Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Một góc nhìn: Trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi

Miền núi Quảng Ngãi có 03 dân tộc thiểu số sống chủ yếu ở các huyện Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ và Mình Long. Trong đó, dân tộc Hrê sinh sống lâu đời ở 03 huyện Sơn Hà, Ba Tơ và Minh Long. Dân tộc Ca Dong, thuộc nhóm ngữ hệ Môn-khơ me sống ở Sơn Tây và người Cor thì sống ở vùng đất quế Trà Bồng.

Trang phục Nam , nữ dân tộc Ca dong
Trang phục Nam , nữ dân tộc Ca dong.

Nhìn vào trang phục của mỗi dân tộc chúng ta có thể biết được đôi điều về sắc màu văn hóa của họ trong cuộc sống lao động sản xuất và văn hóa tâm linh.

Nhà nghiên cứu văn hóa Cao Chư, đã bỏ công nhiều năm sưu tầm nghiên cứu bản săc văn hóa dân tộc Cor cho biết: Trong cuộc sống thường ngày người phụ nữ Cor xưa kia mặc trang phục rất đơn giản gồm áo cộc tay theo kiểu chui dầu do người Việt may sẵn đem lên bán và quấn chiếc váy có màu xanh hoặc đen. Váy là một tấm vải hình chữ nhật được quấn quanh và giắt mối ở bên hông. Đàn ông người Cor ngày xưa thường đóng khố ở trần. Khố thường có màu xanh hoăc đen. Khi trời lanh họ thường khoác tấm choàng, chéo qua vai che kín lưng đến bắp chân. Người có không có nghề dệt vải nên trang phục đều mua của các dân tộc khác về để tự tạo ra trang phục cho dân tộc mình. Phụ nữ Cor ngày nay, thường mặc trang phục có hai màu chủ đạo là màu xanh và trắng. Bà Hồ Thị Non, ở Thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng là Nghệ nhân hàng chục năm qua chuyên làm cườm trang sức và trang phục cho phụ nữ Cor ở miền núi Trà Bồng và huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam .

Trang phục Nữ dân tộc Cor trong ngày hội
Trang phục Nữ dân tộc Cor trong ngày hội.
Trang phục Nữ dân tộc Hrê
Trang phục Nữ dân tộc Hrê.

Ngày nay, người Cor chỉ chú ý giới thiệu trang phục của mình trong các lễ hội. Trong lễ hội Tết ngã rạ, ăn Trâu, hay đấu chiêng nam giới thường dùng tấm vải đóng khố hay mặc áo dài. Trang phục lễ hội của phụ nữ Cor khá đẹp. Trên đầu dùng dải vải chít ngang, phần trên cùng có trang trí hình tương trưng những ngôi sao, giữa lưng có thắt vải màu tương trưng như những tổ ong. Riêng trong lễ cưới trang phục của cô dâu và chú rể được trang trí khá đẹp. Cô dâu đội chiếc nón cưới bằng nan tre do chú rể đan, tay cầm rựa và chiếc khăn gói trầu cau. Chú rể mặc tấm choàng thường có màu đen sọc dọc màu đỏ, đầu chít mũ lễ có hai mấu chìa ra tựa như cánh chuồn, tai đeo mấu bằng gỗ, vai vác thanh kiếm phép. Ngoài trang phục người Cor còn tạo ra nhiều loại vòng đeo cườm tay, đeo trên cổ làm tô điểm thêm nét đẹp trong lễ hội .

Trang phục Nữ dân tôc Cà dong
Trang phục Nữ dân tôc Cà dong.

Trang phục của người Ca dong, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi, hiện bị mai một rất nhiều. Theo sách “Mấy nét văn hóa cổ truyền của người Ca Dong” do Sở Văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ngãi xuất bản năm 1999 của cố Nghệ sĩ ưu tú Đinh Long Ta có viết : Về trang phục đàn ông Ca dong thường mặc tấm vải choàng màu xanh chàm, cổ viền sọc hoặc màu đỏ có viền sọc xanh trắng quàng chéo từ vai bên này xuống hông bên kia. Phụ nữ Ca dong có y phục đẹp hơn đàn ông Ca dong. Bộ y phục cổ truyền của người phụ nữ Ca dong gồm: Ribăng bụôc đầu, yếm, hai miếng vải choàng từ vai bên này xuống hông bên kia, từ vai kia xuống hông bên này và váy. Màu váy phổ biến nhất là màu chàm và đen thường dài đến giữa ống chân. Dọc các đường gấp váy có sọc trắng đỏ và trang trí những hoa văn hình chữ chi, chữ x, hình thoi, hình lá cây … Miếng vải choàng thường là một miếng đỏ, một miếng trắng, yếm thường dúng vải màu đỏ. Ribăng buộc đầu thường có màu trắng, đỏ, vàng, tím, được xâu theo hoa văn hình thoi, tam giác hình lá cây. Chiếu đai vừa khít đầu, chiều rộng bắng ngón tay cái. Vòng cổ bắng sợi dây cườm nhiều màu và kiềng bằng bạc bằng thau. Vòng chân bằng dây cườm nhiều màu buộc vào cổ chân nhiều vòng.

Trang phục của người Hrê khác nhiều so với dân tộc Cor, người Cà Dong bởi người Hrê xưa kia có nghề trồng bông dệt vải. Do cuộc sống hiện đại nên hiện nay, người Hrê ở tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn sót lại một làng nghề chuyên dệt thổ cẩm của người Hrê. Đó là Làng Teng, xã Ba Thành, huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Theo nhà nghiên cứu văn hóa Lê Hồng Khánh cho biết: “ Người Hrê dù nam hay nữ đều có hai bộ trang phục cơ bản đó là: Trang phục bằng thổ cẩm dùng trong các dip lễ, Tết và trang phục dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Váy áo thổ cẩm của phụ nữ dân tộc Hrê có 3 màu gồm: Đen, trắng và đỏ. Trong đó màu đen là màu nền chủ đạo vị họ cho rằng màu đen kín đáo, dịu dàng, mạnh mẽ, dẻo dai …”

Theo người Hrê quan niệm trang phục là nét đẹp văn hóa cổ truyền, sâu nặng yếu tố tâm linh. Trong cuộc đời của mỗi người Hrê từ khi lớn lên cho đến khi rời khỏi cõi đời, màu vải áo thổ cẩm đều theo họ. Người con gái khi đi lấy chồng thì được mẹ đẻ tặng chiếc áo và bộ váy đẹp để đi theo chồng. Khi sinh con ai cũng dành chiếc khăn thổ cẩm đắp trên bụng đứa trẻ để thần linh che chở phù hộ cho đứa trẻ, khỏe mạnh, mau lớn. Và khi về già chết đi người nhà đem chiếc áo thổ cẩm theo người đã chết. Chính vì quan niệm như thế cho nên người Hrê làng Teng sinh sống rất gần với cuộc sống hiện đại đồng bào vẫn không bỏ nghề dệt thổ cẩm. Và con gái làng Teng trước khi đi lấy chồng ai cũng phải học nghề dệt thổ cẩm làng mình.

Hiện nay trang phục đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền núi Quảng Ngãi đang bị mai một rất nhiều. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác bảo tồn bản sắc văn hóa cổ truyền dân tộc nên mỗi huyện chỉ sắm vài chục bộ trang phục để phục vụ trong những ngày lễ hội. Một số phụ nữ say mê sắc màu văn hóa dân tộc mình thì tự mua sắm để mặc mỗi khi có dịp lễ hội. Một số trường học đã đầu tư kinh phí mua trang phục cho học sinh và giáo viên mặc trong ngày đầu tuần. Tuy nhiên, hiện nay việc mua sắm và sử dung trang phục dân tộc thiểu số ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi còn tồn tại nhiều bất cập. Ngành văn hóa và chính quyền các địa phương chưa có đề án qui định thống nhất sắc màu mỗi dân tộc, do đó mỗi lần liên hoan Cồng chiêng đàn và hát dân ca chúng tôi thấy xuất hiện khá nhiều sắc màu xanh xanh, đo đỏ, vàng vàng…Mỗi địa phương mỗi kiểu màu, trông rất khó coi.

Trang phục Nam , nữ dân tộc Ca dong
Trang phục Nam , nữ dân tộc Ca dong.

Để bảo tồn bản sắc văn hóa cổ truyền dân tộc từ trang phục, nhiều đồng bào mong muốn Đảng, Nhà nước quan tâm hỗ trợ kinh phí khôi phục bảo tồn văn hóa thổ cẩm làng Teng. Khi nghề dệt làng Teng phát triển có thương hiệu chúng ta sẽ có nơi dệt thổ cẩm trang phục cho các dân tộc thiểu số trong và ngoài tỉnh. Và để khuyến khích mọi người dùng trang phục của dân tộc mình Nhà nước nên hỗ trợ về giá trang phục cho người dùng, nguyên liệu và tiền dạy nghề cho người dệt vì hiện nay mức thu nhập của đồng bào còn thấp, trong khi đó một chiếc áo của nam có giá 600.000 đến 800.000 đồng và bộ trang phuc của nữ cũng mức giá 800.000 đến 900.000 đồng. Ngoài ra, các địa phương cần đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch miền núi gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa cổ truyền các dân tộc. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá vẻ đẹp văn hóa miền núi tỉnh Quảng Ngãi để mỗi du khách khi đến với miền núi Quảng Ngãi ai cũng cố tìm mua cho được một bộ trang phục sắc màu độc đáo của các tộc người Hrê, Cor và Cà Dong ở Quảng Ngãi làm kỷ niệm. Và một điều không thể thiếu là ngành văn hóa tỉnh Quảng Ngãi cùng chính quyền các địa phương cần có qui đinh thống nhất sắc màu trang phục các dân tộc Hrê, Cor, Cà Dong, theo nét văn hóa cổ truyền của mỗi tộc người.

Bài và ảnh:  Trần Đình Quang

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%
Bình Định: Phấn đấu đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%

Theo Sở Công Thương tỉnh Bình Định, từ đầu năm 2024 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song giá trị kim ngạch xuất khẩu tháng 4/2024 vẫn tăng 17,3%. Với kết quả trên, ngành Công Thương tỉnh xác định: Phấn đấu trong tháng 5/2024 sẽ đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 24%...

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.