Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chế tạo, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023, tạo điều kiện thuận lợi cho triển khai thực hiện kế hoạch năm 2024.
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cơ bản thống nhất với các báo cáo và ý kiến tại phiên họp, ghi nhận, biểu dương nỗ lực, kết quả của các bộ, ngành, địa phương, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước.
Bên cạnh những thành tựu, kết quả rất cơ bản đạt được, Thủ tướng dành thời gian phân tích về những tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức nổi lên, nguyên nhân của kết quả đạt được, của hạn chế, yếu kém và các bài học kinh nghiệm.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP chưa được như mong muốn. Lạm phát còn chịu nhiều sức ép. Các động lực tăng trưởng gặp khó khăn, như công nghiệp phục hồi chậm, giá trị tăng thêm 9 tháng chỉ tăng 1,65%. Tình hình lao động, việc làm gặp nhiều thách thức. Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc, biên giới, hải đảo. Dịch bệnh, biến đổi khí hậu, bão lũ, nắng nóng El Nino, hạn hán, sạt lở đất… diễn biến phức tạp. Tình hình an ninh trật tự ở một số địa bàn, lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ, nhất là tội phạm mạng, ma tuý, bán hàng đa cấp, tín dụng đen; diện tích rừng bị chặt phá, bị cháy tăng mạnh...
Thủ tướng nêu rõ, cần nắm chắc tình hình, phản ứng chính sách nhanh, kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; nâng cao hiệu lực, hiệu quả phối hợp công tác giữa các cấp, các ngành, các địa phương. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tăng cường phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực và kiểm tra, giám sát thực hiện.
Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ các chính sách, giải pháp điều hành. Chú trọng bảo đảm sự cân bằng hài hoà, hợp lý giữa: Tỷ giá và lãi suất; tăng trưởng và lạm phát; cung và cầu; chính sách tiền tệ và tài khóa; tình hình bên trong và bên ngoài.
Bảo vệ, phát huy tinh thần dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại và xử lý nghiêm trường hợp né tránh sợ trách nhiệm, không dám làm.
Bên cạnh đó, chúng ta có những thuận lợi như nền tảng vĩ mô tương đối tốt và chiều hướng phục hồi của nền kinh tế, quan hệ quốc tế thuận lợi, niềm tin thị trường, niềm tin của nhà đầu tư ngày càng được củng cố và tăng cường.
Với yêu cầu tiếp tục kiên định mục tiêu tổng quát đã đề ra, Thủ tướng nhấn mạnh cần bám sát thực tiễn, nắm chắc tình hình, tăng cường năng lực phân tích, dự báo để phản ứng chính sách chủ động, tích cực, kịp thời, linh hoạt, hiệu quả, chuẩn bị kỹ các phương án, kịch bản, giải pháp ứng phó với các tình huống có thể xảy ra; dứt khoát không trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy, né tránh, "không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm".
Đẩy mạnh hơn nữa phát triển hạ tầng chiến lược, nhất là hạ tầng giao thông, ứng phó biến đổi khí hậu, hạ tầng số, chuyển đổi xanh, hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa). Tích cực tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho người dân và doanh nghiệp. Chú trọng đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu mới, các ngành mới nổi. Tiếp tục phân cấp, phân quyền, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng nêu rõ, trong bối cảnh hiện nay, cần tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng và cụ thể là công nghiệp chế biến, chế tạo. Tiếp tục cụ thể hoá các Nghị quyết Đại hội XIII, các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung đẩy mạnh thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; thúc đẩy mạnh mẽ các ngành mới nổi, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ…; đẩy nhanh đô thị hoá, xây dựng đô thị thông minh gắn với phát triển 6 vùng kinh tế-xã hội, tăng cường liên kết vùng… qua đó tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển nhanh và bền vững trong dài hạn.
Về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng nhấn mạnh 8 nội dung trọng tâm gồm:
Thứ nhất, điều hành chủ động, linh hoạt, phối hợp đồng bộ, hài hoà giữa các chính sách, nhất là các chính sách tài khoá, tiền tệ. Tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hoà với chính sách tài khoá mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác để ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô. Đặc biệt chú trọng công tác điều phối kinh tế vĩ mô giữa các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước.
Trong tháng 9, Chính phủ đã ban hành 06 nghị định, 13 nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 02 quyết định quy phạm và 08 công điện. Tính chung 9 tháng, Chính phủ đã ban hành 67 nghị định, 175 nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 25 quyết định quy phạm, nhiều quyết định cá biệt và 24 chỉ thị. Đã trình Quốc hội thông qua 09 luật, 02 nghị quyết và cho ý kiến 09 dự án luật; dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông qua 07 luật, cho ý kiến 06 luật tại kỳ họp thứ 6.
Sáng 30/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 09/2023, được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu 63 địa phương.
Đây là phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật thứ 8 trong năm 2023. Phiên họp này xem xét, cho ý kiến đối với 03 nội dung gồm: Đề nghị xây dựng Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi; Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo; Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Văn phòng Chính phủ vừa có công văn gửi Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH, Hội đồng Tiền lương quốc gia về thời điểm báo cáo phương án tiền lương tối thiểu năm 2024.
Ngày 9/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2023, thảo luận nhiều nội dung quan trọng, trong đó có các báo cáo giữa kỳ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025.
Tiếp tục chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 22/11, Tổ 18 gồm 3 đoàn: Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam và Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.
Chiều 22/11, tại huyện Triệu Sơn, Cụm thi đua số 2, Ban Dân vận Tỉnh ủy - Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị giao ban công tác dân vận và MTTQ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Chủ tịch Ủy ban Thường trực ICAPP cho rằng, thế giới đang chứng kiến nhiều áp lực và thách thức về địa chính trị, kinh tế và xã hội, sự xung đột giữa các quốc gia gây phương hại đến tốc độ phát triển kinh tế và môi trường hòa bình ổn định của thế giới.
Sáng 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị Báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số đáp ứng yêu cầu mới của Điều lệ Giải Báo chí quốc gia và tuyên truyền nhiệm vụ phát triển bền vững khu vực phía Bắc.
UBND tỉnh Nam Định vừa tổ chức họp kiểm điểm tiến độ dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - đường bộ ven biển. Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Đình Nghị chủ trì hội nghị.
Ngày 22/11, UBND huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị đối thoại với các hộ dân đang sử dụng đất trong khu vực Cồn Xanh thuộc dự án Nhà máy thép xanh Xuân Thiện, Nghĩa Hưng và dự án Nhà máy thép xanh số 1 Xuân Thiện.
Khi nhấn mạnh chuyến thăm và bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm mang một ý nghĩa đặc biệt, thể hiện sự gắn kết ngày càng sâu sắc không chỉ giữa hai quốc gia mà còn giữa các tổ chức học thuật và văn hóa, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc gia Malaya khẳng định, Đại học Quốc gia Malaya sẵn sàng đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ này, trở thành cầu nối để chia sẻ tri thức, nghiên cứu và đổi mới.