Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nước uống tại trường học: Có bảo đảm chất lượng?

THCL- Những năm qua, ngoài việc thực phẩm kém chất lượng đưa vào bếp ăn

THCL Những năm qua, ngoài việc thực phẩm kém chất lượng đưa vào bếp ăn nhà trường, thì nước uống cho học sinh cũng đang là nỗi lo thường trực của nhiều bậc phụ huynh khi năm học mới bắt đầu.

Thực tế, nước uống tại các trường học hiện nay đang được lấy từ nhiều nguồn cung khác nhau, chất lượng ra sao?

"Loạn"… nguồn cung

Từ lâu, theo thỏa thuận với phụ huynh HS, hầu hết các nhà trường trên địa bàn TP. Hà Nội đều ký hợp đồng với các công ty nước tinh khiết để đưa nước uống vào trường phục vụ HS. Tuy nhiên, điều đáng nói là mỗi trường đều chọn một nhà cung cấp nước khác nhau để đưa vào trường học như Lavie, Apolo, Ale, Acewa, Bonaqua, Nutina, V-water... Thậm chí, các hãng nước uống đóng bình 20 lít do tư nhân cung cấp như Tado, Ngọc Việt, Trung Việt… cũng len lỏi vào hệ thống trường học.

Theo đó, giá của các loại nước đóng bình cũng rất khác nhau. Nước uống do các cơ sở, DN tư nhân cung cấp dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/bình; các hãng có thương hiệu từ 20.000 - 30.000 đồng/bình (loại 20 lít), tùy thuộc vào chiết khấu phần trăm của hãng dành cho khách hàng.

Trước thực trạng trên, nhiều bậc phụ huynh băn khăn: Liệu các loại nước uống này có bảo đảm chất lượng hay không? Ai kiểm soát nguồn cung cấp nước?

Chị Nguyễn Lan Phương, có con đang học tại Trường Tiểu học Quang Trung (Hoàn Kiếm), băn khoăn: "Nếu một trường học có khoảng 40 - 45 lớp, mỗi lớp có khoảng 50 HS thì với mức thu 10.000 - 15.000 đồng/HS/tháng - sẽ là số tiền không hề nhỏ, số lượng bình nước mua về là rất lớn. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng thì vô cùng nguy hiểm.

Chúng tôi chỉ sợ trường mua nước đóng bình từ nhà cung cấp tư nhân nhỏ lẻ, không bảo đảm chất lượng cho HS uống. Dù được gắn mác nước uống tinh khiết, nhưng ai dám khẳng định đây là nguồn nước bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng?".

Hiện nay, tại các trường học, hình thức phổ biến mà các trường sử dụng khi ký kết với các công ty nước tinh khiết là bảo đảm đủ nước uống cho HS trong suốt quá trình học. Chứ không cụ thể bao nhiêu tiền một bình và bao nhiêu bình/một lớp/tháng.

Anh Trần Minh Quang, có con học tại Trường THCS Trần Đăng Ninh, Phường Quang Trung (Hà Đông) bày tỏ: "Theo tôi, khi ký hợp đồng mua nước uống, nhà trường nên có cam kết: Các công ty phải có giấy phép, chứng nhận nguồn nước bảo đảm vệ sinh, đủ tiêu chuẩn… Bên cạnh đó, phải mang nước đi kiểm định xem có bảo đảm chất lượng hay không? Chứ không thể chỉ nhìn vào giấy chứng nhận của bên cung cấp nước. Bởi rất có thể vì lợi nhuận mà họ bất chấp tất cả…".

Bà Đường Thị Lệ, Phó trưởng phòng Giáo dục Mầm non quận Hà Đông cho biết: "Để chuẩn bị cho năm học mới, vấn đề ATTP luôn được quận quan tâm. Hiện tại, quận đã có văn bản chỉ đạo tới các trường phải đảm bảo ATTP, đặc biệt là nước uống cho HS.

Bên cạnh đó, nước uống đưa từ ngoài vào phải có giấy tờ, giấy phép, giấy kiểm định nguồn nước của cơ quan có thẩm quyền chứng nhận nguồn nước bảo đảm, an toàn. Nếu để xảy ra ngộ độc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Yêu cầu các nhà trường thực hiện đúng theo hướng dẫn, quy định của Sở GD&ĐT".

"Mập mờ" chất lượng

Theo quy định, quy trình sản xuất nước đóng chai đều phải tuân thủ theo 16 khâu. Trong đó, nguồn nước đầu vào để sản xuất phải là nước ngầm hoặc nước máy đã được xử lý đạt quy chuẩn Việt Nam theo quy định của Bộ Y tế. Sau khi qua các bộ phận lọc thô, lọc bằng than hoạt tính… nước đóng chai phải được diệt khuẩn bằng tia cực tím.

Trên thực tế, những đơn vị cung cấp nước đóng bình hiện nay chỉ đơn giản làm công đoạn lọc, khử mùi nước máy, hoặc nước giếng rồi tiến hành đóng bình bán ra thị trường để tiêu thụ.

Chính vì bế tắc trong công tác quản lý mà các loại nước uống kém chất lượng từ các nhà sản xuất tư nhân nhỏ lẻ đang xuất hiện tràn lan trên thị trường, len lỏi vào các trường học.

Bên cạnh đó, để có được những hợp đồng cung cấp nước uống lâu dài cho trường học, các đại lý, công ty cung cấp nước không ngại trích "hoa hồng" từ 10 - 15% tổng giá trị bình nước cho người ký hợp đồng. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh đang rất lo lắng về mức độ "tinh khiết" của loại nước đóng bình cung cấp cho các trường học hiện nay.

Theo thông tin từ Sở GD&ĐT Hà Nội, để hạn chế tình trạng nước uống không bảo đảm chất lượng len lỏi vào trường học, cơ quan này đã yêu cầu các cơ sở GD&ĐT nâng cao nhận thức, thực hành đúng quy định về ATTP cho cán bộ quản lý và những người tham gia việc nấu, chế biến, cung cấp suất ăn cho HS.

Bên cạnh đó, 100% cơ sở giáo dục có bếp ăn bán trú phải ký kết hợp đồng có thỏa thuận chặt chẽ với những cơ sở cung ứng thực phẩm, nước uống có giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận "cơ sở đủ điều kiện ATTP".

Về góc độ quản lý, ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục VSATTP Hà Nội cho biết: "Sở Y tế Hà Nội, Chi cục VSATTP luôn phối hợp chặt chẽ với Sở GD&ĐT trong việc thanh kiểm tra các bữa ăn, nước uống trong trường học. Trong đợt kiểm tra gần đây nhất, với những trường trực tiếp đun và cấp nước uống cho HS, Chi cục VSATTP đã tiến hành xét nghiệm định kỳ nguồn nước 6 tháng/lần.

Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho sức khỏe của HS, ban giám hiệu các trường cần tăng cường kiểm tra tại các cơ sở cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào. Cùng với đó, cần đẩy mạnh công tác kiểm tra đột xuất tại các cơ sở cung cấp nước uống đóng bình…".

Thiên Đức - Duy Thế (TH & CL)

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.