Loét dạ dày là gì?
Loét dạ dày hay viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này là cho lớp mô bên dưới cùng của dạ dày lộ ra, khiến người bệnh đau đớn, cảm giác nóng rát vùng thượng vị mỗi khi lớp mô tổn thương tiếp xúc với acid dịch vị. Loét dạ dày có thể gây xuất huyết tiêu hóa nếu vết loét diện tích lớn, thậm chí là thủng dạ dày. Nếu người bệnh không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn tới tử vong, trụy tim mạch do mất máu nhiều.
Viêm loét dạ dày có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, giới tính, nhưng người cao tuổi có tỷ lệ mắc cao, với hơn 60% trong tổng số các trường hợp.
Những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường gặp
Có rất nhiều thủ phạm gây nên bệnh viêm loét dạ dày, chúng được sắp xếp theo mức độ phổ biến từ cao xuống thấp ngay sau đây:
Nhiễm vi khuẩn HP
Vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là nguyên nhân chính thường gặp nhất gây loét dạ dày tá tràng. H. pylori là một loại vi khuẩn sống trong dạ dày của khoảng 50% người 60 tuổi trên thế giới. Nó sẽ gây loét dạ dày theo ba cách chính:
Sản xuất urease: HP tạo ra enzyme urease, giúp nó chuyển urea thành ammonium và CO2. Ammonium làm tăng pH xung quanh vi khuẩn, giúp chúng tồn tại trong môi trường axit của dạ dày.
Kích thích tiết acid dạ dày: HP kích thích tăng sản xuất axit dạ dày bằng cách tăng cường sản xuất gastrin, một hormone có vai trò trong việc điều tiết acid dịch vị.
Kích thích phản ứng viêm: HP gây kích thích viêm nhiễm, thu hút tế bào miễn dịch và tạo ra các chất gây viêm tại niêm mạc dạ dày. Viêm tại chỗ cùng với sự tăng cường sản xuất acid dịch vị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành vết loét.
Sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Các loại thuốc như aspirin, ibuprofen… thường được sử dụng để giảm đau và viêm cho người bệnh xương khớp, đặc biệt người cao tuổi. Chúng có thể gây giảm sản xuất chất nhầy ở niêm mạc dạ dày, tăng sản xuất acid dạ dày hoặc tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày gây tổn thương và dẫn đến loét.
Vì vậy, khi sử dụng NSAIDs, đặc biệt là ở liều lượng cao hoặc trong thời gian dài, có thể gây ra các vấn đề ở dạ dày.
Tăng sản xuất acid dạ dày
Tình trạng tăng sản xuất acid trong dạ dày thường gặp ở người hút thuốc lá, uống rượu bia, nước ngọt có gas, người hay căng thẳng, stress, người trên 60 tuổi, người mang thai… Lượng acid gia tăng có thể làm tăng áp lực dạ dày, thay đổi cân bằng PH trong dạ dày, gây tình trạng mất cân bằng giữa các chất bảo vệ niêm mạc và các yếu tố gây tổn thương, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành vết loét dạ dày.
Yếu tố gia đình
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người có bố mẹ hoặc anh chị em ruột trong gia đình bị loét dạ dày sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người không có tiền sử gia đình về bệnh này. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người có di truyền về loét dạ dày đều sẽ mắc phải bệnh lý này.
Mắc bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày bởi một số lý do như:
Biến chứng tiểu đường có thể gây tổn thương thần kinh, bao gồm thần kinh ở dạ dày, làm giảm chuyển động của cơ dạ dày, tăng thời gian lưu trữ thức ăn trong dạ dày và hình thành vết loét.
Tình trạng đường huyết không ổn định cũng gây ra các vấn đề như trào ngược dạ dày và đau dạ dày.
Một số loại thuốc điều trị tiểu đường như metformin có thể gây tác dụng phụ là khó chịu dạ dày hoặc tiêu chảy.
Cách cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày hiệu quả
Để điều trị viêm loét dạ dày, người bệnh cần kết hợp các biện pháp lối sống, chế độ ăn uống, thuốc điều trị và giải pháp hỗ trợ từ thảo dược. Bao gồm:
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc ức chế tiết acid dạ dày, kháng sinh hoặc thuốc bao niêm mạc dạ dày để điều trị tình trạng viêm loét dạ dày, bạn hãy dùng đúng liều và đi khám lại khi hết thuốc, không tự ý giảm/tăng liều hoặc bỏ thuốc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
Dùng sản phẩm thảo dược có thành phần chính từ cao hạt bưởi
Cao hạt bưởi đã được sử dụng từ rất lâu trong Y học cổ truyền để điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Sau này, nhiều nghiên cứu tại Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng chứng minh tác dụng của hạt bưởi đối với bệnh viêm loét dạ dày như:
Giúp tiêu diệt vi khuẩn HP - thủ phạm gây viêm loét dạ dày
Trung hòa acid dịch vị, ức chế tiết acid dạ dày
Bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại
Kế thừa những tinh hoa Y học cổ truyền và y học hiện đại, các nhà khoa học thuộc viện Thực phẩm chức năng đã nghiên cứu chiết xuất cao hạt bưởi kết hợp cùng với các thảo dược quý khác theo công nghệ lượng tử (Quantum) tiên tiến bậc nhất thế giới nhằm chiết xuất tối đa hoạt chất trong hạt bưởi, loại bỏ tồn dư chất bảo vệ thực vật trong các thảo dược khác và bào chế thành công dưới dạng viên uống Dạ Dày Á Âu. Công nghệ chiết xuất chính là ưu điểm lớn nhất của Dạ Dày Á Âu trên thị trường hiện nay, giúp sản phẩm phát huy hiệu quả tối đa và đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng. Viên nang Dạ Dày Á Âu có tác động toàn diện đối với bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Dạ Dày Á Âu với công dụng:
Hỗ trợ giảm acid dạ dày, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa
Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng rát, đau thượng vị, giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày - tá tràng.
Dạ Dày Á Âu phù hợp dùng cho:
Người bị ợ hơi, ợ chua, đau vùng thượng vị, rối loạn tiêu hóa do viêm loét dạ dày - tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản.
Người dùng thuốc hoặc uống rượu gây ảnh hưởng cho dạ dày
Để có hiệu quả tốt nhất bạn nên dùng mỗi ngày 4-6 viên Dạ Dày Á Âu chia 2 lần, dùng tối thiểu từ 3-6 tháng để giúp kiện tỳ mạnh vị, giảm đau dạ dày.
Thay đổi chế độ ăn uống và điều chỉnh lối sống
Để hạn chế cơn đau do viêm loét dạ dày, ngoài thuốc hay giải pháp hỗ trợ, bạn cũng cần điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống của mình, bao gồm:
Tránh thức ăn và đồ uống có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid như cà phê, rượu, thực phẩm cay, đồ muối chua, các quả có vị chua.
Không ăn quá no và nên chia nhỏ bữa ăn để giảm áp lực lên dạ dày.
Hạn chế việc ăn uống ít nhất 2-3 giờ trước khi đi ngủ.
Không hút thuốc lá vì nicotine có thể kích thích sản xuất acid dạ dày và giảm khả năng lành vết thương ở dạ dày.
Giảm căng thẳng và lo âu bằng cách ngồi thiền, yoga hoặc các phương pháp giảm căng thẳng khác.
Giữ cân nặng ổn định: Bạn nên giảm cân nếu đang thừa cân vì cân nặng thừa có thể tăng áp lực lên dạ dày.
Không lạm dụng NSAIDs và các loại thuốc khác nếu không có ý kiến của bác sĩ.
Để phòng ngừa và thoát khỏi bệnh viêm loét dạ dày, bạn hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ, nhận biết sớm các yếu tố nguy cơ, phòng tránh ngay từ bây giờ và đừng quên sử dụng viên uống Dạ Dày Á Âu để giúp kiện tỳ, mạnh vị, giảm đau dạ dày nhé.
Lê Giang
Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh