Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

“Khoái khẩu” món ăn côn trùng: Cảnh báo nguy cơ ngộ độc

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ ngộ độc do sử dụng côn trùng làm thức ăn sau khi ghi nhận nhiều vụ ngộ độc tại một số địa phương thời gian gần đây.

THCL Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa đưa ra cảnh báo nguy cơ ngộ độc do sử dụng côn trùng làm thức ăn sau khi ghi nhận nhiều vụ ngộ độc tại một số địa phương thời gian gần đây.

“Khoái khẩu” món ăn côn trùng: Cảnh báo nguy cơ ngộ độc - Hình 1

 

Ảnh minh họa

Ở nhiều nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn có từ lâu, khá phổ biến như cào cào, châu chấu, nhộng tằm, dế, ong, mối, nhộng ve sầu, sâu cây chít, sâu cây dâu, sâu cây sắn dây… thậm chí còn được chế biến thành những món ăn đặc sản (bọ cạp chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, trứng cà cuống phơi khô để làm bánh ngọt, dế chiên…). Tuy nhiên, việc sử dụng  côn trùng để chế biến thành thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người ăn.

Trong thời gian gần đây, tại một số địa phương đã ghi nhận vụ ngộ độc do sử dụng các loại côn trùng, ấu trùng làm thức ăn. Điển hình là vụ ngộ độc do ăn bọ xít rang tại xã Chiềng Xôm (thành phố Sơn La) làm 05 người mắc, 03 người phải nhập viện điều trị (19/7/2015); ngộ độc do ăn bọ xít lửa tại xã Yên Hòa (Đà Bắc, Hòa Bình) làm 12 người mắc và 07 người nhập viện điều trị (16/01/2016) và mới đây nhất là vụ ngộ độc do ăn côn trùng (sâu ban miêu) tại xã Nậm Khánh (Bắc Hà, Lào Cai) làm 02 người mắc và 01 người tử vong (21/8/2016).

Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc do ăn côn trùng là: buồn nôn, nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, ý thức lo mơ, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... và có thể tử vong. Biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng nhiều hay ít, nhẹ hay nặng tùy theo độc tố trong côn trùng, tổng lượng đã ăn vào và cơ địa người ăn (người già, có uống rượu, phụ nữ có thai, trẻ em... thường bị nặng).

Theo Cục An toàn thực phẩm, nguyên nhân các vụ ngộ độc trên là do sử dụng côn trùng đã chết sinh ra độc tố; côn trùng bị nhiễm nấm độc; côn trùng chứa nhựa cây độc như cây Cọc rào, cây Cỏ lào, thầu dầu tía… (chứa nhóm Alcaloit, nhóm Glucozit…) hoặc các chất tiết có độc tố không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến; côn trùng có nhiều protein lạ gây ra dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm để chế biến thức ăn.

Việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thứ trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn, tâm lý chủ quan khi lựa chọn côn trùng lạ để “thử nghiệm” theo kinh nghiệm “đồn thổi” để chế biến (ăn tái, ăn sống, ngâm rượu…) và sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng, ấu trùng… đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra tử vong cho người ăn.

Hiện nay, khi chưa có các nghiên cứu sâu, đầy đủ về côn trùng sử dụng trong chế biến thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.

Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt, những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.

Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Trần Nguyên

Tin mới

Lãnh đạo Nhật Bản tăng cường các chuyến thăm và làm việc nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội
Lãnh đạo Nhật Bản tăng cường các chuyến thăm và làm việc nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với lãnh đạo Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, một liên doanh giữa Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG (Việt Nam), nhằm sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Thông tư số 14/2024/TT-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an quy định hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn Tổ viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.

Tiền Giang phát hiện và ngăn chặn trường hợp bán mỹ phẩm nhập lậu qua mạng xã hội
Tiền Giang phát hiện và ngăn chặn trường hợp bán mỹ phẩm nhập lậu qua mạng xã hội

Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang) đã kiểm tra đột xuất 01 hộ kinh doanh mỹ phẩm tại huyện Gò Công Tây, phát hiện cơ sở này đang kinh doanh sữa tắm các loại xuất xứ Thái Lan nhưng không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Petro Miền Trung cải thiện kết quả kinh doanh từ quý I/2024, khắc phục tình trạng cổ phiếu bị kiểm soát
Petro Miền Trung cải thiện kết quả kinh doanh từ quý I/2024, khắc phục tình trạng cổ phiếu bị kiểm soát

Công ty cổ phần Đầu tư và Sản xuất Petro Miền Trung (mã chứng khoán PMG) vừa có báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) về tiến độ khắc phục tình trạng chứng khoán PMG bị kiểm soát.

Đề xuất nhà máy điện mặt trời, điện gió được bán điện trực tiếp cho các khách hàng lớn
Đề xuất nhà máy điện mặt trời, điện gió được bán điện trực tiếp cho các khách hàng lớn

Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Ngành du lịch đón 8 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Ngành du lịch đón 8 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.