Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều "lỗ hổng" trong quản lý ngân sách

Tại cuộc Họp báo công bố báo cáo kết quả kiểm toán năm 2015 v

THCL Tại cuộc Họp báo công bố báo cáo kết quả kiểm toán năm 2015 vừa diễn ra tại Hà Nội, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã chỉ rõ hàng loạt sai phạm trong lĩnh vực quản lý tài chính, đặc biệt là tại các DNNN và các tổ chức tín dụng.

Tình trạng chi tiêu ngân sách vượt trần, quản lý tài sản công tạo nhiều "lỗ hổng"trong quản lý ngân sách.

DNNN mắc nhiều sai phạm

Qua thanh kiểm tra, KTNN cho biết nhiều tập đoàn, tổng công ty (sau đây gọi cung là DNNN) quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến nợ phải thu quá hạn, nợ khó đòi lớn. Nhiều đơn vị đầu tư tài chính không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp, sử dụng tài sản đầu tư không hiệu quả gây lãng phí vốn, thua lỗ.

Hầu hết các DNNN có hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh BĐS đều còn dự án chậm tiến độ, một số dự án chậm triển khai, gây lãng phí vốn đầu tư. Hầu hết các đơn vị được kiểm toán phản ánh không đúng doanh thu, chi phí, một số đơn vị quản lý chi phí vượt định mức, chưa tuân thủ quy định về quản lý tiền lương... KTNN đã điều chỉnh tăng tổng tài sản, nguồn vốn tại các DNNN 1.854 tỷ đồng, lãi trong công ty liên doanh, liên kết tăng 44 tỷ đồng, tổng doanh thu, thu nhập tăng 1.518 tỷ đồng, tổng chi phí tăng 68 tỷ đồng, lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 1.494 tỷ đồng. Đặc biệt, các khoản thuế phải nộp NSNN tăng 6.220 tỷ đồng.

KTNN cho biết, mặc dù 10/11 tổ chức tài chính, NH được kiểm toán kinh doanh có lãi, song vẫn tồn tại nhiều sai phạm trong khâu quản lý. Tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống thời điểm cuối năm 2014 là 145,2 nghìn tỷ đồng, tăng 28,7 nghìn tỷ đồng so cùng kỳ năm trước. Nhiều đơn vị cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn chưa phù hợp dẫn đến tồn đọng vốn lớn, làm gia tăng cấp bù chênh lệch lãi suất từ NSNN.

KTNN cũng chỉ rõ, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng VN (VAMC) xử lý nợ xấu chưa hiệu quả, NH CSXH có nhiều khoản nợ quá hạn, còn MHBS vi phạm các quy định trong hoạt động doanh dẫn đến nợ tồn đọng, khó có khả năng thu hồi nhiều, kinh doanh thua lỗ không có nguồn để trả trái phiếu đến hạn 400 tỷ đồng...

Theo ông Cao Tấn Khổng, Phó tổng KTNN, việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu thông qua việc bán nợ cho VAMC; nhưng xử lý nợ xấu của VAMC chưa hiệu quả…

Chi ngân sách vượt dự toán

Năm 2014, hầu hết các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương được kiểm toán đều có mức chi thường xuyên vượt dự toán. Dự toán Quốc hội quyết định và Chính phủ giao là hơn 704 nghìn tỷ đồng, nhưng quyết toán hơn 723 nghìn tỷ đồng (tăng 2,7%). 16/50 địa phương được kiểm toán còn sử dụng nguồn dự phòng cho một số nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp bách; một số địa phương hụt thu ngân sách cấp tỉnh hoặc ngân sách cấp huyện, nhưng không thực hiện rà soát, cắt giảm nhiệm vụ chi theo quy định.

KTNN đã kiến nghị 21/50 tỉnh, thành được kiểm toán bố trí hoàn trả nguồn hơn 1.600 tỷ đồng, còn sử dụng 107.8 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, nguồn cải cách tiền lương, nguồn bổ sung có mục tiêu... để bổ sung chi thường xuyên hoặc bù hụt chi không đúng quy định.

Đại diện KTNN cũng cho biết, một số đơn vị được kiểm toán chưa tuân thủ đầy đủ các quy định hiện hành về quản lý, mua sắm, sửa chữa tài sản công; sử dụng tài sản công không đúng mục đích, vượt định mức về số lượng ô tô, chưa hoàn thành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa xử lý dứt điểm tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm nhiều năm; một số địa phương mua sắm ô tô không phù hợp với mục đích trang bị; điều chuyển ô tô cho đơn vị không có tiêu chuẩn được trang bị xe…

Tính riêng trong năm 2015, KTNN đã triển khai 7 cuộc kiểm toán, kết quả đã chỉ ra nhiều tồn tại trong quản lý, điều hành và thực thi các chương trình, dự án, hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước.

Qua kết quả kiểm toán thu được, KTNN kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan yêu cầu các đơn vị thực hiện tăng thu hơn 8.565 tỷ đồng, trong đó tăng thu NSNN 8.287 tỷ đồng và các khoản giảm chi 5.562 tỷ đồng; các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm 2.238 tỷ đồng; các khoản phải nộp, hoàn trả và quản lý qua ngân sách 3.363 tỷ đồng!

Cao Huyền

Tin mới

Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững
Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững

NDO - Du khách Việt Nam khẳng định rằng du lịch bền vững đóng một vai trò quan trọng trong lựa chọn mong muốn thực hiện các chuyến đi bền vững hơn trong vòng 12 tháng tới. Đây là một phần kết quả trong báo cáo Du lịch Bền vững 2024 của nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Booking.com.

Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách đi hàng không trong dịp lễ
Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách đi hàng không trong dịp lễ

Ngày 3/5, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, các cảng hàng không trực thuộc ACV đã đón gần 1,8 triệu hành khách trong giai đoạn phục vụ cao điểm lễ 30/4 và 1/5 vừa qua.

Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Sáng 3/5, tại tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức Sơ duyệt Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (sau đây gọi là Chương trình sơ duyệt).

SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024
SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.

Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả
Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả

Sáng nay, 3/5, lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận đã chia làm 3 tổ, đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hasa Mặt Trời.

Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp
Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết chọn năm 2026 là Năm quốc tế phụ nữ làm nông nghiệp. Nghị quyết do nhóm nòng cốt gồm: Mỹ, Argentina, Colombia, Pháp, Italy, Nhật Bản, Morocco, Peru, Philippines và Việt Nam đề xuất và được 126 nước đồng bảo trợ.