Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Sân bay Tân Sơn Nhất quá tải: Những giải pháp bị lãng quên

Làm việc với Đoàn công tác của Chính

Bài 1: Năng lực … “ở ẩn”?

Làm việc với Đoàn công tác của Chính phủ về tình trạng quá tải, tắc nghẽn của sân bay TSN vào ngày 11/8 vừa qua, ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không đã cho biết: Trong 6 tháng đầu năm, lượng khách qua sân bay TSN đã đạt hơn 15,7 triệu, tăng hơn 23% so với năm ngoái. Dự tính cả năm, TSN sẽ đạt trên 30 triệu khách.

Tần suất khai thác đường băng của TSN so với các sân bay khác trong khu vực  còn thấp

Tắc nghẽn & tắc nghẽn!

Ông Thanh cho rằng, TSN hiện đã tắc cả trên trời, đường băng và nhà ga…  mà nguyên nhân tắc trên trời trước hết là do tắc ở dưới mặt đất. Lý do, thiết kế của nhà ga hiện nay chỉ đảm bảo công suất phục vụ cho khoảng 25 triệu khách, sân bay TSN hiện cũng chỉ có 51 chỗ đậu máy bay so với nhu cầu thực cần khoảng 80 chỗ. Tuy có 2 đường băng, nhưng lại chỉ một đường lăn ra vào 2 chiều.

Do đó, hễ cứ khi có một máy bay hạ cánh di chuyển qua đường lăn vào nhà ga thì những chiếc khác phải chờ. Thiếu vị trí đỗ khiến tàu bay phải chờ trên đường lăn hoặc phải bay lòng vòng trên trời và lúc cao điểm đã có đến 9 chuyến bay phải bay vòng chờ đáp xuống sân bay. Để giảm ùn tắc cho TSN, theo ông Thanh, Bộ GTVT đang phối hợp với Bộ Quốc phòng thực hiện bàn giao khoảng 21 ha đất quốc phòng để mở thêm 50 vị trí sân đỗ và đường lăn. Cùng lúc, sẽ làm một nhà ga lưỡng dụng và mở thêm lối ra hướng đường Cộng Hòa để giảm tải cho đường Trường Sơn…

Về thực trạng trên, tại một hội thảo vào năm 2015, PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống, Chủ tịch Chi hội hàng không của Hascon, nguyên Chủ nhiệm bộ môn kỹ thuật hàng không (rường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh) đã cho biết: Trước năm 2007, khi nhà ga quốc tế và ga quốc nội của sân bay TSN còn sử dụng chung, năng suất thiết kế của sân bay này là 15 triệu hành khách/năm. Sau khi nhà ga quốc tế mới hoàn thành, đưa vào khai thác, công suất cũng đạt 15 triệu hành khách/năm. Riêng nhà ga quốc nội, sau nhiều lần nâng cấp, công suất thiết kế đã đạt 15 triệu hành khách/năm. Do đó, tổng năng suất phục vụ của sân bay TSN đạt 30 triệu khách/năm và phải sang tới năm nay TSN mới có thể đạt được lượng khách này.

Khi đó, PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống đã khuyến cáo, chuyện tắc nghẽn dưới mặt đất trong phạm vi sân bay chỉ được giải quyết chủ yếu bằng cách xây thêm sân đỗ máy bay và nhà ga phục vụ hành khách, chứ không hề chú trọng đến đường lăn, năng lực khai thác đường băng và những yếu tố khác…

Cụ thể hơn, PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống đã đưa ra thông tin để so sánh, rằng TSN có 2 đường băng song song với chiều dài trên 3.000 m, nằm cách nhau đến 365 m, đủ đảm bảo cho các loại máy bay lớn như B747-400 và A340 - 600 cất hạ cánh. Nhưng TSN lại chỉ có thể khai thác được chừng 145.000 lượt chuyến bay mỗi năm. Trong khi đó, sân bay quốc tế Soekarno - Hatta ở Jakarta (Indonesia) cũng chỉ có 2 đường cất hạ cánh dài 3.600 m, thì hiệu suất khai thác đường băng đã vượt qua con số 370.000 chuyến bay mỗi năm và năng suất vận chuyển đạt gần 60 triệu lượt khách. Sân bay quốc tế Mumbai (Ấn Độ) cũng chỉ có 2 đường băng cất hạ cánh ngắn hơn của TSN, song đã được thiết kế cho công suất phục vụ 40 triệu khách/năm. Xa hơn, Sân bay Heathrow (London, Anh) cũng chỉ có 2 đường băng với chiều dài 3.660 m và 3.900 m, thì cũng đã có thể phục vụ 472.000 chuyến bay với lượng khách đạt 72 triệu/năm…

Tư duy sao cho đúng…

Tính toán về diện tích giữa sân bay TSN với các sân bay khác trong khu vực được PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống đưa ra khi đó còn tiếp tục cho thấy hiệu suất khai thác của TSN là thấp. Chẳng hạn, sân bay Mumbai (Ấn Độ) chỉ có diện tích vỏn vẹn 610 ha, khi được dự kiến tăng diện tích lên mức 800 ha đã có thể phục vụ tới 40 triệu lượt khách/năm.

Với sân bay Changi (Singapore) với diện tích 1.300 ha đã cho năng suất thiết kế là 66 triệu khách/năm. Còn sân bay Heathrow (Anh) có diện tích 1.200 ha thì năng suất khai thác hàng năm đạt 72 triệu lượt khách.

Do đó, chỉ cần lấy mức bình quân từ 5 - 6,5 triệu khách/năm trên 100 ha diện tích làm sân bay, nếu 850 ha diện tích dành cho hoạt động bay dân dụng của TSN được khai thác hết, năng  suất phục vụ của TSN có thể đạt 61 - 72 triệu khách/năm. Song để TSN đạt được lượng khách này, PGS. TS. Nguyễn Thiện Tống cho rằng, phải tính đến các giải pháp về mở rộng sân đỗ, nhà ga phục vụ hành khách, giảm dồn ứ tàu bay trên bầu trời và dưới mặt đất, mở hướng cho phương tiện ra vào sân bay…

Nhìn nhận về tiềm năng chưa được khai thác hết của sân bay TSN, ThS. Nguyễn Phụng Tâm, Kỹ sư trưởng hãng Hàng không Emirates - sân bay Kennedy (New York, Mỹ) đã nêu quan điểm: Các sân bay lớn trên thế giới không hẳn phải có nhiều đường băng. Ngay như sân bay Kennedy, dù có 4 đường băng, nhưng chiếm tới 95% thời gian sân bay này chỉ sử dụng 2 đường băng. Sân bay Chek Lap Kok (Hồng Kông) sử dụng 2 đường băng đã đạt năng suất khai thác 60 triệu hành khách/năm; để nâng công suất lên 100 triệu khách/năm, sân bay này mới có kế hoạch làm thêm đường băng thứ 3.

Do đó, ông Nguyễn Phụng Tâm cho rằng, với công suất 60 triệu hành khách/năm, việc khai thác 2 đường băng là phù hợp. Các dòng máy bay hiện đại ngày nay đều có hệ thống hãm và giảm lực đẩy tốt khi hạ cánh nên không cần phải có đường băng quá dài. Ngoài ra, với thời tiết thuận lợi quanh năm, mật độ các chuyến bay không dày, nên TSN không cần phải mở thêm đường băng nào, mà chỉ cần tổ chức khai thác 2 đường băng hiện có một cách hiệu quả.

Trước quan điểm cho rằng “khoảng cách giữa 2 đường băng cất hạ cánh hỗn hợp của sân bay TSN không đạt tiêu chuẩn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO)”, TS. Nguyễn Bách Phúc, Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học và công nghệ quản lý TP. Hồ Chí Minh (Hacon) đã thẳng thắn chỉ ra rằng, ICAO chỉ khuyến nghị, chứ không đặt ra tiêu chí bắt buộc. Trên thế giới, có nhiều sân bay quốc tế năng suất phục vụ rất lớn, nhưng khoảng cách giữa 2 đường băng song song còn nhỏ hơn 300 m. Ngay như sân bay quốc tế San Francisco phục vụ vài chục triệu lượt hành khách cũng chỉ có khoảng cách giữa 2 đường băng là 228 m. Còn sân bay quốc tế ở thành phố Mexico tuy nối với trên 100 điểm đến trên thế giới cũng chỉ có khoảng cách song song giữa 2 đường băng là 310 m…

Theo TS. Nguyễn Bách Phúc, với 2 đường băng hiện nay của TSN, ICAO khuyến cáo năng lực có thể lên tới 285.000 lần cất hạ cánh mỗi năm. Thực tế đã cho thấy, cao điểm nhất sân bay TSN đã có thể tiếp nhận đến hơn 34 chuyến/giờ, tức cứ khoảng 2 phút có 1 chuyến bay cất hoặc hạ cánh. Do đó, chỉ cần tính khả năng cất hạ cánh trung bình là 29 chuyến/giờ, mỗi năm sẽ có 254.040 chuyến bay cất và hạ cánh tại TSN. Bình quân mỗi chuyến bay chở 220 khách, sân bay TSN sẽ phục vụ 56 triệu hành khách/năm.

Hoàng Phương - Việt Dũng


 

Tin mới

Bắc Giang tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo
Bắc Giang tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp lực lượng chức năng liên quan tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Bắc Giang, tạm giữ 18.900 sản phẩm quần áo thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Nike.

Thép Pomina (POM) : Lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm 224,9 tỷ đồng trong quý I/2024
Thép Pomina (POM) : Lợi nhuận sau thuế ghi nhận âm 224,9 tỷ đồng trong quý I/2024

Tiếp tục lỗ trong quý đầu năm 2024, CTCP Thép Pomina (mã POM - sàn HOSE) nâng tổng lỗ luỹ kế lên 1.697,1 tỷ đồng, bằng 60,7% vốn điều lệ.

Thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng
Thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng và doanh nghiệp kinh doanh vàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/5/2024 về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Hoàn thành dựng cột, kéo dây những khoảng néo đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3
Hoàn thành dựng cột, kéo dây những khoảng néo đầu tiên của Dự án đường dây 500kV mạch 3

Vào lúc 01h25 ngày 02/5/2024, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thành đóng điện đưa vào vận hành trở lại các đường dây 500kV Quảng Trạch - Dốc Sỏi, Quảng Trạch - Vũng Áng sau khi thực hiện sắp xếp lại đấu nối hoàn trả các Đường dây 500kV Quảng Trạch - Vũng Áng, Quảng Trạch - Dốc Sỏi để đấu nối Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quảng Trạch-Quỳnh Lưu.

Tranh thủ từng giờ, từng phút đẩy nhanh tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3
Tranh thủ từng giờ, từng phút đẩy nhanh tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đặng Hoàng An tại buổi đi kiểm tra tiến độ sản xuất cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối và các vị trí móng do nhà thầu Việt Á thi công đoạn qua tỉnh Hưng Yên.

Dự án đường dây 500kV mạch 3: Thi công xuyên lễ, xuyên Tết theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng
Dự án đường dây 500kV mạch 3: Thi công xuyên lễ, xuyên Tết theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng

Ngày 29-30/4/2024, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) – Nguyễn Anh Tuấn và đoàn công tác đã đi kiểm tra thi công xuyên lễ công trường Dự án đường dây 500kV mạch 3 cung đoạn Quỳnh Lưu – Thanh Hóa và Quảng Trạch – Quỳnh Lưu thuộc địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.