Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Một số giải pháp xúc tiến đầu tư phát triển bề vững KCN tỉnh Thái Nguyên

THCL Khi đầu tư vào địa phương, các nhà đầu tư luôn chú ý đến các vấn đề như vị trí địa lý, điều kiện cơ sở hạ tầng, khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, môi trường chính trị, luật pháp, thiện chí của các cơ quan chức năng địa phương, khả năng cung ứng lao động phổ thông và lao động có tay nghề…

Ngoại trừ những yếu tố nhân tạo, nghĩa là địa phương hoàn toàn có thể tác động đến các yếu tố đó, làm cho chúng thay đổi theo hướng có lợi cho địa phương. Có 3 yếu tố cơ bản đó là: Môi trường đầu tư, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng. Nhiệm vụ phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 - 2015 đã được thông qua Nghị quyết của HĐND tỉnh. Theo đó, Thái Nguyên tập trung huy động có hiệu quả các nguồn lực, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ, đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn. Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội. Như vậy, chính quyền tỉnh Thái Nguyên có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp - dịch vụ là 2 giải pháp quan trọng nhất; phát triển nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực trong nhân dân là khâu đột phá để thực hiện 2 giải pháp trên.


Một số giải pháp được quan tâm

Giải pháp đào tạo và phát triển thu hút nhân tài tăng cường nguồn nhân lực:

Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, chủ doanh nghiệp đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh đầu tư FDI có hiệu quả theo cơ chế thị trường; mở rộng hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực với các cơ sở, tổ chức đào tạo chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu. Xã hội hóa công tác giáo dục để nâng cao nhận thức cho nhân dân và du khách về văn hóa lao động chuyên nghiệp; hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động tác động đến các môi trường kinh doanh. Tùy theo mục tiêu của người quản lý cũng như nguyện vọng và điều kiện của nhân tài đặt ra ở câu hỏi thứ nhất và thứ hai sẽ đi đến đàm phán và quyết định trọng dụng nhân tài ở một trong 2 hình thức:

Một là thu hút nhằm sở hữu nhân tài, không phải lúc nào cũng cần sở hữu nhân tài, nhưng cũng có khi cần sở hữu nhân tài. Đây là hình thức cao nhất, là loại hình chi phí tốn kém nhất và việc sử dụng phải đem lại hiệu quả cao nhất.

Hai là thu hút nhân tài nhằm sử dụng, trong trường hợp không có nhu cầu sở hữu hoặc không đủ khả năng sở hữu nhân tài thì thu hút nhằm sử dụng. Nhân tài có thể do một cơ quan quản lý, nhưng vẫn làm việc cho một hoặc nhiều cơ quan khác. Đây là hình thức thu hút phổ biến nhất vì vừa giải quyết được yêu cầu nhân lực, nhân tài cho cơ quan nhưng không nhất thiết phải quản lý, không làm thay đổi nhiều cuộc sống của người được sử dụng. Hiện tồn tại không ít nhân tài ở dạng tự do, không do một cơ quan nào sở hữu. Các nước đang phát triển, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tổ chức mới trưởng thành thường ưa chuộng loại hình thu hút này vì họ chưa đủ điều kiện để sở hữu nhân tài. Các hình thức thu hút, sử dụng có nhiều loại, tùy thuộc vào đối tượng đã có nơi quản lý hay còn tự do mà cơ quan sử dụng chọn phương thức hợp lý.

Ở nước ta hiện nay, việc thu hút các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu về khoa học - kỹ thuật cao về các khu công nghiệp ở cấp huyện là rất khó, các doanh nghiệp công lập  thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học ở các viện là điều hết sức cần thiết để tận dụng năng lực, chất xám, cơ sở hạ tầng của 2 cơ quan. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, khắc phục khiếm quyết về cấu trúc hệ thống do cơ chế kế hoạch hóa chỉ huy tập trung để lại, viện nghiên cứu thích nghi dần với nền kinh tế thị trường. Tương tự, các địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp cần thu hút các nhà khoa học ở các viện, các cán bộ giảng dạy ở các trường đại học về thực hiện các dự án trong KCN tỉnh Thái Nguyên của cơ quan mình như đổi mới công nghệ, đột phá đi tắt đón đường công nghệ mới áp dụng triển khai trong KCN là vô cùng khó khăn…

Giải pháp thu hút nhân tài:

Ngày nay, thu hút nhân tài như một chiến lược quan trọng của tất cả các quốc gia, các doanh nghiệp, các tổ chức, vì vậy có rất nhiều giải pháp nhằm thu hút nhân tài cho tổ chức, đất nước mình. Mỗi nước, mỗi tổ chức, địa phương đều vận dụng những giải pháp chung và phổ biến, nhưng cố gắng tìm cho mình những giải pháp riêng khả dĩ giành thắng lợi trong thu hút nhân tài.

Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ giữa trọng thị, trọng dụng và trọng đãi nhân tài (giải pháp phổ biến nhất). Ba khâu này liên quan chặt chẽ với nhau trong từng thời điểm, từng lĩnh vực, những khâu này có thể mạnh - yếu khác nhau nhưng không bỏ qua được khâu nào. Muốn thu hút được nhân tài thì cần làm cho họ biết họ được thu hút về để giải quyết vấn đề gì, điều đó mới thật sự tạo ra sự lôi cuốn. Việc trọng dụng sẽ là động lực quan trọng thu hút nhân tài. Thật sự trọng dụng là biểu hiện tốt đẹp của trọng thị. Trả lời câu hỏi thu hút như thế nào là thể hiện trọng đãi của nơi sử dụng nhân tài. Trọng đãi là sự trả công xứng đáng cho đóng góp của nhân tài đối với cơ quan sử dụng. Cụ thể hóa 3 khâu trọng thị, trọng dụng và trọng đãi - sẽ tạo ra được các giải pháp tổng thể cho thu hút nhân tài. Giải pháp này thường mang tính chiến lược chi phối các giải pháp kỹ thuật khác.

Thứ hai đó là săn tìm nhân tài. Ngày xưa, nhiều nhân tài "mai danh ẩn tích" nên các triều đại phong kiến đều không tiếc công sức và huy động cả bộ máy nhà nước từ Trung ương đến địa phương để tìm nhân tài.

Thứ ba, tạo môi trường thu hút nhân tài. Nhân tài mong muốn trước hết là được làm việc và cống hiến. Vì vậy, việc tạo môi trường thu hút, hấp dẫn là rất quan trọng đối với nhân tài. Về vấn đề này, cần quan tâm tới 3 yếu tố sau: Ðiều kiện làm việc tốt (bao gồm cơ sở hạ tầng, lãnh đạo quan tâm, phương tiện làm việc, tinh thần thoải mái), điều kiện thông tin nhanh, kịp thời, đầy đủ, chính xác, có một tập thể hoạt động tốt, ăn ý, không khí làm việc cởi mở, minh bạch, dân chủ; Nhân tài được quyền tự chủ trong lĩnh vực hoạt động của mình; Có cuộc sống ổn định.

Ba điều kiện trên là môi trường hấp dẫn nhân tài và cũng là môi trường để nhân tài nảy nở và phát triển. Có những điều kiện cần có đầu tư, nhưng có những điều kiện không cần tiền, chỉ cần người quản lý thật sự trọng thị và trọng dụng nhân tài. Trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, các nhà giáo, các nhà khoa học thường yêu cầu cao về điều kiện làm việc và cuộc sống thường ở mức trung lưu.

Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường:

Tổ chức học tập và triển khai các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường. Có chính sách ưu đãi trong việc huy động vốn đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ, tôn tạo nâng cao chất lượng môi trường du lịch. Thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan khắc phục sự cố, tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch. Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và phân loại doanh nghiệp, xây dựng tiêu chuẩn môi trường trong KCN, trên cơ sở đó, thực hiện rà soát đánh giá, kiểm kê, giám sát tác động môi trường trong KCN. Phát triển các chương trình giáo dục toàn dân và giáo dục trong các doanh nghiệp học về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường. Có thể lồng ghép đào tạo giáo dục tuyên truyền xúc tiến đầu tư cho các doanh nghiệp đã và đang trong giai đoạn xúc tiến đầu tư vào KCN Thái Nguyên.

Một số hoạt động của BQL các KCN Thái Nguyên

Trong những năm qua, BQL các KCN Thái Nguyên đã có nhiều hoạt động tích cực, góp phần không nhỏ trong hoạt động xúc tiến đầu tư, CNH-HĐH Thái Nguyên. Ban đã đề xuất nghiên cứu phương án huy động nguồn vốn ứng trước tiền thuê đất 50 năm của các doanh nghiệp để sử dụng xây dựng hạ tầng KCN trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh phê duyệt. Phối hợp với các tỉnh lân cận xây dựng các tuyến đường giao thông, hình thành các tuyến công nghiệp theo đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên, xây dựng các công trình thủy lợi, quy mô lớn, các công trình kết cấu hạ tầng khác (khu xử lý chất thải, hệ thống cấp nước...). Phối hợp với các ngành của tỉnh để triển khai các chương trình phát triển và hợp tác phát triển, trong xây dựng và thực hiện các dự án đầu tư của tỉnh trên địa bàn huyện và trong xây dựng các cơ chế, chính sách cho huyện.

Sau khi quy hoạch được phê duyệt, các KCN được công khai hóa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của KCN, tuyên truyền, thu hút sự chú ý trong nhân dân, các nhà đầu tư để huy động tham gia thực hiện quy hoạch. Triển khai, cụ thể hóa quy hoạch qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm, các quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chi tiết khác. Giám sát việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch. Cuối mỗi kỳ quy hoạch (năm 2015 và 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu cho phù hợp với tình hình thực tế.

Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Ban đã tạo điều kiện cho CBCC, VC-LĐ tham gia các lớp học để nâng cao trình độ như cao học, đại học, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ như chính trị, QLNN, QP-AN và các lớp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ...

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh bổ sung một số KCN của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, đến nay, đã có 06 KCN với diện tích 1.420 ha, đã có quy hoạch chi tiết được duyệt, bao gồm: Điềm Thụy, Nam Phổ Yên, Sông Công II, Sông Công I; đang tiếp tục làm các thủ tục cần thiết để xin mở rộng KCN Yên bình giai đoạn II với quy mô 200 ha, theo hướng giữ nguyên danh mục các KCN với tổng diện tích 1.420 ha để mở rộng KCN Yên Bình, giai đoạn 2 là 200 ha (nâng tổng diện tích KCN Yên Bình lên 400 ha và cắt giảm một số diện tích khó khăn trong công tác BTGPMB tại các KCN Nam Phổ Yên (80 ha), Sông Công I (25 ha) và Quyết Thắng (95 ha).

Ban cũng đã phối hợp tốt với UBND thành phố Thái Nguyên, UBND huyện Phổ Yên tổ chức công bố quy hoạch KCN Yên Bình và KCN Quyết Thắng; đồng thời phối hợp với UBND cấp huyện có KCN để tuyên truyền phổ biến về pháp luật quy hoạch và quản lý địa giới theo quy hoạch đã được phê duyệt. Chỉ đạo các chủ đầu tư hạ tầng thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo đúng quy hoạch chi tiết được phê duyệt; tham mưu cho UBND tỉnh điều chỉnh cục bộ chức năng sử dụng đất trong KCN để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn như điều chỉnh bổ sung: chức năng khu tiện ích phục vụ người lao động trong Dự án Tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch các khu tái định cư gắn với khu nhà ở cho công nhân lao động làm việc trong các KCN, theo hướng ít nhất mỗi KCN có ít nhất 1 - 2 khu tái định cư và nhà ở cho công nhân lao động liền kề KCN để bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững tại các KCN; chấp thuận cho các chủ đầu tư hạ tầng và các nhà đầu tư thứ cấp trong KCN thực hiện việc đấu nối hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch chi tiết được duyệt. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các doanh nghiệp trong KCN thực hiện quy định của pháp luật xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình trong KCN, từ khâu lập thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công, tới khi hoàn công công trình đưa vào khai thác sử dụng. Hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, tất cả các hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng của doanh nghiệp đều được xử lý nhanh gọn, triệt để, chính xác và thời gian giải quyết bằng 1/5 thời gian quy định...

Một số dự án nổi bật có vốn đầu tư lớn được triển khai nhanh, như: KCN Yên Bình, thu hút 06 dự án, trong đó 03 dự án FDI, 03 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký là 3,38 tỷ USD và 1.846 tỷ đồng; KCN Điềm Thụy, phần diện tích 180 ha thu hút 21 dự án FDI làm phụ trợ cho Samsung với quy mô vốn đăng ký gần 300 triệu USD.

Còn lại KCN Điềm Thụy, phần diện tích 170 ha thu hút 02 dự án với tổng vốn đăng ký 11 triệu USD; KCN Sông Công 1, thu hút và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 03 dự án với vốn đăng ký là 7 triệu USD; KCN Nam Phổ Yên, thu hút và cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 01 dự án thuộc lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng và thực phẩm đồ uống với quy mô vốn đăng ký 414 tỷ đồng...

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN, bằng nhiều hình thức, như: Tổ chức và tham gia các hội nghị, hội thảo, thông qua các phương tiện thông tin, truyền thông, cổng thông tin điện tử, chỉ đạo và trực tiếp phối hợp với các công ty xây dựng hạ tầng KCN trong công tác xúc tiến đầu tư; thực hiện chủ trương, định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, lựa chọn các dự án quy mô lớn, sử dụng công nghệ sạch, công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm nguồn lực, sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đi kèm là thu hút đầu tư công nghiệp phụ trợ để tạo ra sản phẩm đồng bộ tại các KCN, đặc biệt chú trọng các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Mỹ, EU… Tiếp tục phát huy hiệu quả của phương pháp xúc tiến đầu tư tại chỗ gắn với công tác chăm sóc, hỗ trợ các doanh nghiệp, dự án đang hoạt động, triển khai nhằm duy trì môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, hấp dẫn trong KCN của tỉnh.

Phan Mạnh Cường

Trưởng BQL các KCN tỉnh Thái Nguyên

Tin mới

Công bố Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”
Công bố Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”

Ngày 19/4, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bắc Ninh phối hợp với UBND TP. Bắc Ninh tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ Nhãn hiệu tập thể “Đồ gỗ mỹ nghệ Khúc Xuyên”.

ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng
ĐHĐCĐ thường niên 2024: SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

Ngày 17/4/2024, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Nhiều mục tiêu quan trọng đã được thông qua tại Đại hội, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Thông tin về Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”
Thông tin về Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 với chủ đề “Hải Phòng – Bừng sáng miền di sản”

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kiện chính trị - văn hóa, xã hội, là lễ hội truyền thống đặc trưng, niềm tự hào của người dân Hải Phòng được tổ chức thường niên vào tháng Năm gắn với kỷ niệm Ngày giải phóng Hải Phòng.

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu
Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia về chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu

Việt Nam xếp ở vị trí thứ 46/132 quốc gia, đứng đầu trong số các quốc gia có thu nhập trung bình thấp trong bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2023. Sự tiến bộ này là điều tối quan trọng để Việt Nam đạt được tầm nhìn trở thành quốc gia phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.

Hải Phòng tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)
Hải Phòng tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024)

Sáng 19/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Ban Thường vụ Thành ủy tổ chức Gặp mặt Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì cuộc Gặp mặt.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 9: SHB tiếp tục tăng trưởng bền vững

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.