Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nức tiếng bánh tẻ Phúc Lâm

Với người làng Phúc Lâm, xã Phúc Lâm (Mỹ Đức, Hà Nội), vào ngày lễ, Tết, không thể thiếu món bánh tẻ. Xưa kia, món bánh này dùng để biếu bố mẹ, ông bà, tổ tiên để thể hiện lòng tôn kính. Ngày nay, bánh tẻ trở thành vật thể lưu giữ nét văn hóa và thể hiện tình người Phúc Lâm.

Bánh tẻ (còn gọi là bánh giàng) - một thứ quà quê nổi tiếng của xã Phúc Lâm, bất kỳ ai khi đã thưởng thức món ăn dân dã này, sẽ khó quên vị ngọt từ thịt, mùi thơm của hành, cái giòn của mộc nhĩ và sự dẻo thơm của bột bánh.

Tại Phúc Lâm, trước kia, các gia đình chỉ làm số lượng ít bánh tẻ phụ vụ người thân, họ hàng vào các dịp lễ, Tết; một số phục vụ nhu cầu ăn sáng cho người dân quanh vùng.

Ngày nay, bánh tẻ Phúc Lâm trở thành món đặc sản, được nhiều người ở các tỉnh trên cả nước biết đến và ưa chuộng, vì thế, rất nhiều hộ dân trong làng chuyên sản xuất bánh tẻ với mục đích kinh doanh. Có những gia đình sản xuất trung bình 1.000 - 2.000 chiếc mỗi ngày. Trong số những gia đình đó, có thể kể đến gia đình bà Dương Thị Bình.

Theo bà Bình, để làm được chiếc bánh tẻ ngon đúng vị của Phúc Lâm, đòi hỏi quy trình rất cầu kỳ, kỹ lưỡng từ chọn nguyên liệu tới cách chế biến. Gạo để làm bánh, nhất định phải là thứ gạo Khang Dân hoặc Quy Năm, đem ngâm nước trong 8 - 10 tiếng tùy theo mùa, sau đó xay thành bột nước. Bột tiếp tục được ngâm từ 4 - 5 tiếng cho thật mềm, dẻo.

Thùng chứa bột phải được thay nước thường xuyên để cho lắng thứ bột mịn trắng trong xuống. Sau khi ngâm bột, múc bột cho vào nồi hấp cách thủy và khuấy đều tay cho đến khi bột đã tới tầm chín bắc nồi ra, nhưng vẫn phải khuấy bột thật đều tay và làm công đoạn ráo bột - rất quan trọng trong quá trình làm bánh (ngon hay không là ở công đoạn này). Đó cũng là bí quyết riêng của bánh tẻ Phúc Lâm.

Nhân bánh là mộc nhĩ, thịt lợn và hành lá. Mộc nhĩ, ngâm nở rửa sạch thái sợi, thịt lợn thái nhỏ, hành băm nhỏ ướp gia vị, cho lên bếp đảo chín, thêm chút hạt tiêu cho dậy mùi. Đặc biệt, thịt làm bánh tẻ phải là thứ thịt ba chỉ hoặc nạc vai ngon thì bánh mới có độ ngậy, dẻo và ngon. Cuối cùng là gói bánh. Lá dong được rửa sạch, cho bột lên lớp lá dong rồi thêm nhân vào giữa, cuốn lá dong lại, cố định bánh bằng dây lạt rồi hấp, sau 30 phút là chín một mẻ bánh. Bánh tẻ ngon nhất là ăn lúc nóng. Bóc phần lá ra, chiếc bánh vẫn còn nóng hổi, hiện ra trắng ngần với mùi thơm dung dị từ lá dong, bột gạo nấu chín ôm ấp phần nhân mỡ màng, khiến ai đi xa cũng khó lòng quên được…

Nức tiếng bánh tẻ Phúc Lâm - Hình 1

Bánh tẻ làng Phúc Lâm

Theo bà Dương Thị Bình, thời gian cao điểm của việc sản xuất và tiêu thụ bánh tẻ là từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, đặc biệt dịp trước và sau Tết Nguyên đán. Vào thời điểm đó, mỗi ngày gia đình bà Bình và các hộ dân khác làm đến gần 10.000 chiếc bánh tẻ, đem bán không chỉ các vùng lân cận, mà còn được đóng gói chuyển tới khắp các tỉnh, thành trong cả nước.

Bà Bình cho biết, để có những chiếc bánh thơm, ngậy thì từ khâu chọn gạo đến chọn nhân bánh phải bảo đảm an toàn thực phẩm. Bà bảo, “làm nghề gì cũng phải có cái tâm, cái đức. Với cá nhân bà hay những người làm bánh của làng Phúc Lâm, điều trân trọng hơn cả đó là uy tín thương hiệu làng nghề mà ông cha gây dựng, với thế hệ hậu bối, họ luôn tâm niệm phải gìn giữ, phát huy “đặc sản” quê hương.

Bánh tẻ, thứ bánh giản dị mang hương vị của trời - đất, của dư vị tình người, quà quê của người nông dân “một nắng hai sương”. Thứ quà ấy, là món ăn hàng ngày của bà con dân làng và xưa kia còn là món bánh dâng tiến vua. Đặc biệt, trong những ngày lễ, hội, Tết cổ truyền dân tộc, món bánh tẻ không thể thiếu trên mỗi ban thờ tổ tiên và trong mâm cơm ngày Tết.

Từ bao đời nay, người làng Phúc Lâm vẫn giữ phong tục dùng món bánh tự tay họ làm - dành tặng, biếu người thân, người xa xứ, như lời nhắn nhủ luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về hương vị truyền thống…

Ngọc Linh

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.