Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tạo cơ chế bù lỗ - ưu đãi cho DNNN: Khác nào “ném tiền xuống sông”?

Trước thực trạng hàng loạt DNNN kiến nghị xin cơ chế đặc biệt để bù lỗ, các chuyên gia kinh tế kịch li

THCL Trước thực trạng hàng loạt DNNN kiến nghị xin cơ chế đặc biệt để bù lỗ, các chuyên gia kinh tế kịch liệt phản đối. Và ngoài việc dừng ưu đãi, cho phá sản, thanh tra, kiểm toán thì Nhà nước nên “buông” để tư nhân đầu tư làm.

Đua nhau xin được … ưu đãi

Kinh doanh thua lỗ triền miên, nhưng liên tiếp các “ông lớn” DNNN xin hàng loạt ưu đãi, những cơ chế không thể đặc biệt hơn để tiếp tục bám trụ, mặc cho ý kiến chỉ trích “đáng xấu hổ”, “trơ trẽn”…

Trước hết phải kể tới Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem). Liên tục thua lỗ, dự kiến lỗ hơn 800 tỷ đồng trong năm 2016, nhưng Vinachem vẫn mạnh dạn xin hàng loạt ưu đãi như cho phép khoanh nợ các khoản vay, giãn thời gian trả nợ ít nhất là 5 năm, giảm lãi suất với dư nợ gốc, đồng thời tiếp tục được vay vốn để “đảm bảo hoạt động SXKD”.

Báo cáo giám sát tài chính 2015 của Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) chỉ rõ, tới hết năm 2015, đơn vị này vẫn còn tới hơn 1.000 tỷ đồng lỗ lũy kế, chiếm 30,4% vốn chủ sở hữu. Vinafood 2 nợ ngân hàng hơn 7.000 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là vay nợ ngắn hạn.

Tuy nhiên, không hề dè dặt, Vinafood 2 đưa ra kiến nghị: Để tạo điều kiện cho Tổng công ty tiếp tục tái cơ cấu và thực hiện cổ phần hóa được thuận lợi, kính đề nghị Bộ NN&PTNT xem xét có cơ chế đặc thù đối với Tổng công ty về xử lý các khoản công nợ phải thu khó đòi và tài sản không cần dùng, chờ thanh lý không đủ điều kiện để xử lý theo quy định; xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ đưa Tổng công ty ra khỏi diện tăng cường giám sát nhằm tạo điều kiện cho Tổng công ty trong quan hệ tín dụng với khách hàng.

Công ty CP gang thép Thái Nguyên (Tisco) cũng xếp vào số các DNNN đầu tư không hiệu quả, để lại các khoản thua lỗ lên tới cả nghìn tỷ đồng. Thông qua SCIC, Tisco đã kiến nghị Thủ tướng duyệt chủ trương xin ưu đãi một loạt chính sách thuế; đề xuất bao gồm cả miễn, giảm chi phí lãi vay trong thời gian dự án dừng hoạt động. Giá trị xin ưu đãi thêm là 1.159 tỷ đồng.

Và mới đây, SCIC được cho phép tham gia góp vốn 1.000 tỷ đồng và sử dụng toàn bộ phần vốn góp này cho Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II của Tisco.

Số liệu của Bộ Tài chính cho thấy, tính đến hết 31/12/2015, số tiền Chính phủ cam kết bảo lãnh để các DN, phần lớn là các “ông lớn” vốn nhà nước vay đã lên đến 25,98 tỷ USD.

“Làm không được thì nghỉ đi”!

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành: Có 2 loại DNNN, một cung ứng dịch vụ công cộng như điện, nước, viễn thông, bưu chính… đó là những việc tư nhân không mặn mà nên Nhà nước cần tiếp tục đảm nhiệm vai trò. Còn DNNN kinh doanh lấy lời thì không phải việc của Nhà nước nữa. DNNN triền miên thua lỗ, nếu Nhà nước tiếp tục tạo điều kiện ưu đãi thì quá bất bình đẳng với DN tư nhân, nhất là việc bảo lãnh cho vay thêm vốn.

“Bấy lâu nay, Nhà nước có bảo lãnh vay vốn cho DN tư nhân đâu? Chính vì thế, việc xin thêm cơ chế hay đem ngân sách ra bù lỗ là những vấn đề không thể tiếp tục được nữa. Chúng ta đã bước vào kinh tế thị trường thì phải cho đến nơi đến chốn, phải tuân thủ quy tắc thị trường. Làm gang thép, làm sắt, kinh doanh lấy lời bỏ túi, khi lỗ thì phải tìm cách giải quyết theo luật. Tất cả phải tuân theo, chứ sao lại “đòi” Nhà nước bảo lãnh vay là thế nào, làm không được thì nghỉ đi; hoặc cho phá sản theo Luật Phá sản, chứ không thể đổ tiền xuống sông xuống biển được”, ông Thành gay gắt.

Vị chuyên gia này cũng bày tỏ lo ngại nếu tiếp tục bảo lãnh những DN làm ăn thua lỗ, nợ công Nhà nước tăng lên, bởi khoản tiền đó tính vào nợ công, ảnh hưởng tới ngân sách, tài chính của quốc gia.

Chính vì thế, việc đẩy nhanh cổ phần hóa DNNN cần phải được tiếp tục chú trọng. Với đơn vị để xảy ra thua lỗ, Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc truy tới cùng nguyên nhân và trách nhiệm của từng tập thể, cá nhân, cố gắng thu hồi tối đa phần vốn nhà nước. Các bộ chủ quản phải quyết liệt làm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, không nên tiếp tục cấp thêm ưu đãi cho những DNNN gây lỗ lớn. Các DN thua lỗ này cần được kiểm toán, cho phá sản theo các phương án khác nhau.

Bên cạnh đó, theo bà Lan, Chính phủ nên xử lý nghiêm khắc, dẹp bỏ hết tâm lý “ăn sẵn”, trông chờ của DNNN. Và quan trọng hơn, những thứ như phân đạm, thép, xơ sợi... tư nhân đều có thể đầu tư được thì để tư nhân làm. Nhà nước chỉ tạo môi trường kinh doanh để cạnh tranh sòng phẳng theo đúng nguyên tắc thị trường.

Trần Nguyên

Tin mới

Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững
Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững

NDO - Du khách Việt Nam khẳng định rằng du lịch bền vững đóng một vai trò quan trọng trong lựa chọn mong muốn thực hiện các chuyến đi bền vững hơn trong vòng 12 tháng tới. Đây là một phần kết quả trong báo cáo Du lịch Bền vững 2024 của nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Booking.com.

Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách đi hàng không trong dịp lễ
Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách đi hàng không trong dịp lễ

Ngày 3/5, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, các cảng hàng không trực thuộc ACV đã đón gần 1,8 triệu hành khách trong giai đoạn phục vụ cao điểm lễ 30/4 và 1/5 vừa qua.

Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Sáng 3/5, tại tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức Sơ duyệt Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (sau đây gọi là Chương trình sơ duyệt).

SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024
SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.

Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả
Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả

Sáng nay, 3/5, lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận đã chia làm 3 tổ, đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hasa Mặt Trời.

Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp
Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết chọn năm 2026 là Năm quốc tế phụ nữ làm nông nghiệp. Nghị quyết do nhóm nòng cốt gồm: Mỹ, Argentina, Colombia, Pháp, Italy, Nhật Bản, Morocco, Peru, Philippines và Việt Nam đề xuất và được 126 nước đồng bảo trợ.