Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Những giọt nước mắt của người dân làng nghề tái chế nhựa lớn nhất miền Bắc

Chính quyền không chú trọng vào quy hoạch làng nghề, dẫn đến tình trạng thất nghiệp, cuộc sống người dân rơi vào vòng luẩn quẩn, nhiều hệ lụy từ việc không có công ăn việc làm ổn định cũng đã bắt đầu manh nha… Đó là thực trạng đang diễn ra tại Làng Khoai, huyện Văn Lâm, tỉnh Hương Yên.

Làng Khoai… tái chế rác thải nhựa

“Làng Khoai ngập tràn ô nhiễm vì rác thải”, “ô nhiễm môi trường làng khoai đã ở mức báo động đỏ”,  “Ô nhiễm trầm trọng ở làng nghề tái xuất nhựa lớn nhất miền Bắc”, “Môi trường Làng Khoai Văn lâm đang báo động đỏ”...  Đó là những cụm từ mà bất kỳ người nào lên mạng google là cũng có thể dễ dàng thấy…

Những giọt nước mắt của người dân làng nghề tái chế nhựa lớn nhất miền Bắc - Hình 1

Do bị cắt điện và nhận được thông báo tháo dỡ, di rời nhà xưởng nên hàng tồn rất nhiều

Trước tình trạng đó nhóm phóng viên đã thực địa Làng Khoai (thôn Minh Khai), ngôi làng mà báo chí, dư luận đang phản ánh về tình trạng ô nhiễm trên. Đặt chân tới Làng Khoai, PV đã được nghe những câu chuyện không lấy gì làm vui.

Một người dân (xin được dấu tên) đã nói lên tiếng nói chung của rất nhiều người: “Hiện nay nguồn rác thải tái chế được đưa vào thôn ngày càng nhiều. Với hơn 200 hộ chuyên tái chế rác thải nhựa các loại để lấy hạt nhựa, bình quân mỗi hộ dân sản xuất từ 2 đến 2,5 tấn hạt nhựa mỗi ngày. Do công đoạn tái chế từ rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường ”

Thực tế tại các xưởng ở Làng Khoai, thì hơn 54 hộ dân đã bị cắt điện và nhận được thông báo tháo dỡ nhà xưởng di rời nhà xưởng. Biết phóng viên đến, người dân và các chủ xưởng tập chung nhau đến rất đông, họ thi nhau bày tỏ những bức xúc của mình và hi vọng thông qua cơ quan ngôn luận để gửi lời kêu cứu của hàng ngàn người lao động nơi đây.

“Người dân chúng tôi không thể nộp đợn kêu cứu được, vì các cơ quan chức năng tỉnh nhà không nhận đơn kêu cứu của chúng tôi, chúng tôi không biết kêu ai, khi mà chính quyền không nhận đơn, chúng tôi muốn được tỉnh quan tâm quy hoạch cho chúng tôi vào khu làng nghề….”

Những lá đơn đẫm nước mắt của người dân Làng Khoai

Nhiều chủ xưởng ở đây cho biết: “Dân chúng tôi thuần nông 100%. Người dân thôn Minh Khai 100% thuần nông, nhưng từ năm 1993 đến 2015 nhà nước thu hồi đất  nông nghiệp làm khu công nghiệp, với số tiền đền bù ít ỏi, người dân dùng để chuyển đổi nghề nông sang nghề phi nông nghiệp, mong muốn tạo được cuộc sống mới tươi sáng hơn. Thế nhưng thật buồn, nghề nông không còn, nghề mới ngặp nhiều bấp bênh, cuộc sống người dân nơi đây thật sự rơi vào bế tắc.

Những giọt nước mắt của người dân làng nghề tái chế nhựa lớn nhất miền Bắc - Hình 2

Huyện đón nhận các dự án khu công nghiệp, đồng nghĩa toàn bộ đất nông nghiệp bị thu hồi làm dự án, nhưng hệ quả là người dân phải gánh chịu thiệt thòi đất ruộng bị mất, phải loay hoay tự tìm nghề mới mưu sinh. Nghề mới không thành, người dân đang từng ngày gắng gượng chuyển mình trong hành trình mưu sinh khó nhọc.

Không học hành, không kinh nghiệm kinh doanh, đồng tiền ít ỏi nhận từ đền bù đất nông nghiệp cũng mất, mất theo vốn học hành ít ỏi đó, người dân không biết bám vào đâu để sinh sống. Phải tha phương cầu thực đi khắp nơi làm thuê làm mướn kiếm miếng cơm sống” .

Cũng theo nội dung mà người dân phản ánh,  chính vì không có nghề nghiệp ổn định vào năm 2003 các hộ dân đã ra khu vực rìa bờ mương “Đất thùng vũng không canh tác được”. Cũng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vì miếng cơm, manh áo, các hộ gia đình đã tự ý ra đổ đất, khai hoang phục hóa, cải tạo, bồi đắp để dựng xưởng.

Do không có nguồn tiền để kinh doanh, các hộ dân  đã thế chấp toàn bộ nhà cửa đất đai để đầu tư xây dựng lán xưởng, mua máy móc để sản xuất.

Có thể nói, thu nhập của các hộ dân đều trông mong vào các nhà xưởng. Trong trường hợp nếu chính quyền UBND tỉnh, UBND huyện, UBND Thị trấn bắt buộc các hộ gia đình phá dỡ nhà xưởng, đồng nghĩa với việc người dân phá sản.

Những giọt nước mắt của người dân làng nghề tái chế nhựa lớn nhất miền Bắc - Hình 3

Máy móc đều đã dừng hoạt động

Hơn 50 hộ gia đình đang thế chấp nhà ở vay tiền ngân hàng  để xây dựng, mua máy móc đến nay chưa kịp thu hồi vốn, hàng ngày vẫn phải gồng mình trả nợ ngân hàng.

Để giữ vững ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, để người dân không đi vào chỗ không có công ăn việc làm, Người dân thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm đã tha thiết cầu xin các cơ quan chức năng xem xét: 

“Gia hạn thời gian tháo dỡ và cấp lại điện sản xuất để chúng tôi  tránh thiệt hại về kinh tế đồng thời có thời gian chuyển nhà xưởng và toàn bộ máy móc. Chúng tôi cam kết sẽ vào khu quy hoạch Làng nghề khi dự án này được hình thành và đi vào hoạt động.

Các cơ quan chức năng quan tâm đến miếng cơm manh áo của người dân làng Khoai, tạo điều kiện cho các hộ dân được sản xuất trong các khu công nghiệp được quy hoạch.

Đề nghị UBND Tỉnh Hưng Yên, UBND huyện Văn Lâm, UBND thị trấn như Quỳnh, Thu hồi và hủy quyết định cưỡng chế, nhìn lại cuộc sống của người dân để định hướng nghề nghiệp cho nhân dân trước khi cưỡng chế.”

Giải pháp giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất?

Thị trấn Như Quỳnh, Văn Lâm là một trong những địa phương tiến hành thu hồi diện tích lớn đất nông nghiệp, cùng với quá trình thu hồi đất nông nghiệp, các cấp, các ngành chức năng cần chú trọng hơn nữa đến hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết công ăn việc làm theo nhu cầu thực tế, chưa đảm bảo cuộc sống cho người lao động.

Theo kết quả khảo sát mới nhất của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ – TB & XH) mỗi héc ta đất canh tác nông nghiệp có thể tạo việc làm cho 13 lao động/năm. Cứ trung bình mỗi hộ bị thu hồi đất  có 1,5 lao động mất việc làm.

Những giọt nước mắt của người dân làng nghề tái chế nhựa lớn nhất miền Bắc - Hình 4

Hoạt động sản xuất hằng ngày giờ đã bị đình trệ

Với hàng vạn héc ta đất nông nghiệp bị thu hồi để phục vụ cho các dự án, thì đồng nghĩa với hàng trăm lao động nông nghiệp cần tìm việc làm mới. Do thói quen làm nông nghiệp, chưa qua đào tạo nghề, nên người dân gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi việc làm.

Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho thấy, tỷ lệ lao động không có việc làm trung bình 1000 lao động bị thu hồi đất, chỉ có 190 người dùng tiền đền bù để đi học nghề nhưng chỉ có 90 người được tuyển dụng. Bởi khi tuyển dụng, doanh nghiệp đòi hỏi lao động phải đáp ứng đủ yêu cầu của công việc.

Trước thực trạng trên, cùng những lá đơn kêu cứu đẫm nước mắt của người dân Lang Khoai, thiết nghĩ UBND tỉnh Hưng Yên cùng các cơ quan chức năng có liên quan cần đưa ra những giải pháp tháo gỡ một cách hợp tình, hợp lý. Làm sao để giữ vững ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Đồng thời, không để người dân vào chỗ  không có công ăn việc làm.

Nhóm PV

Bài liên quan

Tin mới

Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng
Chỉ tiêu kế hoạch tuyển sinh vào Lớp 10 năm học 2024- 2025 trên địa bàn TP. Hải Phòng

UBND TP. Hải Phòng vừa đồng ý chủ trương giao chỉ tiêu tuyển sinh vào Lớp 10, năm học 2024- 2025 đối với các Trường Trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo.

Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5
Ninh Thuận bảo đảm vệ sinh môi trường trong dịp Lễ 30/4 và 1/5

UBND tỉnh Ninh Thuận có Công văn gửi các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm soát các nguồn thải và tổ chức triển khai thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau dịp Lễ 30/4 và 1/5...

Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc
Kiểm soát xuất khẩu đối với dưa hấu của Việt Nam sang Trung Quốc

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024
Lào Cai xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế mở rộng năm 2024

Chiều 27/4, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai)đã diễn ra Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch quốc tế mở rộng nhằm kết nối, trao đổi kinh nghiệm, liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Lào Cai với các địa phương của vùng Tây Nam (Trung Quốc) và các thành phố Du lịch của các nước Đông Nam Á.

Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"
Xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam"

Chiều 27/4, tại khu vực phố cổ Công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long tổ chức chương trình Lễ hội bia và chả mực Hạ Long 2024, xác lập kỷ lục "Chả mực lớn nhất Việt Nam".

Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu
Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu

Lực lượng QLTT Vĩnh Long kiểm tra phát hiện 5 doanh nghiệp kinh doanh vàng trang sức vi phạm về giả mạo nhãn hiệu, vi phạm về nhãn và không niêm yết giá. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 117.000.000 đồng.