La Phù: Lễ hội “Rước ông Lợn” danh bất hư truyền
THCL Theo lời mời của Ban lãnh đạo Hiệp hội làng nghề La Phù, sáng ngày 13 tháng Giêng năm Bính Thân 2016, chúng tôi đã có mặt tại vùng đất có nghề dệt kim truyền thống nổi tiếng để tham dự lễ hội “Rước ông Lợn” danh bất hư truyền.
Chương trình giao lưu văn nghệ tại Lễ hội
Mới đến đầu làng, các ngả đường đã kẹt cứng người, xe. Tiếng trống chiêng náo nức vang dội, cờ phướn rợp trời. Xã La Phù có gần hai chục thôn, theo tập tục hàng năm cứ đến ngày 13 tháng Giêng người dân nơi đây lại tổ chức lễ tế ông Lợn khổng lồ để tưởng nhớ vị anh hùng Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ sáu, ông thường mở tiệc khao quân trước khi lên đường đánh giặc. Tích xưa truyền lại, khi đó người dân trong vùng mang lợn đến dâng để tỏ lòng biết ơn và tôn ông làm Thành Hoàng. Đã bao đời nay, lễ hội rước ông Lợn đã trở thành một nét đẹp tâm linh và vô cùng độc đáo của La Phù.
Mỗi thôn sẽ chọn ra một nhà có uy tín để chuyên trách nuôi ông Lợn phục vụ cho lễ hội. Ông Lợn được chăm sóc với chế độ đặc biệt: ăn cơm và cháo hành, ngủ được mắc màn và tắm rửa sạch sẽ hàng ngày để tỏ lòng thành kính khi dâng lên Đức Thành Hoàng. Bình quân mỗi ông Lợn có trọng lượng từ 2 - 3 tạ.
Trưa ngày diễn ra lễ hội, các ông Lợn được hóa kiếp bằng những người có tay nghề giỏi nhất, đặt lên kiệu lớn, bóc tấm voan mỡ phủ lên mình bằng nhiều cách bài trí khác nhau, ông Lợn nào cũng được trang điểm hết sức cầu kỳ, lạ mắt. Đến 18h chiều, mỗi thôn sẽ rước kiệu ông Lợn cùng với kiệu xôi – oản, hoa quả và đoàn tế lễ hoành tráng đi biểu dương lực lượng quanh làng rồi về xếp hàng ngoài cổng đình chờ đến 21h nhập cung. Ban tổ chức lễ hội và các bậc lão thành sẽ chấm thi xem thôn nào có ông Lợn đẹp, sáng và dáng vẻ tươi tắn nhất. Đến đúng 0h, lễ tế được chính thức bắt đầu. Khoảng 3h sáng, khi tan lễ, các thôn chuyển ông Lợn về xẻ thịt chia cho dân làng.
Tận mắt chứng kiến các công tác chuẩn bị của lễ hội và chiêm ngưỡng nét đặc sắc của lễ “Rước ông Lợn” khổng lồ nơi đây, chúng tôi thấy vô cùng thú vị và ngưỡng mộ. Gần hai chục thôn với các cách thể hiện đa dạng khi tham gia lễ hội. Lễ hội không chỉ phô trương được sự giàu có của người dân La Phù, mà còn thể hiện được sự bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống qua bao đời nay.
Dưới đây là chùm ảnh về lễ hội:
Vương Oanh (TH&CL)
Bài viết khác
Hải Phòng: Khánh thành Tượng đài Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng
Nhân Kỷ niệm 82 năm Ngày mất của Liệt sỹ Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Kim Đồng (15/2/1943 - 15/2/2025). Sáng 15/2, tại Vườn hoa Kim Đồng, Sở Văn hóa và Thể thao TP. Hải Phòng tổ chức Lễ khánh thành Tượng đài Anh hùng liệt sỹ Kim Đồng, Đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng cứu quốc (tiền thân của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh).
Lạng Sơn: Đặc sắc, ấn tượng tại Lễ hội Chùa Tiên
Ngày 15/2 (tức 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc lễ hội Chùa Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Bắc Ninh tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại các di tích
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Binh vừa ban hành văn bản số 237/SVHTTDL-QLVH về việc tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy tại các di tích.
Gần 1.000 nghệ sỹ tham gia thi hợp xướng quốc tế tại Hội An
Từ ngày 9 đến ngày 13/4/2025, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, Hiệp hội Interkultur – Cộng hòa Liên bang Đức sẽ phối hợp với UBND TP. Hội An tổ chức Hội thi Hợp xướng quốc tế Việt Nam lần thứ 8 năm 2025.
Khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025
Sáng 13/2 tại chùa Côn Sơn thuộc Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (TP Chí Linh), tỉnh Hải Dương tổ chức khai hội mùa xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2025, tưởng niệm 691 năm ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả (1334 - 2025).
Hàng ngàn du khách tham dự Lễ hội Chùa Tam Thanh – Tam Giáo
Ngày 12/2, (tức Rằm tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn diễn ra Lễ hội Chùa Tam Thanh – Tam Giáo. Lễ hội đã thu hút đông đảo người dân và du khách về dự cầu tài lộc, may mắn, sức khỏe.
Lung linh lễ hội đền Trần tỉnh Thái Bình năm 2025
Tối ngày 10/2 (tức ngày 13 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Di tích quốc gia đặc biệt Khu lăng mộ và Đền thờ các vị vua triều Trần tại huyện Hưng Hà, UBND tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức chương trình khai mạc lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2025.
Không tổ chức livestream tại Lễ hội Khai ấn Đền Trần - Xuân Ất Tỵ 2025
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định vừa có văn bản thông tin về việc không tổ chức livestream tại Lễ hội Khai Ấn Đền Trần - Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Liên hoan "Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt"
Tối 10/2, tức 13 tháng Giêng, tại Khu Du lịch sinh thái Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Lục Nam tổ chức khai mạc Liên hoan “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Bắc Giang mở rộng lần thứ VI năm 2025.
Phát động cuộc thi tìm hiểu “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk”
Tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, đã diễn ra lễ phát động cuộc thi trực tuyến tìm hiểu “50 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk” (10/3/1975 - 10/3/2025).