Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người tiêu dùng hoảng loạn vì nước uống đóng chai

Không chỉ nước uống đóng chai c

Không chỉ nước uống đóng chai của những đơn vị nhỏ lẻ có vấn đề mà các “ông lớn” cũng liên tục dính “phốt” khiến người tiêu dùng hoang mang về thị trường này.

“Loạn” nước uống đóng chai

Mấy năm trở lại đây, thị trường nước uống đóng chai của Việt Nam phát triển nhanh một cách chóng mặt. Tuy nhiên kèm theo sự phát triển nóng là những vấn đề về chất lượng khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

Theo thống kê, hiện cả nước có hàng nghìn cơ sở sản xuất, hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh bình nước đóng chai, nhưng chủ yếu là cơ sở sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ, hình thức phân phối là qua đại lý và bán lẻ tại gia đình. Khó có thể nhớ hết được những thương hiệu trên thị trường này như Apolo, Ale, Acewa, Bonaqua, Nutina, V-water, Bavie... Một cửa hàng gas, một quán nước hay một hiệu băng đĩa, cửa hàng tạp hóa… đều có thể trở thành một đại lý nước uống tinh khiết.

Cảnh hãi hùng tại  một cơ sở sản xuất nước tinh khiết

Thị trường rộng lớn nhưng chất lượng nước uống đóng chai đang là vấn đề đáng báo động. Ở nhiều cơ sở nhỏ lẻ, nước tinh khiết chỉ là nước giếng khoan được xử lý qua hệ thống hết sức sơ sài. Liên tục trong thời gian gần đây, cơ quan chức năng phát hiện hàng loạt sai phạm của các cơ sở sản xuất sản phẩm này. Chỉ riêng cuối tháng 6 vừa qua, đoàn kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thành phố Hà Nội đã phát hiện tới 5 mẫu nước đóng chai nhiễm vi khuẩn coliform gây bệnh đường ruột, tiêu chảy của các nhãn hiệu Aquavenus, Bonwater , WaterHaru, Aqua Myanh, Sakura.

Hiện nay, giá mỗi bình nước dung tích 19l - 20l có giá giao động trong khoảng từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng. Thậm chí, có nhiều loại giá rẻ giật mình, chỉ từ 10.000 đòng – 15.000 đồng/bình. Tuy nhiên theo PGS.TS Phan Thị Sửu, Giám đốc Trung tâm kỹ thuật ATVSTP - Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam, quy trình sản xuất nước đóng bình để đảm bảo chất lượng phải có 6 bước và nếu làm đúng các quy trình này thì nước đóng bình đến tay người tiêu dùng không thể có giá trên dưới 10.000 đồng/ bình 19l – 20l.

Đến “ông lớn” cũng dính “phốt”

Trong khi thị trường nước uống đóng chai loạn cào cào với hàng trăm nhãn hiệu của các cơ sở nhỏ lẻ có vấn đề về chất lượng thì các “ông lớn” như La Vie hay Aquafina liên tục dính “phốt” khiến người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin vào thị trường nước uống đóng chai.

Aquafina của Pepsi là thương hiệu lớn, dẫn đầu thị trường sản phẩm nước uống đóng chai Việt Nam khi chiếm tới 40% thị phần nhưng vào tháng 7/2011, người tiêu dùng liên tục phát hiện những chai nước tinh khiết của hãng này đóng cặn đen, vẩn đục.

Trường hợp đầu tiên phát hiện có cặn đen là 3 chai loại 1,5L của Aquafina được mua tại một siêu thị ở Hà Nội vào ngày 10/7. Sau đó ít ngày, nhiều người liên tiếp phản ánh về trường hợp mua phải những chai nước Aquafina còn hạn sử dụng và vẫn “nguyên đai nguyên kiện” nhưng có cặn đen đóng thành lớp dưới đáy chai, chứng tỏ sự cố này không phải là trường hợp một vài chai hi hữu mà có thể xảy ra ở một lô hàng với số lượng lớn.

Trả lời về hiện tượng trện, phía Pepsico khẳng định các chai nước có cặn đều đảm bảo chất lượng và các hạt mịn đen trong các sản phẩm có khả năng là những hạt mụi than trong hệ thống lọc. Tuy nhiên, sau “sự kiện” này không ít người đã phải “tẩy chay” Aquafina.

Chiếm thị phần thứ 2 chỉ sau Aquafina là “ông lớn” La Vie (30%). Nhưng chỉ cần gõ từ khóa “La Vie” trên Google, thì bên cạnh những bài viết giới thiệu về nhãn hiệu này, nhiều kết quả mà chỉ đọc qua tiêu đề, người tiêu dùng phát hoảng như “vật thể lạ trong bình nước La Vie”, “Bình nước La Vie đầy rêu” hay “Khách hàng tố La Vie bán nước bẩn”…

Hai bình nước La Vie có mùi tanh nồng

Tháng 8/2010, Công ty Phú Toàn Thắng (Hà Nội) phản ánh có hiện tượng mọc rêu xanh trong bình nước nhãn hiệu Lavie loại 19 lít. Cụ thể, đơn vị này có mua 4 bình nước Lavie, khi đang sử dụng dở bình thứ 3 thì đột nhiên phát hiện thấy bên trong có rêu màu vàng -xanh phủ khắp toàn bộ bình nuớc Lavi Vie. Không chỉ có bình nước đang sử dụng, ngay cả bình nước chưa dùng, vẫn còn nguyên niêm phong cũng bị mọc rêu ở đáy bình, thậm chí còn nhìn thấy cả sinh vật lạ giống như xác muỗi nổi lềnh bềnh bên trong bình nước La Vie.

Chỉ 1 tuần sau đó, một khách hàng khác lại “tố” trong bình nước La Vie chưa mở nắp có chất lạ.

Đến tháng 4/2012, chị Phan Tuyết Lan, ở Hoàng Mai, Hà Nội phát hiện bình nước có nhãn hiệu La Vie loại 19l có màu xanh đục, và những mảng váng, đám bọt đóng thành từng cục nổi lên trên mặt nước.

Gần đây nhất là tháng 8/2013, gia đình anh Nguyễn Đức Cường (Thành Công, Hà Nội) bị nhận hai thùng nước La Vie 19 lít có mùi hăng nồng và vị tanh không thể uống được.

Điều đáng nói là ở hầu hết các sự cố, phía Lavie đều cho rằng lỗi do khách hàng. Trường hợp của chị Lan, La Vie cho rằng lỗi là do khách hàng đã sử dụng không đúng cách, vì đã để bình nước 19 lít ở máy nóng lạnh nhiều năm không vệ sinh bên trong máy và để ở nơi có nguồn sáng mạnh, tạo điều kiện lý tưởng sinh rêu và bụi bám…Chị Phan Tuyết Lan rất bức xúc vì câu trả lời chưa thỏa đáng. The chị Lan, việc thiếu vệ sinh trong máy của cây nóng lạnh chỉ có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước xả ra qua máy để sử dụng, chứ không thể là nguyên nhân gây rêu và cặn bám trong bình nước 19 lít của La Vie.

Trường hợp của gia đình anh Cường, La Vie cũng đổ tội cho cách bảo quản của người sử dụng khi cho rằng nguyên nhân là do khâu vận chuyển, bảo quản hoặc bình nước được đặt tại những nơi có nguồn mùi mạnh như trong phòng bếp, cạnh thùng rác sinh hoạt của gia đình nên có thể có các mùi gia vị, mùi nấu ăn thẩm thấu vào. Ngoài ra, theo La Vie, khi bình được cắm vào cây nước, trong cây nước vẫn còn một lượng nước cũ và trong quá trình sử dụng nước đi xuống để cân bằng áp lực với luồng khí đi lên (trong đó có cả nước ở cây và không khí) và đó cũng là lý do có thể làm lây nhiễm lên trên bình nước.

Những sự cố về chất lượng liên tiếp xảy ra và cách hành xử, lý giải thiếu thuyết phục của các ông lớn như Aquafina, La Vie đang khiến người tiêu dùng ngày càng hoảng loạn và mất niềm tin vào thị trường nước uống đóng chai.

Theo Kiến Thức

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.