Mối liên quan giữa NFT và kinh tế số
Khoảng 3-4 năm trở lại đây, chuyển đổi số, kinh tế số trở thành mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia. Theo đó, kinh tế số là việc áp dụng các tiến bộ của công nghệ vào phát triển kinh tế, hay chính là kết quả của công nghiệp 4.0 cùng quá trình chuyển đổi số.
Nhóm cộng tác Kinh tế số của Oxford định nghĩa: “Kinh tế số là nền kinh tế vận hành dựa trên nền tảng công nghệ số, đặc biệt là các giao dịch điện tử tiến hành thông qua Internet”.
Còn tại Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2019, kinh tế số được định nghĩa là “toàn bộ hoạt động kinh tế dựa trên nền tảng số và những mô hình kinh doanh mới được tạo ra từ việc áp dụng công nghệ số và dữ liệu số”.
Giới chuyên môn đã chỉ ra 3 ưu điểm nổi bật nhất của nền kinh tế số: Thứ nhất, tăng trưởng thương mại điện tử; Thứ hai, thúc đẩy người dùng sử dụng Internet; Thứ ba, phát triển hệ thống hàng hóa và dịch vụ kinh tế số. Ngoài 3 ưu điểm này, phát triển kinh tế theo định hướng kinh tế số còn đảm bảo tính minh bạch, giúp các nhà quản lý kiểm soát nền kinh tế tốt hơn.
Trong khi đó, tài sản kỹ thuật số NFT được biết đến với 3 điểm trội: Tính độc nhất, tính không thể hoán đổi và tính hiếm. NFT được coi là ví dụ hoàn hảo về tác động của công nghệ blockchain trong cuộc sống, vượt ra ngoài thị trường tài chính. Phải chăng đây chính là mảnh ghép còn của thiếu một nền kinh tế số vớ mục tiêu ngày càng minh bạch và phát triển mở rộng hệ thống hàng hóa, dịch vụ kinh tế số.
Mỗi token NFT được đúc có một mã định danh duy nhất, một chủ sở hữu duy nhất, chúng không thể hoán đổi trực tiếp với các token khác. Sở hữu một NFT cho mình đồng nghĩa với việc bạn có thể dễ dàng chứng minh bạn sở hữu nó và không ai có thể thao túng nó theo bất kỳ cách nào. Đó là những khác biệt và tính trội mà NFT mang lại, khiến loại tài sản số này trở thành tiêu biểu cho một công cụ tài sản được ứng dụng để phát triển và khai thác trong thị trường của nền kinh tế số.
Có một sự thật rằng, ngay cả các dữ liệu của người dùng trên Facebook, Google đều đã hoặc đang được bán cho bên thứ ba, tính bảo mật và an toàn thông tin cũng như quyền sở hữu trên các nền tảng này không hề cao. Trong khi đó, với NFT, bạn có thể sáng tạo, làm ra những sản phẩm tài sản số và có thể tự bán thông tin của chính mình.
Bởi vậy, các sản phẩm sở hữu trí tuệ, các sản phẩm nghệ thuật cho tới những vật phẩm hữu hình khi được gắn với NFT sẽ thuộc quyền sở hữu của duy nhất chủ nhân tạo ra hay đã mua được nó. NFT hứa hẹn mang lại những lợi ích về cả giá trị và tinh thần cho người sở hữu.
Trước hết, NFT giúp tối đa hóa thu nhập cho người sáng tạo, đảm bảo quyền sở hữu. NFT đang được sử dụng phổ biến trong nội dung kỹ thuật số với âm nhạc, nghệ thuật, tranh ảnh. NFT tạo sức mạnh cho nền kinh tế của những người sáng tạo, nơi người sáng tạo không chuyển quyền sở hữu nội dung của họ cho nền tảng mà họ sử dụng để công khai nội dung đó. Khi người sáng tạo/sở hữu bán nội dung của mình, tiền sẽ chuyển trực tiếp đến họ.
Thậm chí, nếu chủ sở hữu mới sau đó bán NFT, người tạo ra ban đầu có thể tự động nhận tiền bản quyền. Điều này không thể xảy ra với cách đảm bảo sở hữu trí tuệ truyền thống hiện nay. Nó không chỉ gia tăng thu nhập cho những sản phẩm mà vốn dĩ trước đây không được trân trọng và chú ý tới, mà còn thúc đẩy, nâng cao ý thức của cộng đồng về vấn đề bản quyền ở bất kỳ quốc gia nào.
NFT giúp mã hóa các sản phẩm vật lý, mở rộng thị trường mua bán. Đây là một tương lai dễ đoán định của thị trường NFT. Nhiều dự án đã và đang nghiên cứu việc mã hóa bất động sản, các sản phẩm thời trang, những ấn bản mang tính chất cổ xưa, mang giá trị lớn. Và hơn thế, NFT mang tới một nền kinh tế số thực thụ cho những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ.
Bởi về cơ bản, NFT là một chứng thư, một ngày nào đó bạn có thể mua một chiếc xe hơi hoặc nhà bằng ETH (tiền điện tử Ether) và nhận lại chứng thư đó dưới dạng NFT - trong cùng một giao dịch.
Khi các tài sản giá trị lớn như nhà ở, căn hộ, đất đai được token hóa thành những “mẫu” nhỏ, hay còn gọi là các NFTs, thì việc sở hữu token này đồng nghĩa với việc bạn sở hữu một phần trong đó. Nhờ thế mà tính thanh khoản sẽ sôi động hơn, đối tượng thị trường cũng sẽ mở rộng hầu như không có biên giới trong phạm vi quốc gia, lãnh thổ mà là vô biên giới, mang tới cơ hội sinh lời cao hơn cho cá nhân người sở hữu nói riêng và cho hệ sinh thái kinh tế số nói chung.
Cần làm gì để phát triển thị trường NFT?
Trong làn sóng phát triển mới, không thể tránh khỏi những con sóng đi ngược. Đối với thị trường tài sản kỹ thuật số cũng tương tự, đã có những thương vụ đổ vỡ, đã có những cảnh báo. Nhưng, chính những nhà đầu tư, chuyên gia và nhà quản lý đã thừa nhận rằng: Kinh tế số là quá trình không thể đảo ngược! Có nghĩa, đó là sự vận động tự nhiên và NFT là một cấu phần nằm trong quá trình vận động đó.
Vậy làm thế nào để tận dụng được sự minh bạch, những tính trội hiếm có của loại tài sản số này?
Mới đây, một nhóm các nhà nghiên cứu luật đã có đề tài nghiên cứu về luật dân sự trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cụ thể hơn là pháp lý về tiền ảo.
Theo đó, các nhà nghiên cứu này cho rằng cần có một định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tiền ảo. Bởi để xây dựng được khung pháp luật cho sản phẩm này thì trước hết cần có định nghĩa rõ ràng, cụ thể về tiền ảo. Đối với tài sản kỹ thuật số NFT, thì thị trường và giới nghiên cứu đã dần hình thành nên một khái niệm khá cụ thể về tài sản này. Đây là một thuận lợi cho việc thành hình nên một hành lang pháp lý cho loại tài sản đầy tương lai này.
Thứ hai, nhóm nghiên cứu đề xuất cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới, cụ thể: Trong thời gian tới, Việt Nam cần ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản mới trong Bộ luật Dân sự - tài sản kỹ thuật số. Khái niệm về tài sản tại Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 cần có sự sửa đổi theo hướng bổ sung thêm“các loại tài sản khác do pháp luật quy định”.
Rõ ràng, việc pháp luật ghi nhận tiền ảo là một loại tài sản là hướng đi phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, cũng như bắt kịp được xu thế chung của thế giới. Bên cạnh đó, việc xác định được tình trạng pháp lý của tiền ảo cũng sẽ là cơ sở vững chắc, tạo nền móng cho quá trình xây dựng các quy định về các vấn đề khác có liên quan, như quản lý hoạt động ICO, sàn giao dịch, thuế đối với tiền ảo...
Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu cho rằng cần coi tiền ảo là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện, cho phép và kiểm soát các hoạt động phát hành tiền ảo ra công chứng (ICO). Song song đó, cần thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo. Bởi tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đều đánh thuế tiền ảo. Thực trạng về tiền ảo và kinh nghiệm của các nước cũng chỉ ra rằng, hoàn toàn có cơ sở để tính thuế đối với các hoạt động liên quan đến tiền ảo khi coi đó là một cấu phần của nền kinh tế số.
Trong bối cảnh biến đổi không ngừng của dịch bệnh Covid-19, nhiều chính phủ đã thúc đẩy sử dụng công nghệ không tiếp xúc trong biên giới của họ, đây cũng chính là một phần lý do cho việc có ngày càng nhiều tiền, với sự xuất hiện của cá nhân, tổ chức gia nhập thị trường NFT mỗi ngày.
Hiện nay tại Việt Nam đã có tin vui với thị trường cùng giới đầu tư là Nền tảng số cho thị trường Bất động sản mang tên ANFT sẽ là một cơ hội để đón đầu xu thế NFT bất động sản tại Việt Nam và Thế giới. Theo đó, Công ty CP Bất động sản số NFT đã phát hành ANFT – ANFT được hiểu như là 1 chứng chỉ tài sản kỹ thuật số, hoặc 1 cổ phiếu. Nhà đầu tư sở hữu tài sản này sẽ toàn quyền sử dụng để xác nhận quyền sở hữu và phân quyền khai thác tài sản Bất động sản trên Hệ sinh thái Bất động sản số.
Bởi vậy, nhiều chuyên gia tin rằng không gian này sẽ nhanh chóng biến thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD, và mở rộng ra ngoài phạm vi quyền sở hữu nghệ thuật và âm nhạc. Để bắt kịp làn sóng ấy, nhà đầu tư cần trang bị ngay cho mình những kiến thức cần thiết về tài sản số; và các nhà lập pháp, cần sớm vạch nên hành lang pháp lý cụ thể, để tài sản số vô hình mang lại những lợi nhuận và giá trị hữu hình cho bất kỳ quốc gia nào phát triển nó.
Phương Thảo