Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Khu công nghệ cao Hòa Lạc: Nhiều dự án vẫn bất động

Sau hơn 10 năm xây

Sau hơn 10 năm xây dựng, với sự hợp tác quốc tế, Khu công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc cơ bản đã hoàn thành, đạt được một số kết quả về công tác quy hoạch và giải phóng mặt bằng; đầu tư xây dựng được một số hạng mục hạ tầng cơ bản.


Tuy nhiên, nhìn chung tiến độ triển khai xây dựng Khu CNC Hòa Lạc còn chậm xa so với yêu cầu, trong đó có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Cái khó… bó cái khôn?

Theo đại diện Ban quản lý Khu CNC Hòa Lạc, tính đến nay, đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 68 dự án trên diện tích hơn 340 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký là 52.241 tỷ đồng. Trong đó, có 20 dự án đã đi vào hoạt động và 13 dự án đang trong quá trình xây dựng. Riêng trong năm 2012, có 7 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký đạt 20.809 tỷ đồng trên diện tích hơn 110 ha.

Ban quản lý Khu CNC cho biết, mặc dù, số dự án được cấp phép xây dựng và đưa vào hoạt động khá nhiều, nhưng qua tìm hiểu thì thấy, hiện rất nhiều DN thuộc lĩnh vực CNC đầu tư tại Khu CNC Hoà Lạc vẫn chưa triển khai dự án, dù đã nhận được giấy chứng nhận đầu tư. Công ty CPCN Tinh Vân và Công ty CPCN NCS là 2 DN đã nhận giấy phép đầu tư vào khu này từ đầu năm 2011.

Theo đó, Công ty CPCN Tinh Vân được cấp phép đầu tư với Dự án “Trung tâm Xây dựng nội dung số”, tổng vốn đầu tư 378,95 tỷ đồng trên diện tích 1,78 ha, dự kiến hoàn tất vào tháng 6/2013. Công ty CPCN NCS với Dự án “Trung tâm Nghiên cứu phát triển phần mềm NCS Hoà Lạc”, tổng vốn đầu tư 385 tỷ đồng, diện tích 1,1 ha.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, cả 2 DN trên đều chưa phát đi thông tin nào cho thấy đang triển khai dự án. Trên cổng thông tin của Khu CNC Hòa Lạc, chỉ có thông tin khá chung chung “Dự án đã hoàn thiện quy hoạch chi tiết 1/500, đã bàn giao mốc giới và đang cùng hoàn thiện thiết kế để đầu tư hạ tầng chung. Dự kiến, Dự án sẽ hoàn thành xây dựng và lắp đặt thiết bị máy móc vào năm 2013”.

Đại diện Công ty CPCN Tinh Vân cho biết, thời điểm này DN đang phải tìm mọi cách để tồn tại nên chưa thể tập trung mọi nguồn lực thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Còn trên website của Công ty NCS, thông tin cập nhật duy nhất được đăng tải về Dự án Trung tâm Nghiên cứu phát triển phần mềm NCS Hòa Lạc là từ tháng 11/2010.

Dự án nuôi… cỏ dại!

Ngoài 2 dự án trên, một số dự án khác như Trung tâm Sản xuất phần mềm và Dịch vụ giá trị gia tăng trên nền mạng IP (Công ty VNG), Trung tâm Nghiên cứu phát triển phần mềm máy tính và sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, viễn thông (Công ty Misa)… cũng đang trong tình trạng "để đó".

Công ty CP Misa, diện tích 20.000 m2 được cấp phép xây dựng Trung tâm Phát triển phần mềm và Trung tâm Tích hợp dữ liệu dự phòng, mục tiêu quý III/2010 hoàn thành và đưa vào sử dụng các hạng mục: hạ tầng điện, nước; Internet; viễn thông; trụ sở giao dịch, triển lãm, hội thảo, hội nghị (diện tích 100 m2). Quý III/2010, khởi công xây dựng Khu dịch vụ nội bộ (diện tích 1000 m2); quý II/2011, hoàn thành và đưa vào sử dụng. Quý II/2011, khởi công xây dựng Khu nghiên cứu - Triển khai và sản xuất phần mềm (diện tích 3.000 m2); quý IV/2012 hoàn thành và đưa vào sử dụng... Tuy nhiên, đến nay, toàn bộ quỹ đất dự án của công ty đang bị “bao vây” bởi cỏ dại. Để tránh bị thu hồi giấy phép, Công ty Misa cho triển khai xây dựng phần móng, rồi cho một cây gỗ chặn lại với tấm biển “không phận sự miễn vào”.

Khu CNC Hòa Lạc là khu CNC đầu tiên của Việt Nam, được hình thành từ cách đây chục năm. Song, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, so với Khu CNC TP. HCM, việc thu hút đầu tư vào khu công nghệ này còn chậm và chưa xứng tầm.

Ông Phạm Đại Dương, Phó ban Quản lý Khu CNC Hòa Lạc cho biết, mặc dù có vị trí lý tưởng, nhưng chưa thu hút được đầu tư, do thời gian trước khu này chủ trương tập trung vào công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nên chưa thể đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.

Khánh Yên

Tin mới

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.

Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

49 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từ nước nghèo trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực.

Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp
Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng để các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Với 12 KCN đang hoạt động, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 2.507,94ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60,68 %.

Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần
Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần

Nền kinh tế Nga đã cho thế giới thấy khả năng bền bỉ, trụ vững trước áp lực chưa từng có từ bên ngoài và tiếp tục tăng trưởng, trái ngược với những dự đoán là sẽ suy thoái, sụp đổ dưới áp lực lệnh trừng phạt của phương Tây.

Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024
Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Điểm tên hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ nhiều nhất trong 4 tháng qua.

Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức
Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức

Nhiều chính sách mới về tiền lương, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan hành chính nhà nước... có hiệu lực từ tháng 5/2024.