Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lễ kỷ niệm 1770 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và Lễ hội bà Triệu năm 2018

Sáng ngày 7/4, tại khu vực đền thờ bà Triệu, xã Triệu Lộc, huyện Hậu lộc (Thanh Hóa) diễn ra Lễ kỷ niệm 1770 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và Lễ hội bà Triệu năm 2018.

Đến tham dự buổi Lễ có các lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và các sở ban ngành cùng đông đảo người dân địa phương, du khách thập phương.

Lễ kỷ niệm 1770 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và Lễ hội bà Triệu năm 2018 - Hình 1

Lễ kỷ niệm 1770 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và Lễ hội bà Triệu năm 2018 - Hình 2

Các lãnh đạo Trung ương và tỉnh Thanh Hóa tham dự buổi Lễ

Lễ kỷ niệm 1770 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và Lễ hội Bà Triệu năm 2018 được tổ chức trên quy mô cấp tỉnh, tại Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Bà Triệu (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc). Lễ hội diễn ra trong 3 ngày: mùng 5, 6 và 7/4/2018 (tức ngày 20, 21 và 22/2 năm Mậu Tuất). Chính lễ là ngày 7/4 (tức 22/2 năm Mậu Tuất), gồm 2 phần: phần lễ với các nghi thức tế lễ, rước kiệu và dâng hương tại đền thờ, khu lăng mộ Bà Triệu và đình làng Phú Điền, phần hội gồm chương trình nghệ thuật và các trò chơi, trò diễn dân gian đặc sắc. 

Lễ kỷ niệm 1770 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và Lễ hội bà Triệu năm 2018 - Hình 3

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa ông Nguyễn Đình Xứng phát biểu tại buổi Lễ

Cũng trong khuôn khổ sự kiện, nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ đặc sắc đã và sẽ được tổ chức, như lễ hội Đền Nưa – Am Tiên; dâng hương, tế lễ và văn nghệ, thể thao tại xã Trung Thành (Nông Cống), tổ chức dịch vụ lữ hành, quảng bá du lịch Thanh Hóa và kết nối các tour du lịch trong và  tỉnh với đền Bà Triệu, tổ chức triển lãm trưng bày với chủ đề “Thanh Hóa - miền di sản” tại di tích đền Bà Triệu... 

Lễ kỷ niệm 1770 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và Lễ hội bà Triệu năm 2018 - Hình 4

 

Quang cảnh buổi Lễ

Lễ kỷ niệm 1770 năm ngày mất của anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh và Lễ hội bà Triệu năm 2018 - Hình 5

 

Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc Hội bà Nguyễn Thị Kim Ngân đánh trống khai mạc Lễ hội

Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ (226), tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Thuở nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng ở Quan Yên. Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn.

Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ý kiến của em.

Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.

Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời. Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân.

Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh, vua Ngô liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu uý, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.

Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền. Song do chênh lệch về lực lượng và thủ đoạn thâm hiểm của kẻ thù, nghĩa quân chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.

Thuấn Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Sáng 3/5, tại tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức Sơ duyệt Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (sau đây gọi là Chương trình sơ duyệt).

SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024
SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.

Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả
Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả

Sáng nay, 3/5, lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận đã chia làm 3 tổ, đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hasa Mặt Trời.

Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp
Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết chọn năm 2026 là Năm quốc tế phụ nữ làm nông nghiệp. Nghị quyết do nhóm nòng cốt gồm: Mỹ, Argentina, Colombia, Pháp, Italy, Nhật Bản, Morocco, Peru, Philippines và Việt Nam đề xuất và được 126 nước đồng bảo trợ.

Phiên đấu thầu vàng miếng SJC lại bị huỷ
Phiên đấu thầu vàng miếng SJC lại bị huỷ

Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo huỷ phiên đấu thầu vàng miếng SJC dự kiến diễn ra sáng nay (ngày 3/5), do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

‘Vũ khí đặc biệt’ giữa mặt trận Điện Biên Phủ
‘Vũ khí đặc biệt’ giữa mặt trận Điện Biên Phủ

Một tờ báo duy nhất trên thế giới được viết, in ấn và phát hành ngay tại mặt trận. Ấn phẩm đó từng được coi là “vũ khí đặc biệt” của Quân đội Nhân dân Việt Nam trên chiến trường Điện Biên Phủ.