Phương án sắp xếp phải gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động
Sáng 2/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo của Chính phủ về "Tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" chủ trì Phiên họp thứ bảy của Ban Chỉ đạo.
Theo báo cáo, đến nay tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã trình phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ.
Ban Chỉ đạo của Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức sắp xếp bộ máy của hệ thống chính trị ở địa phương cơ bản đảm bảo tiến độ, yêu cầu.
Sau khi nghe các báo cáo, ý kiến, kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo ghi nhận tinh thần, trách nhiệm cao của các thành viên Ban Chỉ đạo; yêu cầu Bộ Nội vụ - cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tiếp thu các ý kiến để tiếp tục báo cáo cấp có thẩm quyền.
Thủ tướng nhấn mạnh, thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương, thời gian qua, Chính phủ đã và đang làm rất quyết liệt việc tổng kết Nghị quyết 18 gắn với việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ. Tuy nhiên, đây là vấn đề khó bởi hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ và các bộ ngành liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp, tài sản, đất đai, thể chế, các văn bản pháp lý… nên vừa làm, vừa phải lắng nghe, đánh giá tác động kỹ lưỡng.
Thủ tướng nêu rõ, kể từ phiên họp trước tới nay, chỉ trong thời gian ngắn, các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành đã tích cực, khẩn trương triển khai nhiệm vụ và hoàn thành nhiều công việc, nổi bật là 5 nội dung:
Thứ nhất, thống nhất phương án hợp nhất, sáp nhập các bộ, ngành, cơ quan. Thứ hai, các bộ, cơ quan đã cơ bản hoàn thành phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy bên trong để trình Chính phủ. Thứ ba, Chính phủ đã ban hành 3 Nghị định liên quan đến chính sách, chế độ đãi ngộ với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy và chính sách thu hút, trọng dụng người có tài năng làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. Thứ tư, trình Chính phủ chuẩn bị ban hành Nghị định về quản lý tài sản công trong quá trình sắp xếp.
Thứ năm, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan đã rà soát, tổng hợp các vướng mắc, các văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức, bộ máy để đề xuất sửa đổi, bổ sung.
Chỉ đạo các nhiệm vụ thời gian tới, nêu rõ mục tiêu tổ chức bộ máy "Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả", Thủ tướng yêu cầu Ban Chỉ đạo, các bộ, cơ quan tiếp tục rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền về phương án sắp xếp, tinh gọn các đơn vị, cơ quan theo kết luận, chủ trương, định hướng của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW, Ban Chỉ đạo của Chính phủ.
Đối với phương án sắp xếp của các cơ quan, đơn vị, Thủ tướng lưu ý cần lắng nghe ý kiến nhiều chiều; cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng tình thì hoàn thiện phương án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định; với những vấn đề chưa chín, chưa rõ, còn ý kiến khác nhau thì đề xuất cấp có thẩm quyền để khẩn trương nghiên cứu bước tiếp theo và sẽ sớm báo cáo cụ thể hơn.
Việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế phải gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức; cần tiếp tục rà soát chính sách để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, với những vấn đề đặc thù thì cần rà soát, tổng hợp trên cả nước, đánh giá tác động để xây dựng, đề xuất một số chính sách phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, trong đó khẩn trương trình Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý tài sản công để có căn cứ xử lý vấn đề về tài sản công trong quá trình sắp xếp.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp chủ trì, xây dựng để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc xử lý các vấn đề vướng mắc, phát sinh liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy, đặc biệt là những văn bản nếu không sửa ngay sẽ ảnh hưởng đến người dân, doanh nghiệp, đến nền kinh tế, cản trở sự phát triển.
Liên quan tới mô hình, phương thức quản trị, quản lý các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp Nhà nước, Thủ tướng yêu cầu tổng kết các mô hình hay, kinh nghiệm tốt, cách làm hiệu quả đã có trong thực tiễn, nghiên cứu lựa chọn phương án tối ưu nhất.
PV/chinhphu.vn
Bài liên quan
Bài viết khác
Chủ tịch Quốc hội dự Lễ công bố huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới
Chiều 4/1/2025, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Chủ tịch UBND 2 tỉnh
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và Hà Giang.
Thực hiện quy hoạch TP. HCM đến năm 2050 trở thành đô thị toàn cầu hấp dẫn và bền vững
Theo Thủ tướng, việc thực hiện Quy hoạch TP. HCM là nhiệm vụ không chỉ của TP. HCM mà là nhiệm vụ chung của cả Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong vùng, TP. HCM vì cả nước, cả nước vì TP. HCM, mãi mãi xứng đáng là thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị công bố kế hoạch triển khai xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế
Sáng nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng Trung tâm Tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai kết luận của Bộ Chính trị.
Chuyên gia quốc tế đánh giá “câu chuyện thành công” về phát triển của Việt Nam
Chuyên gia và các tổ chức quốc tế đánh giá "câu chuyện thành công" của Việt Nam với các yếu tố như cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ đô thị hoá cao, chính trị ổn định, cùng những chính sách tạo thuận lợi và thúc đẩy đầu tư, Việt Nam đang trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
Cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV
Tại phiên họp thứ 41, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường lần thứ 9, xem xét, quyết định một số nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước; xem xét, quyết định việc bổ sung một số dự án luật, Nghị quyết vào Chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2025.
Ông Lê Hồng Vinh được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An
Ông Lê Hồng Vinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nghệ An vừa chính thức được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An với sự tín nhiệm tuyệt đối từ các đại biểu.
Năm 2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu hoàn thành 600 km cao tốc
Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến, bàn về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, kế hoạch hoạt động năm 2025 của Hội đồng.
Thanh Hóa: Triển khai Đề án phát triển nông nghiệp đến năm 2030
Chiều 3/1, UBND huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án thí điểm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, gắn với tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi số để sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).
Ga Thanh Hóa triển khai các phương án phục vụ hành khách trong dịp Tết Ất Tỵ 2025
Nhằm tăng cường hỗ trợ, triển khai các giải pháp phục vụ Nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ga Thanh Hoá đã và đang tích cực triển khai các phương án đảm bảo an toàn, phục vụ hành khách.