Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Rùng mình “công nghệ”: Biến thịt thối thành mỡ nước“

Cụm 11, Cụm 12, xã Tân Hội là một trong những đầu mối chuyên chế biến và cung cấp loại “mỡ bẩn” ra thị trường

Cụm 11, Cụm 12, xã Tân Hội là một trong những đầu mối chuyên chế biến và cung cấp loại “mỡ bẩn” ra thị trường. Sau khi thu mua thịt lợn ế, ôi thiu, ngả màu… tại nhiều khu chợ với giá thành rẻ mạt, họ đem về phân loại, chế biến thành mỡ nước... Trong một xóm nhỏ khoảng 20 hộ dân, thì có tới 10 hộ sống bằng nghề chế biến “mỡ bẩn”.

"Mục sở thị”… quy trình chế biến

Trong vai người mua hàng số lượng lớn, chúng tôi thâm nhập xưởng chế biến mỡ của gia đình bà Nguyễn Thị Nga, Cụm 12 và ghi lại được những hình ảnh “động trời” về quy trình chế biến mỡ nước.

Xưởng chế biến của bà Nga là gian nhà cấp 4 ẩm thấp, nằm kế bên con mương nhỏ của làng. Bên trong khắp tường ám một màu đen kịt của khói bếp, dưới nền nhà là hàng tấn bì, thịt lợn để lâu ngày bốc mùi hôi thối, nồng nặc.

Trên khoảng nền bê tông rộng chừng 4 m2, hai người đàn ông đang lúi húi dỡ 2 - 3 tạ thịt mỡ, bì lợn ra sàn để phân loại. Tại các bao tải thịt, ruồi, nhặng bám đen kịt. Sau khi bốc hàng xong, họ dùng dao xé toạc từng bao tải, đổ thịt xuống nền gạch, thứ dịch màu đỏ đùn ra loang lổ, bốc mùi tanh tưởi, hôi hám.

Ngay cạnh đó, ba người phụ nữ bịt kín khẩu trang, một tay cầm dao, một tay vơ những tảng thịt mỡ từ nền xi măng lõng bõng nước đặt lên thớt thái lia lịa. Sau khi thái nhỏ, số thịt này được đưa vào 4 chảo gang lớn để nấu thành mỡ nước.

Những chiếc chảo được đặt trên bếp lò đun bằng củi khô, khói bụi bay mù mịt. Dưới sức nóng của ngọn lửa bốc ngùn ngụt, thịt mỡ nổ bồm bộp, bắn tung tóe, thứ chất lỏng trơn nhuồi nhuội này kết hợp với tro bụi tạo thành chất keo bám chặt vào mặt lò. Sau khi vớt tóp mỡ và để nguội, bọt bẩn lắng xuống, tạo thành một lớp váng dày đặc.

Sát chân bể xi măng chứa nước cạnh xưởng là bì lợn đã được luộc chín, ngâm thứ nước trắng đục. Thấy chúng tôi ngạc nhiên, bà Nga giải thích: “Bì lợn đấy. Loại hóa chất này là phèn chua. Nếu ngâm bì lợn với nước lã, phèn chua, thì sẽ hết màu thâm, trở nên trắng, dai, cắn vào có cảm giác sần sật. Sau khi để ráo nước, số bì lợn này được thái mỏng thành sợi rồi bán cho các cơ sở chế biến nem chua, giò trên địa bàn Hà Nội…”.

Bà Nga có thâm niên làm nghề chiết xuất mỡ được gần chục năm. Trước kia, cơ sở sản xuất của bà đặt tại nhà (Cụm 11). Nhưng do người dân đồng loạt phản đối, gửi đơn lên chính quyền nên bà phải thuê khu đất trống sát cánh đồng của Cụm 12 hành nghề. Bình quân mỗi ngày, xưởng của bà chế biến khoảng 300 - 400 kg thịt mỡ, bì lợn ôi từ các khu chợ trên địa bàn Hà Nội tuồn về.

Sau khi chế biến, mỡ nước được đóng thành can và nhập cho dân buôn tại các chợ Đồng Xa, Đồng Xuân, Phùng Hưng… Ngoài ra, một số quán cơm, phở, nhà hàng trên địa bàn huyện Đan Phượng còn đến tận nơi mua hàng. Do ế ẩm, lượng mỡ trên được tích trữ vào những chiếc thùng phuy lớn để chờ thời điểm bán ra thị trường.

Bị xử phạt… vẫn ngang nhiên hoạt động

Tìm hiểu được biết, các cơ sở chế biến mỡ bẩn nơi đây đã không ít lần bị cơ quan chức năng xử lý, thậm chí phạt tới hàng chục triệu đồng, đình chỉ sản xuất. Tuy nhiên, đến nay đâu lại vào đấy, các cơ sở chế biến này vẫn công khai hoạt động với quy mô, hình thức ngày một nghiêm trọng hơn.

Tháng 9/2014, cơ sở chế biến mỡ của bà Nguyễn Thị Nga đã bị Đội 6, Phòng Cảnh sát môi trường (Công an Hà Nội), Chi cục Thú y và chính quyền địa phương kiểm tra, xử phạt vì hành vi sản xuất mỡ bẩn.

Tại thời điểm kiểm tra, tổ công tác phát hiện cơ sở này đang chiết suất mỡ nước từ mỡ lợn bẩn bằng hình thức đun, rán. Tổ công tác còn phát hiện cơ sở đang tích trữ 1.310 lít mỡ nước, 110 kg mỡ lợn sống, 100 kg tóp mỡ, 75 kg bì lợn sống và 140 kg bì lợn đã qua sơ chế. Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản thu giữ toàn bộ số hàng hóa trên, giao cho Trạm Thú y huyện Đan Phượng tiêu hủy.

Ông Nguyễn Vĩ Hùng, Phó chủ tịch UBND xã Tân Hội (Đan Phượng) cho biết: “Hiện nay, trên địa bàn xã có nhiều cơ sở chế biến mỡ nước. Tuy nhiên, chỉ có 2 cơ sở tại Cụm 11 và Cụm 12 là hoạt động với quy mô lớn. Nhiều năm qua, chính quyền xã đã kết hợp với các cơ quan chức năng địa phương xử lý rất nhiều lần, nhưng vẫn không thể nào ngăn cản được các hộ này sản xuất. Chúng tôi đã nhiều lần lập biên bản, thu giữ máy móc, phạt hành chính có lần lên tới 40 triệu đồng… Nhưng có lẽ vì lợi nhuận cao nên các hộ vẫn lén lút chế biến”.

Cũng theo ông Hùng, việc ngăn chặn là rất khó. Bởi nếu dùng các biện pháp mạnh thì họ sẽ không trực tiếp sản xuất tại cơ sở mà chia nhỏ ra để sản xuất “chui” tại nhà của anh em, hàng xóm nên công tác quản lý gặp rất nhiều khó khăn.

Tuấn Ngọc

Tin mới

Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu
Xử phạt vi phạm hành chính 23,5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Theo thông tin từ Cục QLTT tỉnh Thái Bình, Đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 23.5 triệu đồng và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.

Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024
Hải Phòng thành lập 3 đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm năm 2024

Vừa qua, UBND TP. Hải Phòng vừa ban hành quyết định số 1325/QĐ-UBND quyết định về việc kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm đợt “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024”.

Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố
Nếu để xảy ra cháy rừng, phá rừng phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố

Địa phương nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật do buông lỏng quản lý, chủ quan, thiếu trách nhiệm thì Chủ tịch UBND quận, huyện nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND thành phố….

Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Quảng Ninh: Thu giữ hơn 10.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Ngày 24/4/2024, Đội QLTT số 1, Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh chủ trì phối hợp với lực lượng Hải quan, Công an kiểm tra, bắt giữ 10.250 con vịt giống (khoảng 2-4 ngày tuổi) không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK (Hàn Quốc)

Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.

Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông
Ceo Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.