Trao đổi với báo chí, TS. Phạm Thị Thanh Xuân - Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng - Đại học Quốc gia TPHCM cho biết, trong năm 2023, áp lực lạm phát vào cuối năm 2022 có nguy cơ quay trở lại và dao động mạnh. 

Bà cho biết, lạm phát của riêng TP HCM trong quý I/2023 đến quý II/2023 sẽ có dấu hiệu khuếch đại vì nhập khẩu, tái khẩu và vận động chủ yếu dựa vào USD. Không chỉ vậy, hoạt động bán lẻ sẽ có những biến động và cần cơ hội để trở mình. “Lãi suất năm 2023 sẽ không tăng nữa nhưng vẫn duy trì ở mặt bằng cao cho đến hết năm sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp”, vị chuyên gia này nhận định.

Mọi nỗ lực phải có sự phối hợp từ hai phía, khi kinh tế càng suy thoái, khó khăn, doanh nghiệp và ngân hàng cần tìm ra các biện pháp thiết thực để cải thiện vấn đề.
Mọi nỗ lực phải có sự phối hợp từ hai phía, khi kinh tế càng suy thoái, khó khăn, doanh nghiệp và ngân hàng cần tìm ra các biện pháp thiết thực để cải thiện vấn đề.

Bàn về những giải pháp, bà Xuân cho biết, Chính phủ cần kéo dài các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đến hết năm 2023, cũng như giảm thuế giá trị gia tăng 2% để dưỡng cầu và tiếp lửa gián tiếp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; giảm hay hoãn áp dụng biểu giá thuê đất mới…

Ngân hàng Nhà nước cũng cần tăng cường kiểm soát cuộc đua lãi suất nhằm giữ trạng thái ổn định cả năm. Từ đó, chi phí vốn mới có thể bình ổn bởi chính sách hỗ trợ giảm lãi suất là công cụ khó khai thác.

“Để hỗ trợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước nên đặt trọng tâm hơn vào việc ổn định lãi suất, tinh gọn hóa quy trình, thủ tục thẩm định cấp tín dụng. Ngoài ra, phía doanh nghiệp cũng cần tăng cường sự minh bạch và thống nhất trong hệ thống thông tin tài chính, phi tài chính, đáp ứng yêu cầu thẩm định tín dụng ngày càng cao từ ngân hàng. Mọi nỗ lực cần phối hợp từ hai phía. Khi kinh tế càng khó, việc quản trị rủi ro càng nâng cao để giảm thiểu rủi ro và tổn thất, cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp cùng phải cải thiện để đáp ứng”, bà Phạm Thị Thanh Xuân đề xuất.

Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế cũng nhận định, việc đưa lãi suất huy động về mức ổn định là điều cần thiết, cần được đưa lên hàng đầu để chi phí vốn được bình ổn. Bởi lẽ này, Ngân hàng cần chú trọng vào vấn đề ổn định lãi suất, tinh gọn hóa quy trình, thủ tục thẩm định cấp tín dụng cho các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực phải có sự phối hợp từ hai phía, khi kinh tế càng suy thoái, khó khăn, doanh nghiệp và ngân hàng cần tìm ra các biện pháp thiết thực để cải thiện vấn đề. 

Hồng Nhung (t/h)