Sáng 21/11, diễn ra tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sỹ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Mối đe dọa
Cục diện thế giới và hai khu vực của chúng ta đang trải qua những thay đổi sâu sắc mang tính thời đại. Nhìn chung, tình hình thế giới về tổng thể thì hòa bình, nhưng cục bộ có chiến tranh; về tổng thể thì hòa hoãn, nhưng cục bộ có căng thẳng; về tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột. Đặc biệt, các thách thức an ninh phi truyền thống (ANPTT) như biến đổi khí hậu, già hóa dân số, thiên tai, an ninh mạng, an ninh nguồn nước… tác động đến mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Bên cạnh mối đe dọa về quân sự, là sự tồn tại và xuất hiện nhiều yếu tố mới đe dọa an ninh con người và an ninh quốc gia như: thảm họa thiên nhiên, động đất, sóng thần, bão lũ, dịch bệnh, hạn hán, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, những vấn đề tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực... luôn là mối hiểm họa đe dọa cuộc sống con người, đồng thời là thử thách khả năng điều hành của các Chính phủ.
Nguy cơ ANPTT nổi lên với ý nghĩa vừa là mối đe dọa chung đối với toàn nhân loại, vừa là phương tiện nhiều quốc gia lợi dụng để làm suy yếu an ninh của nhau.
Mối đe dọa ANPTT ngày càng đa dạng và phức tạp, tốc độ và phạm vi ảnh hưởng ngày càng nhanh chóng, trực tiếp, đa chiều đến mọi mặt đời sống xã hội. Đây cũng là quan tâm của Đảng, Nhà nước ta. Gần đây nhất, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu trong thẩm định pháp luật, xây dựng văn bản pháp luật, tuyệt đối không để xảy ra lợi ích nhóm, tác động pháp luật, để lọt, đánh giá không toàn diện yếu tố an ninh gây tác động tiêu cực đến lợi ích chung, lợi ích quốc gia, quyền lợi của người dân. Thủ tướng Phạm Minh Chính tại các diễn đàn trong nước và quốc tế cũng nhiều lần đề cập sâu sắc tới tác động của các yếu tố an ninh phi truyền thống tới cục diện thế giới, các nước, trong đó Việt Nam.
Trước những vấn đề đặt ra ở trên, cho thấy cần phải nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Xuất hiện rất nhiều vấn đề an ninh
Trung tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Yêm, Viện trưởng Viện An ninh phi truyền thống, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: Hiện nay đã xuất hiện rất nhiều vấn đề an ninh mà chúng ta gọi là an ninh phi truyền thống (ANPTT). Đây là những vấn đề an ninh hình thành dựa trên những tác động, nguy cơ phi quân sự, ví dụ như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, an ninh lương thực, an ninh môi trường, nguồn nước...
ANPTT thực chất là sự nối dài của an ninh quốc gia, của an ninh truyền thống và cấu thành thêm tổng thể của an ninh quốc gia trong điều kiện hiện nay. Ví dụ trong năm 2024, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều nguy cơ ANPTT mà gần đây nhất là thiên tai, bão lũ, vấn đề môi trường, an ninh nguồn nước xảy ra trong tháng 9 liên quan đến cơn bão YAGI đi qua các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Tuyên Quang, Yên Bái và nhiều địa phương khác.
Chúng ta cũng chứng kiến rất nhiều cuộc tấn công mạng rất dữ dội nhằm vào các tập đoàn kinh tế lớn của chúng ta như PV Oil, Vinadirec, Tổng công ty VNPost của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề an ninh khác. Tất cả những vấn đề an ninh như thế này đòi hỏi Đảng và Nhà nước cũng như các cấp, các ngành phải đặc biệt quan tâm trong điều kiện đất nước ta chuẩn bị bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Theo Giáo sư Nguyễn Xuân Yêm, những nguy cơ đe doạ an ninh phi truyền thống trên thế giới xuất hiện ở Việt Nam rất nhiều. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy có khoảng 30 nguy cơ đe doạ an ninh phi truyền thống đã, đang và sẽ tiếp tục nổi lên thời kỳ hiện nay. Trong đó có 5 nguy cơ đang nổi lên mà chúng ta phải lưu tâm:
Thứ nhất, vấn đề tội phạm xuyên quốc gia. Đây là vấn đề xuất hiện ở Việt Nam và nổi lên rất mạnh trong thời gian gần đây như tội phạm ma tuý xuyên quốc gia, mua bán người xuyên quốc gia, tội phạm kinh tế xuyên quốc gia.
Thứ hai, an ninh kinh tế của Việt Nam. Nguy cơ chệch hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa làm giảm tăng trưởng kinh tế, rơi vào bẫy thu nhập trung bình kể cả tại các địa phương, thành phố có mức tăng kinh tế lớn. Vấn đề nợ công của Nhà nước, địa phương, tội phạm vi phạm về kinh tế, nguy cơ đe doạ an ninh tài chính, an ninh doanh nghiệp.
Thứ ba, an ninh môi trường, an ninh nguồn nước. Đây là vấn đề gắn liền với biến đổi khí hậu, thảm hoạ thiên nhiên mà chúng ta vừa chứng kiến một ví dụ là cơn bão Yagi vừa qua.
Thứ tư, an ninh y tế, an ninh sức khoẻ liên quan đến an toàn của các cơ sở y tế, an ninh dân số, già hoá dân số, mất cân bằng giới tính, an toàn thực phẩm…
Thứ năm, các nguy cơ đe doạ về an ninh mạng và an ninh mạng xã hội. Đây là một trong những loại tội phạm tăng trưởng nhanh nhất trong các loại tội phạm của Việt Nam.
Như chúng ta thấy trong thời kỳ đại dịch COVID-19, Nhà nước đã tổng kết đại dịch làm thiệt hại tới 500.000 tỷ đồng. Và trong cơn bão Yagi vừa rồi, tỉnh Yên Bái thu nhập cả tỉnh 2023 đạt 4.100 tỷ đồng nhưng chỉ sau 1 tuần bão lũ, sạt lở... tỉnh Yên Bái đã thiệt hại tới 4.600 tỷ đồng, làm giảm sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc phòng của đất nước.
Có truyền thống chủ động phòng ngừa, ứng phó
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đình Phi, Hiệu trưởng Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội nêu quan điểm, theo quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định rằng rất may mắn là đất nước ta có truyền thống tuyệt vời trong lĩnh vực chủ động phòng ngừa, ứng phó với các mối nguy rủi do, đe dọa an ninh quốc gia. Chúng ta đã tích hợp chương trình đào tạo liên quốc phòng vào các cấp giáo dục, đào tạo từ thấp đến cao. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh là nâng cao năng lực quản trị quốc gia, trong đó chắc chắn có năng lực quản trị ANPTT cũng như an ninh truyền thống, hai lĩnh vực của an ninh quốc gia.
Một số giải pháp lớn mà chúng tôi nghiên cứu, trao đổi với nhau cũng như đã và đang đề xuất với lãnh đạo Đảng và Nhà nước gồm:
Thứ nhất là phải tăng cường công tác truyền thông để tất cả các cấp, các bộ ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp, những đơn vị cơ sở, nơi có thể xuất phát rủi ro lớn, nguy cơ lớn, từ những đốm lửa nhỏ cháy thành đốm lửa lớn đe dọa ANPTT của cá nhân, của con người, cộng đồng, của tổ chức, doanh nghiệp và hơn cả là an ninh quốc gia. Điều đầu tiên là tuyên truyền và hôm nay cũng là một buổi truyền thông rất tuyệt vời.
Thứ hai là không có lý luận sắc bén, không có cơ sở khoa học chắc chắn thì không thể nào truyền thông được, chúng ta không thể có nền tàng lý luận để ban hành các nghị quyết, chính sách, các chiến lược, các kế hoạch, hành động, các đề tài, dự án để chủ động phòng ngừa rủi ro, ứng phó với các mối nguy để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, tổ chức, doanh nghiệp và hơn cả là an ninh kinh tế, an ninh quốc gia.
Chúng ta phải có những chương trình nghiên cứu bài bản từ Trung ương đến địa phương. Tôi rất vui mừng rằng, Viện An ninh truyền thống đã được Nhà nước đồng ý chủ trương sẽ triển khai chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước về ANPTT trong 10 năm tới.
Bên cạnh đó, quản lý khoa học, công nghệ hiện nay của Việt Nam, ví dụ như tôi đang làm đề tài về an ninh nguồn nước sông của lưu vực sông thì phải mất vài chục tỷ đồng với vài chục phó giáo sư, tiến sỹ, chuyên gia và khoảng 10 năm mới ra được bộ công cụ để quản trị một dòng sông. Thế thì Việt Nam cần bao nhiêu nghìn tỷ, mấy chục năm? Do đó chúng ta phải đổi mới căn bản tổ chức và cách quản trị thực sự phát triển, chủ động, khoa học theo đặt hàng của Nhà nước nhưng phải nhanh, hiệu quả, vận dụng được, tích hợp được để các nhà lãnh đạo ban hành các chính sách, chiến lược một cách hiệu quả, hiệu lực.
Cách mạng thành công không thể thiếu lực lượng mà lực lượng ở đây là những người được học tập bài bản, có đạo đức, có phẩm chất, có quyết tâm bảo vệ con người, bảo vệ quốc gia. Chúng ta phải đào tạo đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa phương thấm nhuần nghị quyết, quan điểm của Đảng về ANPTT và đặc biệt là phải học kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để có thể tham gia, tham mưu, chủ động thực hiện chiến lược, kế hoạch, phòng ngừa rủi ro, không để rủi ro đến chúng ta mới ứng phó.
Theo quá trình nghiên cứu, chúng tôi xác định rằng rất may mắn là đất nước ta có truyền thống tuyệt vời trong lĩnh vực chủ động phòng ngừa, ứng phó với các mối nguy rủi do, đe dọa an ninh quốc gia. Chúng ta đã tích hợp chương trình đào tạo liên quốc phòng vào các cấp giáo dục, đào tạo từ thấp đến cao. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh là nâng cao năng lực quản trị quốc gia, trong đó chắc chắn có năng lực quản trị ANPTT cũng như an ninh truyền thống, hai lĩnh vực của an ninh quốc gia.
Một số giải pháp
Một số giải pháp lớn mà chúng tôi nghiên cứu, trao đổi với nhau cũng như đã và đang đề xuất với lãnh đạo Đảng và Nhà nước gồm:
Thứ nhất là phải tăng cường công tác truyền thông để tất cả các cấp, các bộ ngành từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là các tổ chức, doanh nghiệp, những đơn vị cơ sở, nơi có thể xuất phát rủi ro lớn, nguy cơ lớn, từ những đốm lửa nhỏ cháy thành đốm lửa lớn đe dọa ANPTT của cá nhân, của con người, cộng đồng, của tổ chức, doanh nghiệp và hơn cả là an ninh quốc gia. Điều đầu tiên là tuyên truyền và hôm nay cũng là một buổi truyền thông rất tuyệt vời.
Thứ hai là không có lý luận sắc bén, không có cơ sở khoa học chắc chắn thì không thể nào truyền thông được, chúng ta không thể có nền tàng lý luận để ban hành các nghị quyết, chính sách, các chiến lược, các kế hoạch, hành động, các đề tài, dự án để chủ động phòng ngừa rủi ro, ứng phó với các mối nguy để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, tổ chức, doanh nghiệp và hơn cả là an ninh kinh tế, an ninh quốc gia. Chúng ta phải có những chương trình nghiên cứu bài bản từ Trung ương đến địa phương. Tôi rất vui mừng rằng Viện An ninh truyền thống đã được Nhà nước đồng ý chủ trương sẽ triển khai chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp nhà nước về ANPTT trong 10 năm tới.
Bên cạnh đó, quản lý khoa học, công nghệ hiện nay của Việt Nam, ví dụ như tôi đang làm đề tài về an ninh nguồn nước sông của lưu vực sông thì phải mất vài chục tỷ đồng với vài chục phó giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia và khoảng 10 năm mới ra được bộ công cụ để quản trị một dòng sông. Thế thì Việt Nam cần bao nhiêu nghìn tỷ, mấy chục năm? Do đó chúng ta phải đổi mới căn bản tổ chức và cách quản trị thực sự phát triển, chủ động, khoa học theo đặt hàng của Nhà nước nhưng phải nhanh, hiệu quả, vận dụng được, tích hợp được để các nhà lãnh đạo ban hành các chính sách, chiến lược một cách hiệu quả, hiệu lực.
Cách mạng thành công không thể thiếu lực lượng mà lực lượng ở đây là những người được học tập bài bản, có đạo đức, có phẩm chất, có quyết tâm bảo vệ con người, bảo vệ quốc gia. Chúng ta phải đào tạo đội ngũ cán bộ từ Trung ương đến địa phương thấm nhuần nghị quyết, quan điểm của Đảng về ANPTT và đặc biệt là phải học kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để có thể tham gia, tham mưu, chủ động thực hiện chiến lược, kế hoạch, phòng ngừa rủi ro, không để rủi ro đến chúng ta mới ứng phó.
PV (lược ghi)