Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lao động nước ngoài thâm nhập vào Việt Nam: Mừng ít, lo nhiều

76.000 là số lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Na

THCL 76.000 là số lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, tính đến hết năm 2015. Trên thực tế, con số còn lớn hơn rất nhiều. Vấn đề này, đặt ra nhiều thách thức đối với chúng ta.

Số lao động đến từ 74 quốc gia

Cuối năm 2015, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức hình thành, AEC cho phép lao động có tay nghề cao, dịch vụ, đầu tư và hàng hóa của 10 quốc gia thành viên ASEAN được di chuyển tự do hơn trong khu vực. Cùng với đó, thị trường lao động tại Việt Nam cũng có nhiều biến động.

Bộ LĐ-TB&XH cho biết, tính đến hết năm 2015, số lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam đến từ 74 quốc gia (quốc tịch châu Á chiếm 58%, châu Âu chiếm 28,5%). Tuy nhiên, số người nước ngoài tới Việt Nam làm việc còn lớn hơn rất nhiều. Bởi trên thực tế, có nhiều lao động đến từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines... tới Việt Nam lao động ngắn hạn dưới danh nghĩa du lịch. Đặc biệt, tại ngành hàng không, lượng lao động nước ngoài đang đóng góp không nhỏ. Có những bộ phận đặc thù như lái máy bay, tỷ lệ người nước ngoài đảm nhận vị trí này thấp nhất cũng lên đến 40%.

Nguyên Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng đều có thẩm quyền cho phép người nước ngoài vào Việt Nam, nhưng chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa cung cấp thông tin kịp thời giữa các cơ quan chức năng và sự giám sát đối với người nước ngoài khi nhập cảnh vào Việt Nam. Nhiều nhà thầu nước ngoài chưa kê khai trong hồ sơ dự thầu, đề xuất phương án sử dụng lao động Việt Nam và lao động nước ngoài theo quy định. Nhiều người vào Việt Nam làm việc rồi mới làm các thủ tục để xin cấp giấy phép; khi sang Việt Nam, họ không chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ để xin cấp giấy phép lao động...

Theo đại diện Bộ Công an, trong tổng số 76.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, có gần 40% chưa được cấp giấy phép. Sự bất cập ở chỗ, các dự án do nhà thầu nước ngoài trúng thầu đều đưa nhiều lao động vào Việt Nam làm việc. Bộ Công an đã báo cáo và Thủ tướng đã có chỉ thị chấn chỉnh công tác với lao động nước ngoài vào gói thầu EPC.

Ngoài ra, một số người nước ngoài vào Việt Nam bằng con đường du lịch, tự tìm việc làm để sinh sống, phần lớn đều vi phạm về visa, thời hạn cư trú…, khiến công tác xử lý gặp nhiều khó khăn.

Đừng để ưu thế thành yếu thế

Do công tác đào tạo chưa bài bản cùng với những đòi hỏi khắt khe của một số ngành nghề đặc thù - đã khiến lao động trong nước chưa thể đáp ứng được công việc giao.

Ngoài hạn chế về năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ hạn chế cũng là một trong những lý do khiến lao động trong nước trở nên yếu thế ngay trên “sân nhà”. Bằng chứng là việc ngày càng có nhiều nhà hàng, khách sạn, bệnh viện và cả các DN Việt Nam sử dụng lao động đến từ nước ngoài. Không chỉ thuê nhân sự cao cấp, nhiều DN còn tuyển dụng cả các vị trí nhân viên kinh doanh, y tá, phục vụ bàn là lao động nước ngoài, dù phải trả mức lương nhỉnh hơn đôi chút. Lý do mà nhà tuyển dụng đưa ra đó là những lao động này đáp ứng tốt nhu cầu mà DN yêu cầu.

Trong bối cảnh hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ tại nhiều lĩnh vực, việc dịch chuyển lao động sau khi các cam kết quốc tế có hiệu lực - chắc chắn sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ đối với thị trường việc làm Việt Nam. Vì vậy, nếu không sớm đề xuất những chiến lược đào tạo nghề bài bản và phù hợp với yêu cầu của thị trường, tình trạng lao động Việt thua ngay trên “sân nhà” chắc chắn sẽ xảy ra. Bởi với những thỏa thuận rộng cửa cho lao động nước ngoài được dịch chuyển tự do trong cộng đồng kinh tế ASEAN, nếu lao động trong nước không nỗ lực trau dồi trình độ chuyên môn, ngoại ngữ để đáp ứng tốt những đòi hỏi của thị trường, thì ưu thế “sân nhà” sẽ không còn là “cây gậy thần” giúp họ tìm được việc làm.

Xây dựng một chiến lược đào tạo nghề bài bản, trang bị ngoại ngữ cho lao động như một yêu cầu bắt buộc song song với yêu cầu về năng lực chuyên môn - là những chiến lược đầu tư đúng hướng, qua đó dần khắc phục những điểm yếu về nguồn nhân lực tại thị trường lao động Việt Nam.

Cao Huyền

Tin mới

Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng
Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng

UBND TP. Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10, năm học 2024- 2025 đối với các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...

Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc
Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024
Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024

Chiều 27/4, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai)đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế mở rộng nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai với các địa phương của vùng Tây Nam (Trung Quốc) và các thành phố Du lịch của các nước Đông Nam Á.

Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"
Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"

Chiều 27/4, tại khu vực phố cổ Công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tổ chức chương trình Lễ hội bia và chả mực Hạ Long 2024, xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam".

Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu
Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.