Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lãng phí nhiều công trình

Nhiều công trình đang để lại những dấu ấn quá tệ vì hiệu q

Nhiều công trình đang để lại những dấu ấn quá tệ vì hiệu quả hoạt động không tương xứng với số vốn đầu tư. Chưa kể với sự lãng phí lớn đối với những công trình xây xong để đó, không được sử dụng, hoặc đang xây dở dang rồi… đắp chiếu.

Dự án Booyoung Vina bất động nhiều năm

Điểm mặt những dự án tiền tỷ

Vốn đã “ được tiếng” về tình trạng chắp vá trong quy hoạch, nhiều công trình xây xong nhưng không phát huy được hiệu quả tương xứng với số vốn đầu tư, như các đường hầm dành cho người đi bộ tại khu vực Ngã Tư Sở, khu vực đường Khuất Duy Tiến, Công Viên Hòa Bình…,  Hà Nội có nhiều công trình gây lãng phí lớn như Dự án Booyoung Vina, Tháp thiên niên kỷ Hà Tây  được phê duyệt từ năm 2009 với tổng vốn đầu tư hơn 29 triệu USD. Tuy nhiên, sau đó phía chủ đầu tư đã lập hồ sơ đề nghị điều chỉnh quy mô dự án với hai tòa tháp cao 45 tầng và bốn tầng hầm, tổng vốn đầu tư 50 triệu USD cho xứng tầm… Nhưng đến nay, đây vẫn chỉ là bãi đất trống sau giải phóng mặt bằng.

Không “ thua kém”, nhiều địa phương cũng đang tồn đọng những công trình, dự án tiền tỷ nhưng không phát huy được hiệu quả như chủ trương ban đầu. Dự án Nhà máy bia Việt Trung ở Hà Tĩnh có tổng chi phí lên đến 264 tỷ đồng, nằm tại khu đất vàng cũng đã bị bỏ hoang từ năm 2006 đến nay, nhiều chỗ thành điểm chăn thả bò của người dân địa phương. Một dự án lớn gây tiếng tăm và được kỳ vọng sẽ trở thành bệnh viện hiện đại bậc nhất ở đồng bằng sông Hồng, đó là dự án bệnh viện 700 giường trị giá 40 triệu USD ở Nam Định, lẽ ra đã phải hoàn thành từ năm 2011. Tuy nhiên, sau bảy năm kể từ ngày khởi công, bệnh viện vẫn là công trình dang dở, sắt, thép hoen gỉ, cỏ mọc lút đầu. Gần đây nhất, dư luận xôn xao về việc tỉnh Hải Dương đề xuất với Chính phủ phê duyệt dự án xây dựng trụ sở với tổng vốn đầu tư tới hơn 2.000 tỷ đồng.

Ai khóc “ cha chung”?

Lâu nay, tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí ở các địa phương như một căn bệnh khó chữa. Nhiều nơi đua nhau đầu tư sân bay, bến cảng, khu công nghiệp và những công trình, dự án lớn, khiến cho nguồn ngân sách bị co hẹp, nợ đọng, nợ đầu tư xây dựng cơ bản ngày một trầm trọng. Nhiều công trình xây xong đắp chiếu, nhiều dự án giải phóng mặt bằng, di dân xong để cỏ mọc hoang tàn… trong khi người dân không có đất để sản xuất,  thế nhưng vì là các dự án công nên chẳng có ai khóc cảnh “ cha chung”, chẳng có một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm, kỹ sư Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, bức xúc đặt câu hỏi:  Nào đã có ai phải chịu trách nhiệm trước những sự lãng phí đó hay chưa?

Thực tế, câu hỏi về trách nhiệm cá nhân đối với sự đầu tư lãng phí, dàn trải ở các địa phương đã được đặt ra nhiều lần, tuy nhiên, đáp án của nó lại chưa bao giờ có. Giám sát đầu tư công để bảo đảm trách nhiệm và hiệu quả với mỗi công trình tiền tấn vẫn đang là một vấn đề nhức nhối bởi sự mù mờ…

Mặc dù luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có hiệu lực từ ngày 1-7-2014 song dường như đến thời điểm này, người ta vẫn chưa thấy những ảnh hưởng rõ rệt của Luật này. Nhiều chuyên gia bày tỏ kỳ vọng vào Luật Đầu tư công sẽ có hiệu lực vào ngày 1-1-2015 tới đây. Theo TS Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh, trong luật Đầu tư công, trách nhiệm của người ra quyết định đầu tư được quy định rõ ràng, khi đó tiêu cực sẽ không còn đất sống.

Tuy nhiên, nếu không có sự tham gia giám sát của cộng đồng,  của người dân vào việc xây dựng các công trình cơ bản, thì sẽ vẫn còn tái  diễn tình trạng lãng phí, “ vung tay” trong đầu tư ở các địa phương.

Theo Thời nay

Tin mới

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.

Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

49 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từ nước nghèo trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực.

Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp
Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng để các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Với 12 KCN đang hoạt động, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 2.507,94ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60,68 %.

Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần
Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần

Nền kinh tế Nga đã cho thế giới thấy khả năng bền bỉ, trụ vững trước áp lực chưa từng có từ bên ngoài và tiếp tục tăng trưởng, trái ngược với những dự đoán là sẽ suy thoái, sụp đổ dưới áp lực lệnh trừng phạt của phương Tây.

Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024
Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Điểm tên hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ nhiều nhất trong 4 tháng qua.

Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức
Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức

Nhiều chính sách mới về tiền lương, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan hành chính nhà nước... có hiệu lực từ tháng 5/2024.