Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nga “chơi bài” giữa Trung Quốc và Ấn Độ

Trong bối cảnh kình địch gay gắt ở châu Á, có một sự cạnh tranh trong việc mua sắm vũ khí đắt đỏ từ phía Nga. Vì Ấn Độ và Trung Quốc đều có lực lượng quân sự khổng lồ cũng như có diện tích rộng lớn nên yêu cầu phòng thủ của hai nước cũng tương tự như nhau.

THCL - Trong bối cảnh kình địch gay gắt ở châu Á, có một sự cạnh tranh trong việc mua sắm vũ khí đắt đỏ từ phía Nga. Vì Ấn Độ và Trung Quốc đều có lực lượng quân sự khổng lồ cũng như có diện tích rộng lớn nên yêu cầu phòng thủ của hai nước cũng tương tự như nhau.

Nga “chơi bài” giữa Trung Quốc và Ấn Độ - Hình 1

Hai chiến đấu cơ Su-30MKI của Ấn Độ tiếp dầu từ máy bay IL-78

Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới với chi tiêu quốc phòng dự kiến vượt ngưỡng 250 tỷ USD trong thập kỷ tới. Nga cũng dự kiến sẽ chiếm được một phần lớn trong thương vụ này bằng việc cung cấp các máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tên lửa và tàu sân bay tối tân nhất.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang dự định mua thêm nhiều vũ khí hiện đại của Nga trong nỗ lực nâng cao sức mạnh quân sự để sánh kịp với Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương. Vì Nga xuất khẩu ngày càng nhiều những vũ khí mạnh sang Ấn Độ và Trung Quốc, Mátxcơva cần phải cân bằng để không bên nào cảm thấy bị đe dọa hay bị suy yếu bởi những thương vụ mua bán vũ khí. Nếu không làm được như vậy thì đồng nghĩa với việc sẽ đánh mất đi hai thị trường béo bở nhất.

Chắc chắn là việc khiến hai người khổng lồ ở châu Á đều hài lòng không phải là việc dễ dàng vì cả hai đều coi nước còn lại là mối đe dọa an ninh. Một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 72% người Ấn Độ coi tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc và các nước láng giềng có thể dẫn tới xung đột quân sự. Phần đông dư luận ở cả hai nước đều không thiện cảm về nước kia.

Trong bối cảnh kình địch gay gắt ở châu Á, có một sự cạnh tranh trong việc mua sắm vũ khí đắt đỏ từ phía Nga. Vì Ấn Độ và Trung Quốc đều có lực lượng quân sự khổng lồ cũng như có diện tích rộng lớn nên yêu cầu phòng thủ của hai nước cũng tương tự như nhau.

Ngoài ra, vì hai nước có tiềm lực kinh tế mạnh đủ để chi trả cho việc mua sắm những thiết bị mới nhất và đắt đỏ nhất. Kết quả là Ấn Độ và Trung Quốc đôi lúc lại mua những vũ khí giống nhau như máy bay chiến đấu Sukhoi-27, trực thăng Mi-17, máy bay vận tải II-76 IIyushin và gần đây nhất là hệ thống phòng thủ tên lửa S-400.

Nga “chơi bài” giữa Trung Quốc và Ấn Độ - Hình 2

Hệ thống tên lửa S-400 được Nga bán cho cả Trung Quốc và Ấn Độ

Việc hai nước đối thủ mua sắm những vũ khí tối tân tương tự như nhau là một hiện tượng tương đối mới. Trong Chiến tranh lạnh, phương Tây và đồng minh mua vũ khí từ các nước NATO trong khi các nước Đông Âu và các nước bạn bè với Liên Xô lại mua vũ khí của Mátxcơva. Việc phân định ranh giới rõ ràng như vậy nay đã không còn. Trong khi nỗ lực đánh bại các trừng phạt kinh tế từ phương Tây và bảo vệ thị phần của mình, Nga sẵn sàng bán những viên ngọc quý của ngành công nghiệp quốc phòng cho Trung Quốc.

Nhân tố nguy hiểm

Vì Ấn Độ và Trung Quốc đang bỏ ra nhiều tỷ USD để mua vũ khí từ Nga, hai nước cũng đang có những quan ngại chính đáng về khả năng của việc rò rỉ các dữ liệu bảo mật. Đây không phải là một viễn cảnh quá xa vời. Sau vụ rò rỉ thông tin bảo mật gần đây về tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp, Ấn Độ đã hoãn kế hoạch mua thêm tàu ngầm loại này. Khi cân nhắc về mọi hoạt động bên trong tàu ngầm này hiện là một bí mật mở, Ấn Độ không còn cách nào khác phải làm như vậy.

Với việc Trung Quốc và Ấn Độ hiện đang sử dụng những vũ khí giống nhau của Nga, những sợ hãi như vậy sẽ chỉ ngày càng lớn thêm. Ví dụ Ấn Độ không bảo đảm được rằng những điểm mạnh và điểm yếu của máy bay chiến đấu Sukhoi không bị lực lượng phòng không Pakistan nắm được.

Việc bán máy bay Su-35, máy bay chiến đấu không tàng hình tiên tiến nhất của Nga cho Trung Quốc là sự cản trở lớn vì một nửa của nó giống như máy bay Sukhoi của Ấn Độ. Cho dù Trung Quốc chỉ đặt 24 chiếc thì máy bay Su-35 với tầm bắn lớn hơn, khả năng cơ động vượt trội, hỏa lực và khả năng tàng hình một phần cũng có khả năng gây ảnh hưởng tới kết quả của cuộc chiến trên không nếu chiến tranh Trung-Ấn diễn ra.

Thêm nữa, việc tuyên bố bán hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 cho Ấn Độ có thể khiến Bắc Kinh bất an. Hai năm trước, Trung Quốc là khách hàng đầu tiên sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa phòng không mạnh nhất thế giới này. Do đó Trung Quốc không thể xem xét thương vụ này một cách tích cực.

Theo quan điểm của Trung Quốc và Ấn Độ, Nga có thể chỉnh sửa và bán cho hai nước những biến thể khác nhau của cùng một loại vũ khí thì hai nước có thể yên lòng. Ví dụ như máy bay Su-27 (NATO gọi là Flanker). Chiếc máy bay siêu động cơ này có lẽ là chiếc máy bay phản lực duy nhất được thiết kế riêng trong lịch sử. Trung Quốc là khách hàng đầu tiên đặt hàng biến thể của chiếc Su-27SK một chỗ ngồi năm 1992. Năm 2002, Ấn Độ đã đặt một đơn đặt hàng lớn nhất lên tới 272 chiếc Su-30MKI. Phiên bản hai chỗ ngồi này có phạm vi chiến đấu lớn hơn và có trọng tải lớn hơn.

Nga “chơi bài” giữa Trung Quốc và Ấn Độ - Hình 3

Chiến đấu cơ Su-30 của không quân Ấn Độ

Máy bay Sukhoi của Ấn Độ có rất ít điểm tương đồng với những máy bay của Trung Quốc. Ấn Độ xây dựng bộ khung máy bay và sau đó trang bị thêm các cảm biến và thiết bị thông tin liên lạc của Ấn Độ, Israel và Pháp. Strategy Page nhận xét: “Xét về nhiều mặt, máy bay Su-30MKI của Ấn độ là phiên bản có tiềm năng nhất và có sẵn nhờ các thiết bị điện tử của Israel và châu Âu cùng các phi công Ấn Độ được đào tạo bài bản”.

Đặng Phương Thảo - VietTimes

Bài liên quan

Tin mới

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.

Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước
Sản xuất công nghiệp quý I tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, sản xuất công nghiệp trong quý I/2024 tiếp tục khởi sắc với giá trị tăng thêm toàn ngành ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế.

Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%
Đầu tư phát triển đa Quốc gia I.D.I đặt mục tiêu lợi nhuận tăng trưởng 213%

Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia I.D.I (mã chứng khoán IDI) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên với kế hoạch dự kiến chi trả cổ tức năm 2022 và năm 2023 tỷ lệ 20% bằng cổ phiếu.

Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận
Ông Nguyễn Hoài Anh làm Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận

Ông Nguyễn Hoài Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020-2025.