Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Quản lý giá sữa: “Liều thuốc” chưa đủ mạnh

Trước những động thái “im lìm” không chịu giảm giá của các DN kinh doanh

THCL Trước những động thái “im lìm” không chịu giảm giá của các DN kinh doanh sữa, nhiều ý kiến cho rằng, công tác quản lý của các bộ, ngành đang có vấn đề?

Vẫn là… “chịu nhiều tác động”?

Theo Trung tâm Thông tin thương mại và công nghiệp (Bộ Công thương), tháng 8/2015, giá nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới đã giảm mạnh từ 12 - 20% (tại Úc giảm nhiều nhất từ 30 - 35%) so với tháng trước do nguồn cung sữa dư thừa.

Trong khi thị trường sữa trong nước hầu như không giảm giá, nhất là những sản phẩm dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, vốn là mặt hàng được đưa vào danh mục bình ổn giá của Chính phủ. Thị trường sữa Việt Nam đang phụ thuộc đến 80% nguyên liệu nhập khẩu lại không giảm giá khi giá thế giới giảm là điều vô lý? Theo Cục Thuế Xuất nhập khẩu (Tổng cục Hải quan), hiện nay giá sữa trong nước chào bán trên thị trường đang cao trung bình gấp 5 lần so với giá nhập khẩu.

Bà Nguyễn Thị Lệ (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: “Tưởng rằng, sau khi Bộ Tài chính và Bộ Y tế đưa các sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi vào diện phải bình ổn giá thì giá sữa sẽ không còn “nhảy múa”, nhưng hiện nay, khi giá nguyên liệu sữa giảm sâu, giá bán trong nước vẫn cao ngất ngưởng”.

Chị Nguyễn Thị Nga (Cổ Nhuế 2, Từ Liêm, Hà Nội) bức xúc: “Mỗi khi tăng giá sữa, các DN lại viện lý do vì giá nguyên liệu tăng; tăng như thế nào thì không có một đơn vị nào công bố số liệu cụ thể. Cơ quan quản lý thì tỏ ra bất lực để các DN ngang nhiên “móc túi” người tiêu dùng”.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) giải thích, ngoài yếu tố độ trễ thời gian ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp nguyên liệu sữa trên thế giới, chi phí đầu vào như nguyên nhiên liệu, bán hàng, nhân công… trong nước cũng ảnh hưởng lớn đến giá sữa bán ra. Mặt hàng sữa thành phẩm dành cho trẻ em dưới 6 tuổi còn chịu tác động tăng giá như tăng lương tối thiểu vùng 14% trong năm 2015; rồi giá điện được điều chỉnh tăng 7,5% trong tháng 3; giá nước sạch trong kế hoạch tăng, giá xăng dầu vẫn ở mức cao… Đó là những yếu tố khiến chi phí sản xuất sữa trong nước không giảm và giá thành sản phẩm khó giảm theo.

Bịt chỗ nọ, phình chỗ kia

Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ giá sữa trong nước vẫn đứng im là do đang có biểu hiện thao túng, chuyển giá từ nước ngoài trước khi nhập khẩu vào Việt Nam (?!).

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nêu, hiện nay mới đưa ra yêu cầu phải kê khai giá, mà kê khai giá như thế nào thì bán theo giá đấy, chứ chẳng ai kiểm tra và có quyền hạn chế giá? Chính vì vậy, việc kiểm soát là không có, thậm chí còn gây tác dụng ngược khiến các DN kinh doanh sữa làm theo đăng ký và được Nhà nước bảo hộ. Do vậy, rất dễ hợp lý hóa và hợp pháp hóa.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, về nguyên tắc, một thành tố quan trọng của đầu vào hạ thì chắc chắn giá thành của nó phải hạ. Nhưng trong điều kiện hiện nay, chúng ta quản lý giá sữa theo giá trần, mà việc giá trần cao hay thấp là do cơ quan quản lý quyết định. Vì vậy, khi cơ quan quản lý không hạ giá trần thì các DN sẽ không chịu giảm. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là phân công quản lý giữa các cơ quan nhà nước với nhau.

Việc quản lý giá cũng không thể tách rời việc quản lý thị trường được. Trong khi đó, quản lý thị trường thuộc trách nhiệm Bộ Công thương, Bộ Tài chính chỉ quản về giá. “Rõ ràng 2 bộ phận không thể tách rời, nhưng lại được phân công ở 2 bộ khác nhau. Đây là bất cập lớn, chưa khắc phục được”, ông Long nói.

Chuyên gia marketing Đoàn Đình Hoàng nhận xét, với việc áp giá trần cho thấy Nhà nước đang dùng công cụ hành chính để quản lý dẫn đến sự méo mó thị trường, thiếu sự cạnh tranh công bằng. Vai trò của Nhà nước là tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh, đằng này cơ quan chức năng… chạy theo DN, cứ bịt chỗ nọ thì phình chỗ kia!

Để kiểm soát việc tăng giá sữa, ông Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần phải để cho thị trường hoàn toàn tự do hóa cạnh tranh hơn nữa, cấp phép nhiều hơn nữa và kêu gọi các DN nước ngoài vào đầu tư nhiều hơn bởi vì thị trường sữa đang rất có lợi nhuận.

Hoan Nguyễn (Thương hiệu & Công luận)

Tin mới

Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ
Nutifood tặng 1.000 phần quà dinh dưỡng cho hộ gia đình nghèo huyện Cần Giờ

Vừa qua, Nutifood thông qua Quỹ Phát triển Tài năng Việt kết hợp cùng Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Quận 4 đã trao tặng 1.000 lon sữa FAMNA với tổng giá trị hơn 450 triệu đồng cho các hộ gia đình nghèo, cận nghèo và trẻ em khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM.

Giao dịch chứng khoán sáng ngày 17/5: Dòng tiền sôi động quay lại với nhóm cổ phiếu chăn nuôi
Giao dịch chứng khoán sáng ngày 17/5: Dòng tiền sôi động quay lại với nhóm cổ phiếu chăn nuôi

Trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng nhanh chóng hạ nhiệt sau phiên khởi sắc hôm qua, thì dòng tiền sôi động quay lại với nhóm cổ phiếu chăn nuôi, đã tiếp sức giúp các mã BAF, HAG, DBC bay cao.

Đường mòn Hồ Chí Minh - Trận đồ bát quái trong rừng rậm
Đường mòn Hồ Chí Minh - Trận đồ bát quái trong rừng rậm

Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã từng phải thừa nhận: “Đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành trận đồ bát quái trong rừng rậm”.

Sáu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho sự phát triển của ngành khoa học và công nghệ
Sáu nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho sự phát triển của ngành khoa học và công nghệ

Phát biểu tại buổi Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959-2024), lễ trao Giải thưởng Tạ Quang Bửu năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra 6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cho sự phát triển của ngành.

Traveloka hợp tác với Cebu Pacific để thúc đẩy du lịch Đông Nam Á đến Philippines
Traveloka hợp tác với Cebu Pacific để thúc đẩy du lịch Đông Nam Á đến Philippines

Traveloka, nền tảng du lịch hàng đầu Đông Nam Á, vừa tuyên bố hợp tác chiến lược với hãng hàng không giá rẻ Cebu Pacific (CEB) của Philippines nhằm thu hút thêm khách du lịch nước ngoài đến quốc gia này. Theo đó, Traveloka đã triển khai một giao diện lập trình ứng dụng (API), cho phép du khách quốc tế dễ dàng tìm kiếm các chuyến bay của CEB trên nền tảng Traveloka.

Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ quốc hội khóa XV
Bổ sung các nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ quốc hội khóa XV

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định bổ sung các nhiệm vụ lập pháp mới vào danh mục và phân công cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ quốc hội khóa XV.