Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những dự án lấn biển (Quảng Ninh): Cảnh báo hiểm họa

Hàng nghìn mét vuông biển bị san lấp, đóng cọc, đổ bê tông… đã và đa

THCL Hàng nghìn mét vuông biển bị san lấp, đóng cọc, đổ bê tông… đã và đang làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, đất ngập nước, biến đổi dòng chảy ở các khu vực gần cửa sông, khiến đời sống người dân sẽ gặp nhiều nguy hiểm.

Ảnh hưởng tới di sản

Tại Quảng Ninh, hiện có 43 dự án lấn biển với tổng số diện tích quy hoạch trên 7.600 ha, trong đó diện tích quy hoạch lấn biển khoảng trên 7.300 ha (có 5.000 ha KCN cảng biển Hải Hà).

Các dự án này góp phần mở rộng đáng kể về không gian, hạ tầng, quỹ đất cho phát triển các đô thị, hình thành các khu du lịch, đồng thời đẩy mạnh việc thu hút đầu tư, huy động nguồn vốn. Tuy nhiên, những dự án lấn biển cũng bộc lộ nhiều vấn đề như quỹ đất ở hiện đã vượt quá nhu cầu thực tế, tác động tiêu cực đến môi trường, bất cập trong quản lý...

Kể từ khi trở thành Di sản Thiên nhiên thế giới (17/12/1994) đến nay, Vịnh Hạ Long đã từng bị UNESCO “nhắc nhở” không ít lần trong việc quản lý, bảo vệ di sản.

Điển hình của việc lấn biển gây ô nhiễm môi trường Vịnh Hạ Long là 2 NM xi măng Thăng Long và Hạ Long, nằm án ngữ ngay tại cửa ngõ phía bắc của Vịnh Hạ Long (khu vực Cầu Bang, bên bờ vùng biển Cửa Lục). Về địa giới, cả 2 NM này đều nằm ở huyện Hoành Bồ, thuộc vùng phụ cận của Vịnh Hạ Long, nhưng trên thực địa lại nằm sát cạnh vùng Di sản Vịnh Hạ Long. Không ít lần, các hoạt động rót clanke trên vùng biển Cửa Lục gây bụi mù mịt trong lòng Di sản Vịnh Hạ Long.

Tại đảo Tuần Châu, các dự án BĐS, khu du lịch và 2 âu tàu du lịch được đánh giá là lớn nhất của Việt Nam đều được xây dựng trên những nền đất lấn biển. Ở khu vực này, nhà đầu tư “vươn” biển tới vài km, làm hẹp cửa ngõ Vịnh Hạ Long nối với tuyến đường biển ra vùng Vịnh Cát Bà (Hải Phòng) và vùng Quảng Yên của tỉnh. Điều dễ nhận thấy, sự “vươn biển” này, làm ảnh hưởng tới dòng chảy của các con sông từ Cửa Lục đổ ra biển, làm bồi lắng và làm chất lượng nước của Vịnh Hạ Long ngày một xấu đi.

Bên cạnh đó, hệ thống các NM tuyển than, các cầu cảng than nằm dọc bên bờ Vịnh Hạ Long cũng là những tác nhân làm ảnh hưởng đến di sản thiên nhiên thế giới này.

Hậu họa khôn lường

Điển hình nhất của việc tàn phá thiên nhiên dẫn tới hậu quả mà dư luận cả nước đều hướng về núm ruột Quảng Ninh với hậu quả của trận mưa lũ lịch sử vào tháng 7/2015 khiến nhiều người dân thiệt mạng và mất tích, thiệt hại về kinh tế hơn 1.000 tỷ đồng. Điều này không phải tự nhiên xảy ra và với chi phí bỏ ra để khắc phục thiệt hại thì tiền thu về từ các dự án lấn biển và khai thác có đủ chi?

Theo kết quả điều tra của Viện Hải Dương học, tại Vịnh Hạ Long, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều địa điểm bãi san hô ở đáy biển sâu đang chết dần do ô nhiễm môi trường. Lý giải về tình trạng nêu trên, các nhà khoa học biển Việt Nam cho rằng, do sự đô thị hóa, lấn biển, khai thác khoáng sản bừa bãi và gia tăng dân số cơ học ngày một tăng; việc xây dựng bến cảng, NM; phát triển cơ sở hạ tầng của ngành du lịch, dịch vụ. Ô nhiễm do chất thải CN, rác thải sinh hoạt và chế biến; việc khai thác, đánh bắt theo phương thức tận diệt thủy sản, cũng như nuôi trồng thủy sản tràn lan, thiếu quy hoạch... Ðây được coi là những tác nhân chính gây “biến dạng” cảnh quan, gây suy giảm nhanh các loài sinh vật đang sinh sống tại khu vực này...

Chính vì vậy, các nguyên vật liệu xây dựng nếu không được quản lý chặt chẽ, không theo quy hoạch sẽ dẫn đến tình trạng sạt lở, xói mòn bờ, giảm thể tích chứa nước ngầm dẫn đến tình trạng nước mặn xâm nhập, tăng trầm tích đáy, tăng độ đục... làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi cảnh quan tự nhiên, nhất là mất đi vẻ đẹp tự nhiên của di sản này...

Khánh Yên

Tin mới

Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2
Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2

Qua 1 quý, Hoà Phát (mã: HPG) đã ghi nhận tăng hơn 12.000 tỷ đồng tiền vay nợ so đầu năm. Phần lớn trong khoản này, được doanh nghiệp rót vào "quả đấm thép" Gang thép Dung Quất 2.

Giá lúa gạo hôm nay 26/4: Thị trường giao dịch sôi động
Giá lúa gạo hôm nay 26/4: Thị trường giao dịch sôi động

Hôm nay 26/4, giá lúa gạo thị trường trong nước đồng loạt tăng với lúa, trong khi đó giá gạo xuất khẩu duy trì ổn định sau phiên giảm. Thị trường giao dịch sôi động.

Cần Thơ: Bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách
Cần Thơ: Bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách

Ngày 25/4, Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ phối hợp Công ty TNHH Nhà nước MTV Xổ số kiến thiết Cần Thơ, UBND huyện Thới Lai, tổ chức lễ bàn giao 30 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách khó khăn về nhà ở trên địa bàn thành phố.

Kiến nghị tiếp tục sử dụng lòng đường, vỉa hè trông giữ ô tô
Kiến nghị tiếp tục sử dụng lòng đường, vỉa hè trông giữ ô tô

Sở Giao thông vận tải kiến nghị cho phép TP. Hà Nội tiếp tục sử dụng lòng đường, vỉa hè, gầm cầu cạn để trông giữ phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô.

Bắc Giang: Bắt nguyên chủ tịch một xã vì tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
Bắc Giang: Bắt nguyên chủ tịch một xã vì tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn

Ngày 26/4, thông tin từ Công an huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang cho biết, đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can Nguyễn Văn Năng (SN 1966, nguyên Chủ tịch UBND xã Bảo Đài; khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Văn Tuân (SN 1983, cán bộ địa chính - xây dựng xã Bảo Đài) về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Chuyện tình sắt son ở 2 đầu giới tuyến và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương
Chuyện tình sắt son ở 2 đầu giới tuyến và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương

Về thôn Hiền Lương, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị), người dân vẫn nhắc về chuyện tình yêu của 2 chiến sĩ du kích và đám cưới đầu tiên qua cầu Hiền Lương...