Chân dung nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý sinh ngày 5/3/1925 tại Vinh (Nghệ An), quê gốc ở Hà Nội. Từ nhỏ, ông được một linh mục người Tây Ban Nha dạy nhạc lý, cho ông tham gia ca đoàn nhà thờ.
Tác phẩm đầu tay của ông được viết năm 1949 mang tên Ai xây chiến lũy. Sau này, ông trở thành nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam với nhiều ca khúc đi cùng năm tháng như: Dáng đứng Bến Tre, Mẹ yêu con, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa… Trong đó, ca khúc Dư âm được đông đảo khán giả biết đến hơn cả.
Ca khúc Dư âm
Năm 2000, ông được nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.Là nhạc sĩ tài hoa nhưng những ngày cuối đời của ông lại đơn độc, bệnh tật bủa vây vì tuổi giá sức yếu. Cách đây 2 năm, phóng viên TH&CL từng đến thăm ông, căn phòng chưa đầy 10m2, đơn sơ với chiếc giường sắt và chiếc bàn nhỏ.
Đồng chí Võ Văn Thưởng thăm hỏi sức khỏe và tặng quà Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý nhân dịp tết cổ truyền
Thời điểm đó, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý tuổi cao sức yếu không thể đi lại, mọi thứ trông cậy vào cô Thương. Cô này cũng là người chăm sóc ông 30 năm qua. Khi được hỏi muốn làm gì nhất lúc này, ông bảo mình muốn được ra ngoài uống ly cafe, ngắm cảnh…
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và ca sĩ Ánh Tuyết
Là người hào hoa, các sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý thấm đượm tinh thần lãng mạn. Trong âm nhạc của Nguyễn Văn Tý, hình tượng phụ nữ giữ vị trí đặc biệt, trải dài từ nhạc tiền chiến cho đến nhạc đỏ. Bạn bè thậm chí gọi ông là "nhạc sĩ chuyên trị về phụ nữ". Ca khúc nổi tiếng nhất của ông - Dư âm - ra đời năm 1950, thời kỳ ông mới bắt tay sáng tác, khắc họa hình ảnh cô gái ngây thơ, trong sáng.
Hồi đó, người vợ đầu tiên của Nguyễn Văn Tý đã qua đời nên ông được nhiều bạn bè mối lái. Một hôm, ông về nhà bạn thân ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) chơi để xem mặt cô em gái 22 tuổi của anh ta. Thế nhưng, cô em kế mới 16 tuổi bất ngờ xuất hiện sau lưng chị, nhìn ông bằng đôi mắt to tròn khiến nhạc sĩ mất thần. Một đêm, dưới ánh trăng, nhạc sĩ thấy cô ngồi hong tóc, ôm đàn hát khe khẽ. Hình ảnh ấy ám ảnh ông, tạo nên câu hát "Đêm qua mơ dáng em đang ôm đàn dìu muôn tiếng tơ...".
Các bài nhạc đỏ của ông không khô khan, nặng tính tuyên truyền mà nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ đi vào lòng ngườinhư: Dáng đứng Bến Tre, Mẹ yêu con, Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh, Người đi xây hồ Kẻ Gỗ, Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa… Trong đó, ca khúc Dư âm được đông đảo khán giả biết đến hơn cả.
Hoàng Hữu Quyết