Nông sản xuất khẩu: Cứu bằng cách nào?
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu
Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu (XK) các mặt hàng nông sản liên tục giảm cả về lượng và giá trị. Các chuyên gia, DN cho rằng, nếu không có các giải pháp gỡ khó cấp bách thì XK các mặt hàng nông sản từ nay tới cuối năm, sẽ rơi vào thảm cảnh...
Xuất khẩu nông sản đang có dấu hiệu tuột dốc
Xuất khẩu tuột dốc
Theo thống kê, giá trị XK nông lâm thủy sản 8 tháng đầu năm đạt 17,98 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, giá trị XK các mặt hàng nông sản chính như gạo, cà phê, thủy sản, cao su… ước đạt 8,99 tỷ USD, giảm 11,7%.
Gạo là một trong số các mặt hàng nông sản chính có mức XK giảm mạnh nhất: khối lượng XK 8 tháng đầu năm ước đạt 4,69 triệu tấn, giá trị 2,05 tỷ USD, giảm 15,7% về khối lượng và giảm 18,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Với cà phê, khối lượng XK 8 tháng đầu năm ước đạt 974.000 tấn, giá trị 2,09 tỷ USD, giảm 23,2% về khối lượng và giảm 22,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012. Cao su cũng nằm trong nhóm suy giảm mạnh về giá trị và khối lượng XK, nhưng tốc độ giảm chậm hơn so với gạo và cà phê: giảm 14,1% về giá trị so với cùng kỳ...
Đánh giá của Bộ Công Thương cho thấy: Cả giá và lượng XK hàng nông sản từ đầu năm đến nay luôn thấp hơn so với cùng kỳ, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tổng kim ngạch XK nói chung. Từ đầu năm đến nay, XK các mặt hàng nông sản liên tục giảm cả về lượng và giá trị. Chưa năm nào, XK các mặt hàng nông sản khó như năm nay, hầu hết các nhóm hàng đều sụt giảm cả về lượng và kim ngạch so cùng kỳ. Đến thời điểm này, duy nhất cao su có lượng XK tăng 18,41%; còn lại XK các mặt hàng nông sản khác đều giảm so cùng kỳ như nhân điều giảm 29,51%, thủy sản giảm 12,24%...
“Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do khó khăn chung của nền kinh tế và việc hạn chế tiêu dùng, thêm nữa do điều kiện thời tiết không thuận lợi, đã gây ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch", ông Trần Thanh Hải, Phó vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết.
Những rào cản
Mất mùa, ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng gay gắt… là những lý do được đưa ra để lý giải cho việc XK giảm.
Ông Hồ Văn Niên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhận định: “Khó khăn nhất là ngành thủy sản do nguyên liệu khan hiếm, nguồn thu mua chỉ đáp ứng được 30 - 40% nhu cầu, giá bán ra thấp, trong khi đầu vào tăng cao. Ngành hạt điều cũng khó do mất mùa, còn cao su gặp khó do giá giảm cộng với thời tiết không thuận lợi, khiến sản lượng đạt thấp. XK nông sản năm nay của tỉnh dự báo sẽ không hoàn thành kế hoạch đề ra”.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và XK thủy sản Việt Nam thì, 8 tháng đầu năm nay, XK thủy sản liên tục gặp khó do nguồn nguyên liệu không ổn định, thị trường bị thu hẹp bởi khó khăn về kinh tế nói chung. Ngoài ra, việc liên tục bị kiện tụng thời gian qua đối với các DN thủy sản, đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch XK cũng như thương hiệu các mặt hàng nông sản XK nói chung.
Một nguyên nhân khác ít được nhắc đến khiến XK nông sản Việt Nam sụt giảm mạnh thời gian qua đó là do khâu kiểm soát lỏng lẻo, nhiều DN làm ăn gian dối. Đơn cử như vụ hơn 500 container gạo thơm của Việt Nam bị đối tác trả về vì không đạt tiêu chuẩn (do một số DN ham lợi trước mắt, dùng gạo từ lúa OM 4900 gần giống gạo thơm Jasmine để trộn 2 loại này với nhau khi XK)…
Cần cơn gió mới
TS. Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương cho rằng: XK nông sản Việt Nam giảm mạnh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Từ cuối năm ngoái đến nay, giá nông sản thế giới xu hướng giảm, cung luôn nhiều hơn cầu. Ngoài ra, nội tại nền nông nghiệp Việt Nam đang "có vấn đề"… Do vậy, cần phải có những đột phá mới.
Thực tế, để gỡ khó cho XK nông sản, ngay từ giữa năm, các cơ quan quản lý nhà nước đã nghĩ tới phương án cần có “phao cứu trợ” tín dụng đối với một số mặt hàng nông sản chủ lực. Chính phủ cũng đã đồng ý gia hạn cho vay tín dụng XK đối với mặt hàng cà phê và một số mặt hàng nông sản XK từ 12 tháng lên 36 tháng; đồng thời giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, đánh giá khó khăn, trở ngại hiện nay đối với từng mặt hàng nông sản XK…, từ đó xác định đối tượng cụ thể cần hỗ trợ, đề xuất biện pháp hỗ trợ phù hợp.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, chúng ta cần xác định lại mục tiêu XK nhiều mặt hàng nông sản, trong đó có gạo, không chạy theo số lượng, ví dụ với gạo chỉ hạn chế ở mức 6 triệu tấn/năm. Ngành trồng trọt cần có những bộ phận phối hợp với Hiệp hội Các DN kinh doanh XK theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu thụ và nhu cầu thị trường để khuyến cáo người dân ở các địa phương nên trồng cây gì, nuôi con gì thì mới có thể bán được giá cao.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, Việt Nam phải cải thiện chất lượng nông sản XK. Hiện nay, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn gây nhiều bức xúc trong xã hội, cản trở nông sản Việt thâm nhập thị trường thế giới.
“Chúng ta cần tập trung hơn nữa vào việc nâng cao chất lượng và thương hiệu cho các mặt hàng nông, thủy sản XK nhằm tạo dựng được uy tín lâu dài với đối tác và nâng cao tính cạnh tranh trên trường quốc tế”, bà Hồng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng lại cho rằng, sản xuất nông sản hiện đang báo động mất an toàn, như thủy sản gần bờ cạn kiệt, cây trồng vật nuôi thì gặp tình trạng ô nhiễm môi trường, dịch bệnh liên miên, đất đai bạc màu, thiếu nước... Do đó, nếu sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng theo chiều rộng, nguy cơ ảnh hưởng xấu tới tiêu thụ là khó tránh khỏi.
“Việc cần làm là tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp, có thể vài năm đầu, nông nghiệp tăng trưởng chậm nhưng sẽ bền vững hơn với sản phẩm làm ra.”, ông Thắng nhấn mạnh.
Bộ Tài chính chủ trì, trình Chính phủ sửa đổi Nghị định số 54 theo thủ tục rút gọn để bổ sung mặt hàng cà phê và các mặt hàng nông sản XK được xác định vào danh mục hỗ trợ, gia hạn thời gian vay tín dụng XK. Ngân hàng Nhà nước cũng được giao chỉ đạo các tổ chức tín dụng có giải pháp để hỗ trợ giải quyết khó khăn cho đối tượng kinh doanh cà phê và các mặt hàng nông sản XK...
Trọng Nhân
Tin mới
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT thăm, động viên và hỗ trợ ngành Giáo dục Yên Bái sau bão số 3
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi cùng đoàn công tác Bộ GD&ĐT, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã về thăm, động viên ngành Giáo dục Yên Bái vào chiều 14/9.
Ngành giáo dục Lạng Sơn cần đặc biệt quan tâm đến công tác vệ sinh, khử khuẩn trường học sau bão lũ
Đây là một trong những chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng tại cuộc kiểm tra, hỗ trợ ngành giáo dục đào tạo tỉnh Lạng Sơn khắc phục hậu quả bão số 3 ngày 15/9/2024.
Dự kiến, toàn bộ học sinh Yên Bái sẽ trở lại trường vào ngày 18/9
Theo Phó Chủ tịch tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh, cố gắng ngày 16/9 sẽ đưa học sinh đi học để đảm bảo thời gian năm học. Trường nào rất nặng dự kiến sẽ cho học sinh đi học từ ngày 18/9.
Vùng Cảnh sát Biển 3 tổ chức thành công đợt diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật
Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát Biển 3 đã tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp và bắn đạn thật trên biển năm 2024.
Giá lúa gạo hôm nay 15/9: Đồng loạt đi ngang
Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (15/9) tại thị trường trong nước duy trì ổn định sau phiên điều chỉnh tăng. Thị trường giao dịch chậm.
Ông Trump và bà Harris "đối đầu" - giá vàng lên cao kỷ lục
Trong tuần qua, giá vàng quốc tế đã lập kỷ lục mới khi tăng lên trên 2.580 USD/ounce, thu hút sự chú ý của thị trường. Bên cạnh đó, tin tức về màn đối đầu chính thức đầu tiên của ông Donald Trump và bà Kamala Harris, cũng được dư luận quan tâm, cũng như các tin tức khác về việc ECB cắt giảm lãi suất hay Apple ra mắt iPhone 16.
Xem nhiều
Câu chuyện thương hiệu
PV Power (POW) đạt 19.954,4 tỷ đồng doanh thu trong 8 tháng 2024, tăng nhẹ so với cùng kỳ
Nam Việt (ANV) lên kế hoạch trả tổng cộng 66,56 tỷ đồng cổ tức năm 2023
Cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình (HBC) sẽ giao dịch trở lại trên thị trường UPCoM từ ngày 18/9
PVTrans (PVT) sắp trả tổng cộng hơn 106,8 tỷ đồng cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 3%
Nợ của Tập đoàn Taseco tăng vọt lên 6.601 tỷ
Cảng Chu Lai hợp tác với hãng tàu RCL, mở thêm các tuyến hàng hải mới