Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Loạt mỹ phẩm không tem nhãn phụ tại chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Skin House: Nhân viên khẳng định “Không lo hàng giả”

Chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Skin House - Ngôi nhà mỹ phẩm Hàn Quốc luôn cam kết bán hàng chính hãng, giá tốt nhất của loạt thương hiệu “đình đám” như Thefaceshop, Skinfood, Innisfree,... Nhưng sự thật có như phương châm của chuỗi cửa hàng này không khi “mục sở thị” phát hiện hầu như tất cả các sản phẩm được bày bán đều không có tem nhãn phụ tiếng Việt theo quy định pháp luật.

Nhiều sản phẩm không tem nhãn phụ tiếng Việt

Cửa hàng mỹ phẩm Skin House - Ngôi nhà mỹ phẩm Hàn Quốc có trang web skinhouse.com.vn là hệ thống cửa hàng mỹ phẩm chính hãng đình đám với 4 cơ sở tại Hà Nội. Trên Facebook của chuỗi cửa hàng mỹ phẩm này có link https://www.facebook.com/skinhousevn, cũng luôn cam kết là nơi bán hàng chính hãng, giá tốt nhất của loạt thương hiệu lớn như Thefaceshop, Skinfood, Etude House, Innisfree, 3CE, Tony Moly, Its Skin, Holika Holika, Clio, Geo Lamy, Bioderma, Laroche Posay, Cerave, Thesaem, Cerave, Naruko…

Trên Facebook của chuỗi cửa hàng mỹ phẩm này cũng luôn cam kết là nơi bán hàng chính hãng, giá tốt nhất của loạt thương hiệu lớn
Trên Facebook của chuỗi cửa hàng mỹ phẩm này cũng luôn cam kết là nơi bán hàng chính hãng, giá tốt nhất của loạt thương hiệu lớn.

Thế nhưng, thời gian qua, Thương hiệu và Công luận đã nhận được phản ánh của một số khách hàng về việc chuỗi cửa hàng mỹ phẩm Skin House đang bày bán nhiều mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, thiếu tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định. “Mục sở thị” tại cơ sở 19 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy và 22 Chùa Bộ, Đống Đa, phóng viên ghi nhận thực tế đúng là như vậy.

Cơ sở 19 Nguyễn Phong Sắc bày bán nhiều mặt hàng mỹ phẩm nhưng đa phần không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt
Cơ sở 19 Nguyễn Phong Sắc bày bán nhiều mặt hàng mỹ phẩm nhưng đa phần không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Tại cơ sở 19 Nguyễn Phong Sắc, Cầu Giấy, nhiều mặt hàng được bày bán với đa dạng chủng loại, mẫu mã có nguồn gốc từ nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,... nhưng đa phần đều không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Như Missha Velvet Finish Cushion, son Gucci Rouge À Lèvres Mat, kem chống nắng Vichy Ideal Soleil, Kẻ mắt Heroine Make Kiss Me Liquid Eyeliner, Bảng mắt Etude Muhly Romance... tìm “mỏi mắt” cũng không thể tìm thấy tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.
Son Gucci Rouge À Lèvres Mat, kem chống nắng Vichy Ideal Soleil, Kẻ mắt Heroine Make Kiss Me Liquid Eyeliner, Bảng mắt Etude Muhly Romance... tìm “mỏi mắt” cũng không thể tìm thấy tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Như Missha Velvet Finish Cushion, son Gucci Rouge À Lèvres Mat, kem chống nắng Vichy Ideal Soleil, Kẻ mắt Heroine Make Kiss Me Liquid Eyeliner, Bảng mắt Etude Muhly Romance... tìm “mỏi mắt” cũng không thể tìm thấy tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Nước hoa hồng Derladie cũng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt và được nhân viên bán hàng khẳng định là hàng nội địa
Nước hoa hồng Derladie cũng không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt và được nhân viên bán hàng khẳng định là hàng nội địa.

Hay như sản phẩm nước hoa hồng Derladie cũng chẳng tìm thấy tem nhãn phụ tiếng Việt, bởi lẽ này mà nhiều tiêu dùng rất khó để tìm cho mình một sản phẩm phù hợp với da. Buộc lòng, phóng viên phải xin tư vấn từ những nhân viên bán hàng không có chuyên môn về da liễu: “Mặt hàng này không có thông tin tiếng Việt ạ?”, ngay lập tức nhân viên hồi đáp: “Đây là hàng nội địa nên không có tem nhãn phụ đằng sau. Những sản phẩm được dán đầy đủ tem nhãn là hàng công ty nên giá thành có phần nhỉnh hơn”.

Sau một hồi lắng nghe tư vấn về sản phẩm nước hoa hồng này, phóng viên đề cập đến giá cả bởi trên thân hộp không có giá niêm yết thì nhận được câu trả lời từ nhân viên: “Bên em phải check giá trên hệ thống chứ không dán luôn ạ”.

Nhân viên khẳng định mỹ phẩm nội địa, không lo hàng giả

Tiếp tục “mục sở thị” tại cơ sở 22 Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội, phóng viên tiếp tục rơi vào trạng thái “mỏi mắt” khi cố gắng kiếm tìm một sản phẩm có tem nhãn phụ tiếng Việt theo đúng quy định của pháp luật. 

Cơ sở Skin House tại số 22 Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội
Cơ sở Skin House tại số 22 Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội.

Dạo một vòng lại bắt gặp một loạt sản phẩm không có tem nhãn phụ tiếng Việt, thiếu tem chống giả như mặt nạ ngủ Laneige Cica Sleeping Mask, mặt nạ đất sét Innisfree Super Volcanic Pore Clay Mask, kem tẩy lông Velvet, phấn phủ Eglips, kem chống nắng The Saem, bông tẩy trang Miniso, Cotton Pad,...

Loạt sản phẩm thiếu tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật được bày bán trên kệ tại Skin House
Loạt sản phẩm thiếu tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo quy định của pháp luật được bày bán trên kệ tại Skin House.

Hiếm hoi lắm, phóng viên mới tìm thấy Tinh chất dưỡng da của thương hiệu Hàn Quốc Some By Mi, trên tem nhãn phụ tiếng Việt được ghi đầy đủ về công dụng, hướng dẫn sử dụng, thành phần, lưu ý, thể tích thực 30ml, nhập khẩu và phân phối bởi Công ty Cổ phần Mỹ phẩm Quốc tế Thùy Dung, số 5, ngõ Hoàng An, đường Lê Duẩn, phường Trung Phụng, quận Đống Đa, Hà Nội.

Tinh chất dưỡng da của thương hiệu Some By Mi là sản phẩm hiếm hoi có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt
Tinh chất dưỡng da của thương hiệu Some By Mi là sản phẩm hiếm hoi có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt.

Trong vai một khách hàng có làn da kém mịn màng, phóng viên đề nghị nhân viên tư vấn một loại tinh chất có tác dụng cấp ẩm thì nhận được lời khuyên nên dùng sản phẩm serum Vichy Mineral 89. Thế nhưng, trên thân hộp của sản phẩm này hoàn toàn không có bất cứ tem nhãn phụ bằng tiếng Việt nào khiến phóng viên tỏ ra e ngại.

Phóng viên hỏi: “Tại sao sản phẩm này không có tem nhãn vậy chị? Em lo mua trúng hàng giả lắm”, thấy vậy nhân viên bán hàng liền “xoa dịu”: “Skin House cam kết không bao giờ bán hàng giả, hàng kém chất lượng. Sản phẩm này không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt bởi đây là hàng nội địa, còn những mỹ phẩm được bày bán khác trong cửa hàng được dán tem là hàng nhập công ty phân phối tại Việt Nam”.

“Như Some By Mi hiện đã công ty phân phối tại Việt Nam nên sản phẩm được bán tại đây đều có tem nhãn phụ tiếng Việt, còn Vichy lại chưa có công ty phân phối nên mới không có tem nhãn”, nhân viên này nói thêm.

Thấy vậy, phóng viên gặng hỏi: “Vậy đây được coi là hàng xách tay phải không chị?” và nhận được cái gật đầu từ phía nhân viên bán hàng này.

Như vậy, dạo quanh một vòng cửa hàng Skin House tại chi nhánh 22 Chùa Bộc, phóng viên chẳng hề khó khăn trong việc tìm thấy một sản phẩm mỹ phẩm không được dán tem nhãn phụ.

Phải nói thêm rằng, còn rất nhiều những sản phẩm nữa không có tem nhãn cụ thể mà phóng viên không thể đưa hết được lên đây. 

Điều này khiến dư luận đặt ra câu hỏi, một chuỗi cửa hàng mỹ phẩm lớn với tuổi đời lâu năm như Skin House lại nhập khẩu hàng hóa với nhiều nguồn khác nhau nhưng đa phần không có tem nhãn phụ theo đúng quy định, liệu có thực sự đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng?

Không chỉ vậy, đúng như những gì được phản ánh, bên cạnh những mặt hàng không có nhãn phụ tiếng Việt thì trên kệ hàng của cửa hàng mỹ phẩm Skin House cũng nhiều những sản phẩm không dán tem hợp quy CR theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhãn hàng hóa.

Bất chấp những quy định chặt chẽ của pháp luật thì hiện nay, rất nhiều sản phẩm tại cửa hàng mỹ phẩm Skin House không hề có tem chống hàng giả. Điều này tất nhiên đã khiến dư luận cảm thấy lo lắng về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hoài nghi không biết những loại hàng hoá không có tem chống hàng giả có bao nhiêu khả năng là hàng thật và có bao nhiêu khả năng là hàng giả?.

Chưa dừng lại ở đó, phóng viên cũng nhận thấy một điểm bất thường đó là giá của những sản phẩm này không hề được công khai, niêm yết rõ ràng tại chính cửa hàng bày bán, thay vào đó khi muốn tìm hiểu thì người tiêu dùng buộc phải nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên và chắc chắn điều này đã gây ra không ít bất tiện, phiền toái cho người tiêu dùng khi tham gia tham khảo, mua hàng tại đây.

Quy định về tem nhãn phụ

Nhiều người đặt ra nghi vấn không hiểu tại sao dù nhiều sản phẩm được gắn tem nhãn phụ đầy đủ nhưng vẫn có những sản phẩm không sở hữu tem nhãn phụ bằng tiếng Việt theo đúng quy định. Có hay không việc nếu tồn tại sự khác nhau trong cách thức nhập khẩu hàng hoá chính ngạch và không chính ngạch thì sẽ dẫn đến sự khác nhau liên quan đến tem nhãn này?

Một chuỗi cửa hàng bán mỹ phẩm to và lâu năm như Skin House nhưng đều không có tem nhãn phụ và được nhân viên khẳng định, tất cả đều là
Một chuỗi cửa hàng bán mỹ phẩm to và lâu năm như Skin House nhưng nhiều sản phẩm không có tem nhãn phụ và được nhân viên khẳng định, tất cả đều là "hàng chuẩn" mà không đưa được bất cứ giấy tờ nào chứng minh.

Theo quy định của pháp luật, sản phẩm bày bán phải có nhãn hàng hóa. Nhãn hàng hoá bao gồm hai loại là nhãn gốc và nhãn phụ. Nhãn gốc: Đây là nhãn được thể hiện lần đầu được gắn trên bao bì, hàng hóa do các cá nhân, tổ chức sản xuất hàng hóa tự gắn lên đó (được quy định tại khoản 3, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP). Nhãn phụ cũng tương tự như nhãn gốc được gắn lên trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm nhưng ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng Việt, trên đó nêu rõ những nội dung bắt buộc trên nhãn gốc luật định các cá nhân, tổ chức phải dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc là những nội dung mà nhãn gốc còn thiếu theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải bổ sung (được quy định tại khoản 4, Điều 3, Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa. Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Những mặt hàng không có nhãn phụ tiếng Việt thì trên kệ hàng của cửa hàng mỹ phẩm Skin House cũng la liệt những sản phẩm không dán tem hợp quy CR theo quy định của pháp luật Việt Nam
Những mặt hàng không có nhãn phụ tiếng Việt thì trên kệ hàng của cửa hàng mỹ phẩm Skin House cũng không dán tem hợp quy CR theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Lại nói, theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thì từ ngày 15/10/202, cá nhân kinh doanh hàng xách tay, hàng nhập lậu sẽ bị phạt 500.000 – 50 triệu đồng, tuỳ thuộc giá. Mức phạt cao nhất lên đến 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh. Cùng với đó, tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

Hiện nay, vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng trốn thuế… liên quan đến ngành công nghiệp mỹ phẩm đang là vấn đề nhức nhối khiến người tiêu dùng và giới chức năng phải đau đầu tìm cách đối phó. Thế nhưng, dù được xem là một thương hiệu lớn, nổi danh là một trong những con chim đầu đàn của làng làm đẹp, với tư cách là địa chỉ đáng tin cậy để mua sắm mỹ phẩm thì Skin House đang khiến người tiêu dùng phải băn khoăn, lo lắng rất nhiều về công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm. Liệu đã có trường hợp khách hàng mua phải hàng giả khi cửa hàng không rõ ràng về nguồn gốc, không được các cơ quan chức năng cấp phép lưu hành? Và nếu chẳng may sự cố tương tự xảy ra thì đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề này? 

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục gửi tới bạn đọc ngay khi có tin tức mới về Skin House.

Hồng Nhung - Trúc Mai

Bài liên quan

Tin mới

Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững
Việt Nam cam kết thúc đẩy hoàn thành đúng hạn các Mục tiêu phát triển bền vững

Tại Khóa họp thường niên lần thứ 80 của ESCAP, diễn ra ở Thái Lan, Việt Nam nhấn mạnh cam kết mạnh mẽ trong việc thúc đẩy hoàn thành đúng hạn Chương trình Nghị sự 2030 và các Mục tiêu phát triển bền vững.

Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 26/4: Giảm 500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 26/4, giá tiêu giảm 500 đồng/kg tại một số tỉnh thành trên cả nước. Hiện mức giá dao động quanh ngưỡng 96.000 đồng/kg – 97.000 đồng/kg.

Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?
Hai phiên đấu thầu vàng bị hủy: Điều kiện chưa đủ hấp dẫn?

Hai phiên đấu thầu vàng đã bị hủy chỉ trong vài ngày do không đủ số lượng đơn vị tham gia. Chuyên gia cho rằng, nếu các điều kiện đấu thầu được NHNN sửa lại cho đủ hấp dẫn, doanh nghiệp có thể cân đối được rủi ro thì sẽ có nhiều tổ chức tham gia đấu thầu vàng hơn.

Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định
Giá heo hơi hôm nay 26/4: Duy trì ổn định

Giá heo hơi hôm nay 26/4, giá heo hơi đi ngang tại các tỉnh trên cả nước. Hiện giá heo dao động từ 60.000 - 64.000 đồng/kg.

Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 26/4: Tăng lên 132.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay, ngày 26/4, giá cà phê tăng thêm 2.700 - 3.300 đồng/kg. Giá cà phê hiện tại tăng lên 132.000 đồng/kg, giá mua cao nhất tại tỉnh Đắk Nông là 132.200 đồng/kg.

VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro
VN-Index hôm nay: Thị trường trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn, có rủi ro

Trong phiên hôm nay 26/4, chỉ số VN-Index vẫn tiếp tục biến động trong vùng giá 1.200 – 1.225 điểm. Thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn nên đồ thị giá có thể sẽ còn biến động hẹp trong những phiên giao dịch tới với thanh khoản thấp.