Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khoa học, công nghệ bảo đảm đất nước phát triển nhanh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc

Ngày 18/5/1963, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đông đảo các nhà trí thức trong Hội nghị

Ngày 18/5/1963, lần đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với đông đảo các nhà trí thức trong Hội nghị phổ biến khoa học. Ngày 18/6/2013, Luật Khoa học và Công nghệ được thông qua và theo đó ngày 18/5 hàng năm là ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Nhân dịp tổ chức Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam lần đầu, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đã dành cho báo Thời nay cuộc trao đổi quanh vấn đề này.

Ngày khoa học và công nghệ Việt Nam được kỳ vọng sẽ khơi dậy đam mê nghiên cứu khoa học cho giới trẻ

Là một quốc gia đang phát triển, để bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, bảo vệ vững chắc Tổ Quốc, kỳ vọng vào khoa học, công nghệ là rất lớn, đề nghị Bộ trưởng cho biết khoa học, công nghệ đã đáp ứng kỳ vọng ấy như thế nào?

Suốt một thời gian khá dài, đặc biệt là 10 năm gần đây, kinh phí dành cho nghiên cứu khoa học luôn đạt 2% tổng chi ngân sách quốc gia. Trong đó, 40% dành cho đầu tư phát triển hạ tầng, 40% chi thường xuyên cho bộ máy nhân lực, chỉ còn hơn 10%, tức khoảng 2-3 USD trên mỗi người dân dành cho nghiên cứu từ cấp nhà nước đến cơ sở. So với thế giới, mức 2% tổng chi ngân sách cho KHCN là mức trung bình, tuy nhiên do GDP nước ta còn thấp, nên kinh phí cho nghiên cứu KHCN còn rất hạn chế. Mặt khác, nguồn kinh phí này chủ yếu do nhà nước đầu tư, khác so với các nước phát triển. Ở các nước phát triển, kinh phí phát triển KHCN tư nhân lớn gấp cả chục lần nhà nước. Vì vậy, kinh phí nghiên cứu dành cho KHCN Việt Nam kém đến hàng trăm lần các nước phát triển.

Trước đây, hoạt động KHCN chưa bám sát thực tiễn quốc gia. Một phần do mức đầu tư thấp, không đủ làm ra tấm ra món. Một phần do cách quản lý theo hướng đáp ứng nguyện vọng nghiên cứu của giới khoa học, ai đề xuất gì thì duyệt cho làm cái đó. Hậu quả là các kết quả nghiên cứu đơn lẻ, rời rạc, không trở thành sản phẩm hoàn chỉnh vào cuộc sống, gia tăng sức mạnh quốc gia.

Thời gian qua công tác quản lý hoạt động KHCN đã được chấn chỉnh mạnh mẽ trên nhiều bình diện, theo hướng tạo môi trường giúp các nhà khoa học tự chủ hơn. Về pháp luật, nền tảng pháp lý được củng cố với 8 luật và khoảng 100 văn bản dưới luật. Về định hướng phát triển, Bộ đang thực hiện nhiều chương trình. Những chương trình này đều đầu tư thiết lập chuỗi sản phẩm hoàn chỉnh từ khâu đầu tới khâu cuối nhằm hướng tới sản phẩm mang tính cạnh tranh cao. Về quản lý, cơ chế mới thay đổi theo hướng tăng quyền tự chủ cho nhà khoa học: Trao quyền quyết định cho các tổng công trình sư, tăng đãi ngộ cá nhân để nhà khoa học có thể sống được bằng nghiên cứu.

Mới được thực hiện, hướng đi này đã đem lại nhiều thành quả: Vaccine hiện đang đứng đầu khu vực, cẩu trục lớn trong ngành cơ khí, phần mềm chống virut BKAV được thế giới công nhận… Đặc biệt, Việt Nam đã là một trong 3 quốc gia toàn cầu sản xuất được giàn khoan. Từ năm 2012, giàn khoan 2.000 tấn với chi phí 100 triệu USD đang hoạt động trên thềm lục địa Việt Nam, góp phần khẳng định chủ quyền đất nước.

Bộ trưởng có thể cho biết trọng tâm nghiên cứu KHCN trong thời gian tới là gì?

Nhiều chương trình đang được triển khai: 3 chương trình quốc gia là Chương trình Sản phẩm quốc gia, Đổi mới công nghệ quốc gia, quốc gia phát triển công nghệ; 7 Chương trình cấp bộ về nông thôn miền núi, hội nhập quốc tế, năng suất chất lượng; hỗ trợ viện, trường; hỗ trợ doanh nghiệp; sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật; 9 sản phẩm được Thủ tướng phê duyệt là lúa gạo, vaccin, thiết bị cơ khí, phần mềm, an ninh – quốc phòng, cá da trơn, nấm ăn và nấm dược liệu, vi mạch. Các sản phẩm này đều có thị phần lớn, khả năng cạnh tranh cao. Đặc biệt, 2 ngành công nghệ thông tin và công nghệ sinh học đang được ưu tiên hàng đầu vì tận dụng được lợi thế tri thức, không đòi hỏi khắt khe về hạ tầng, lại có nhiều khả năng cạnh tranh với quốc tế.

Để sau 5 đến 10 năm nữa có thể tự chủ trong sản xuất, phương hướng hoạt động KHCN là hướng về sản phẩm bằng cách xây dựng chuỗi. Lúa gạo từ trước tới nay chỉ chạy theo sản lượng. Xuát khẩu nhất nhì thế giới thu về hơn 3 tỷ USD. Nông dân thu nhập thấp, vất vả nhiều. Đất đai bị vắt kiệt. Dồn sức cho cây lúa khiến tiềm năng cây trồng khác bị bỏ phí, phải nhập đỗ tương, ngô với giá cao. Nếu đặt hàng các nhà khoa học nghiên cứu theo chuỗi, người nghiên cứu giống, người nghiên cứu quy trình, người phát triển máy móc, người nghiên cứu thị trường… rồi ráp nối thành chuỗi giá trị hoàn thiện. Chỉ cần làm 2 vụ mỗi năm nên ít công lao động, ít thuốc trừ sâu, ít phân bón hơn, tiết kiệm chi phí hơn. Cải tiến về giống khiến chất lượng đồng đều, dinh dưỡng cao hơn, cuối cùng, giá bán cao hơn. Thí dụ như ở An Giang đã có loại gạo chất lượng cao, chứa nhiều Omega 3, giá bán khoảng 3.500 USD/tấn, gấp 10 lần gạo bình thường, đem lại hiệu quả cao về lợi nhuận.

Bộ trưởng đánh giá như thế nào về vị trí của nhà khoa học trong cơ chế quản lý mới?

Cơ chế mới cởi mở trói năng lực nghiên cứu bằng cách trao quyền tự chủ cho giới khoa học. Đầu tiên, cơ chế này giúp nhà khoa học có thể sống được nhờ nghiên cứu, nhờ giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu cho nhà khoa học. Nhà nghiên cứu không cần phải bươn chải làm thuê, bán chui thành quả nghiên cứu. Nhà khoa học có thể công khai bán sáng chế, cải tiến công nghệ cho doanh nghiệp. Cũng có thể dùng quyền sở hữu này để góp vốn kinh doanh, hoặc lập doanh nghiệp, chỉ với yêu cầu trả lại vốn nghiên cứu cho nhà nước. Nhà nước sẽ không hỗ trợ theo hướng cào bằng biên chế cũ. Người nào làm việc mới được trả lương.

Bên cạnh đó, phải thay đỏi hẳn cách quản lý. Nhà nước sẽ tập trung vào 3 loại đối tượng ưu tiên. Đối tượng hàng đầu là các tổng công trình sư, họ có toàn quyền điều động bất kỳ nhà khoa học nào, tự chủ trong hoạt động và duyệt chi, miễn là bảo đảm kết quả công trình, cam kết đưa ra sản phẩm có giá trị cao. Đối tượng thứ 2 là những nhà khoa học trẻ (dưới 35 tuổi) có sáng chế được quốc tế công nhận, hoặc được doanh nghiệp đón nhận. Những sáng chế của họ sẽ được đỡ đầu bằng kinh phí nhà nước. Đối tượng thứ 3 là các nhà khoa học đầu ngành, được thừa nhận bởi giới nghiên cứu. Cơ chế cho phép thuê nghiên cứu sinh, tài trợ sách vở tài liệu… để xây dựng các tập thể khoa học mạnh.

Cuối cùng, cần đẩy mạnh sự tham gia của tư nhân trong phát triển KHCN. Chính sách nhà nước hiện đang đặt mức trần R&D là 10% lợi nhuận trước thuế. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều là doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, lợi nhuận thấp, không đủ lực để nghiên cứu khoa học và đầu tư công nghệ. Đề xuất nên đặt mức chi tối thiểu cho R&D bắt buộc cho doanh nghiệp nhà nước. Dù chỉ là 5% thì tổng số tiền có thể đầu tư vào KHCN của 110 doanh nghiệp nhà nước chắc chắn vượt chi phí nghiên cứu của cả quốc gia. Nếu các doanh nghiệp không dùng hết tỷ lệ sàn thì có thể nộp cho quỹ KHCN quốc gia nhằm chi dùng cho các hoạt động hữu ích.

Theo Thời nay

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.