lãnh đạo các đơn vị tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm với Ban tổ chức.
Lãnh đạo các đơn vị tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm với Ban tổ chức.. (Ảnh: V.H)

Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận, ngành TN&MT vẫn còn nhiều tồn tị, hạn chế cần sớm khắc phục như: Nhiều lãnh đạo chưa thực sự quyết liệt, ưu  tiên nguồn lực cho CĐS. Việc phổ biến, nâng cao nhận thức về CĐS ở một số cơ quan, đơn vị chưa được quan tâm. Công tác xây dựng chính sách, quy định cho CĐS còn chậm.

Việc cung cấp, sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ cao tuy có những chuyển biến  tích cực nhưng cần tiếp tục cải thiện, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp, chưa đạt yêu cầu. Hạ tầng số cần tiếp t ục cải thiện mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu CĐS; công tác xây dựng , hoàn thiện cơ sở dữ liệu (CSDL) còn hạn chế, chưa đáp ứng “đúng, đủ, sạch, sống”; các yêu cầu về an toàn thông tin trong tình hình mới còn chưa đáp ứng…

Vì vậy, theo Thứ trưởng Trần Quý Kiên, bên cạnh việc đánh giá các kết quả đã đạt được, các vấn đề vướng mắc, tồn tại, hạn chế cần khắc phục, Hội nghị lần này còn  nhằm phổ biến, hướng dẫn về chính sách, quy định kỹ thuật, nâng cao nhận thức, thúc đẩy về CĐS, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số và xác định yêu cầu đối với Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tích cực chủ động, quyết liệt chỉ đạo, tổ chức triển khai, bố trí nguồn lực CĐS, trong đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ chủ chốt, như: Đẩy mạnh, tập trung hoàn thiện, kết nối, chia sẻ dữ liệu, thông  tin chỉ đạo điều hành của chính quyền, cung cấp các tiện ích cho xã hội, đóng góp vào phát triển kinh tế; Cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho giải quyết thủ  tục hành chính thực chất, hiệu quả, làm hài lòng người dân, doanh nghiệp; Nâng cấp hạ tầng số, rà soát, đánh giá, bảo đảm an  toàn thông tin các hệ thống thông tin, CSDL, tránh để lọt thông tin; Quyết liệt, bố trí các nguồn lực thực hiện các đề án, nhiệm vụ về CĐS, trong đó trọng tâm là Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Cũng theo Ban tổ chức, bên cạnh Báo cáo “Tổng kết, đánh giá thực hiện công tác ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số TN& năm 2020-2022 và nhiệm vụ các năm tiếp theo”, tại Hội nghị CNTT TN&MT năm 2022, các đại biểu đã được đại diện lãnh đạo Bộ TN&MT và một số bộ, ngành chức năng giới thiệu một số báo cáo chuyên đề, như: “Triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022-2025 tầm nhìn đến năm 2030 (của Cục C06 - Bộ Công an); “Đẩy mạnh, hướng dẫn triển khai dịch vụ công trực tuyến theo Nghị định số 42/2022/NĐ-CP. (Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Văn phòng Chính phủ); “Giới thiệu về CĐS trong hoạt động của Bộ, ngành, địa phương, phát triển chính phủ số, chính quyền số; (Cục CĐS quốc gia - Bộ Thông tin và Truyền thông); “Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và giải pháp thực hiện. (Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin và Truyền thông); “Triển khai dịch vụ công trực tuyến TN&TM kết nối, liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia. - Đẩy mạnh kết nối chia sẻ dữ liệu TN&TM” (Cục CNTT & DL TNTM); “Dự thảo Thông tư quy định về quản lý,cung cấp, chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc TN&TM” (Cục CNTT & DL TN&TM); “Triển khai xây dựng, vận hành CSDL nền địa lý quốc gia. (Cục Đo đạc, Bản đồ và TTĐL Việt Nam); “Giới thiệu, triển khai về cơ sở dữ liệu và giải quyết thủ tục hành chính về môi trường. (Tổng cục Môi trường); “Triển khai Hệ thống quản lý, giám sát tài nguyên nước quốc gia. (Cục Quản lý tài nguyên nước); “Giới thiệu, triển khai Cơ sở dữ liệu/hệ thống thông tin các lĩnh vực TN&TM”  (Các lĩnh vực TN&TM); “Giới thiệu các giải pháp công nghệ số, hạ tầng số, nền tảng số trong CĐS, phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, Cách mạng công nghệ 4.0…” (Các đối tác chuyển giao giải pháp, công nghệ); “Giới thiệu nền tảng chia sẻ dữ liệu tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh. (Sở TN&MT TP. HCM)…

Ngoài ra, tại Hội nghị CNTT TN&MT năm 2022, các đại biểu còn toạ đàm, trao đổi về tình hình, kinh nghiệm triển khai ứng dụng CNTT, Chính phủ điện tử/Chính quyền điện tử tại các Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị trực thuộc Bộ, cũng như về thực trạng, vướng mắc, phương hướng giải quyết trong triển khai ứng dụng công nghệ thông tin ngành TN&MT.

Viết Hiền

  •  
  •  
Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh
Thanh Hóa xin ý kiến nội dung đồ án quy hoạch Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản xin ý kiến Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc về nội dung Đồ án Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Giang Quang Thịnh, huyện Thiệu Hóa.

Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024
Đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định phục vụ đêm khai mạc Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024

Lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Sầm Sơn rực rỡ sắc màu” sẽ được tổ chức vào tối 27/4. Cùng với các cấp, các ngành, Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án, triển khai các phần việc liên quan, bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định phục vụ lễ khai mạc cũng như nhu cầu của Nhân dân và các sự kiện đầy sôi động tại thành phố biển Sầm Sơn trong suốt mùa cao điểm du lịch hè năm 2024.

Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”
Khai mạc triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), tối 25/4 tại Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức triển lãm “Thanh Hóa - 70 năm với Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp
Thanh Hóa kỳ vọng thu hút thành công 30 tỷ USD nguồn vốn đầu tư trực tiếp

Thanh Hóa hiện có 161 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký 14,65 tỷ USD, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ và đứng thứ 8 cả nước.

Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á
Ngân hàng Mỹ không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á

Ngân hàng Mỹ (BofA) khẳng định trong báo cáo mới nhất rằng: “Chúng tôi không lạc quan về sự tăng giá của bất cứ đồng tiền nào tại Châu Á”. Vậy, dự báo của BofA về các đồng tiền của Châu Á ra sao?

Hải Phòng: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh
Hải Phòng: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo vừa có Văn bản 1184/SGDĐT-VP đề nghị thủ trưởng các cơ sở giáo dục phối hợp với cơ quan chức năng địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông cho học sinh trong dịp nghỉ Lễ 30/4, 1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2024.