Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hoá: Tăng cường công tác quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước năm 2023

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành ngân sách Nhà nước năm 2023 và xây dựng phương án sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách năm 2022.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ.

Để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và HĐND tỉnh giao, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá yêu cầu Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh.

Cụ thể, về thu ngân sách Nhà nước, UBND tỉnh đề nghị Cục Thuế tỉnh, Cục Hải quan Thanh Hóa; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung chỉ đạo, thực hiện các giải pháp đôn đốc thu, nộp và điều hành thu ngân sách, đảm bảo hoàn thành vượt mức dự toán pháp lệnh được Trung ương và HĐND tỉnh giao; tập trung vào các lĩnh vực thu từ đất đai, khoáng sản; thu từ các dự án hết thời gian ưu đãi, thu từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh dựa trên nền tảng số; thực hiện kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thương mại; các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn, có dấu hiệu rủi ro cao về thuế và hóa đơn; các doanh nghiệp xây lắp ngoài tỉnh có tham gia thi công các dự án xây dựng cơ bản trên địa bàn; các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh nhưng hạch toán phụ thuộc công ty mẹ có trụ sở ở tỉnh, thành phố khác; chủ động đề ra các giải pháp vận động, thu hút doanh nghiệp đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và đăng ký kê khai, nộp thuế trên địa bàn tỉnh.

Tuyên truyền, phổ biến, giải đáp các vướng mắc, kiến nghị về chế độ, chính sách thuế, hải quan; chủ động, tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người nộp thuế; hướng dẫn người nộp thuế thực hiện đầy đủ các chính sách hỗ trợ (miễn, giảm, gia hạn) thuế, phí, tiền thuê đất của Chính phủ, chính sách hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về thuế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế; phân tích, dự báo, đánh giá tác động thường xuyên để theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác quản lý nợ, đôn đốc thu hồi nợ thuế và các khoản thuế được gia hạn đến hạn nộp vào ngân sách Nhà nước; kiểm soát chặt chẽ việc hoàn thuế giá trị gia tăng.

Công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng những trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế; thu hồi kịp thời số tiền thuế, tiền phạt và các khoản phải thu theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tập trung giải quyết các thủ tục về đất đai để đẩy nhanh tiến độ đấu giá quyền sử dụng đất, đảm bảo việc tổ chức đấu giá chặt chẽ, công khai, minh bạch, tránh lãng phí nguồn lực đất đai và mang lại nguồn thu cao nhất cho NSNN; tham mưu cho UBND tỉnh kiên quyết thu hồi đối với các trường hợp vi phạm sử dụng đất theo đúng quy định của Luật Đất đai.

Sở Tài chính tiếp tục đấu mối, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành Trung ương để sớm được ban hành hướng dẫn về chính sách tăng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu qua Cảng biển Nghi Sơn. Chủ trì, phối hợp với Cục Thuế tỉnh và các đơn vị có liên quan, rà soát, đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quyết toán chi phí giải phóng mặt bằng các dự án có sử dụng đất đã lựa chọn nhà đầu tư còn tồn đọng từ trước năm 2023 đã được Cục Thuế tỉnh tạm trừ chi phí bồi thường GPMB; đối với các dự án triển khai năm 2023, yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường GPMB, nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định, làm cơ sở để cơ quan thuế xác định số phải nộp, đôn đốc nộp tiền sử dụng đất vào NSNN theo quy định của pháp luật.

Kho bạc Nhà nước Thanh Hóa tăng cường ứng dụng, vận hành hệ thống thu ngân sách, phối hợp công tác thu với hệ thống ngân hàng, cơ quan tài chính, thuế, hải quan theo quy định; lập báo cáo tài chính Nhà nước và tham mưu cho UBND tỉnh công khai đầy đủ; phối hợp UBND TP Thanh Hóa, UBND TP Sầm Sơn và UBND huyện Thọ Xuân, cơ quan thuế các cấp tổ chức thu nộp, hạch toán và điều tiết các khoản thu phát sinh liên quan đến cơ chế, chính sách đặc thù theo đúng tỷ lệ và điều kiện phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất (đối với các dự án thực hiện theo cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính ngân sách phát triển tại 3 địa phương) và nguồn thu lệ phí trước bạ ô tô, xe máy, tàu thuyền trên địa bàn TP Thanh Hóa được HĐND tỉnh thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Về chi ngân sách địa phương, giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công, các chỉ thị của Chủ tịch UBND tỉnh; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đi đôi với đảm bảo chất lượng công trình và phù hợp với khả năng bố trí vốn theo tiến độ thu ngân sách; thường xuyên kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện, bảo đảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công.

Tổ chức điều hành, quản lý chi ngân sách trong phạm vi dự toán được giao, thực hiện kiểm soát chi chặt chẽ bảo đảm theo đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định; triệt để tiết kiệm các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chi tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài; quản lý các khoản chi mua sắm, sửa chữa, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định; không bố trí dự toán chi cho các chính sách chưa có chủ trương ban hành; chỉ đề xuất bổ sung các đề án, chương trình hoặc các chế độ, chính sách làm tăng chi ngân sách Nhà nước khi thật sự cần thiết và có nguồn bảo đảm; trường hợp phát sinh nhiệm vụ đột xuất theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền, các đơn vị, địa phương chủ động sắp xếp đảm bảo kinh phí thực hiện trong phạm vi dự toán đã được giao; tập trung ngân sách vào các nhiệm vụ cơ bản, thiết yếu, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã ban hành, dành nguồn thực hiện chính sách tăng lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức kể từ ngày 1/7/2023 theo Nghị quyết của Quốc hội, không để xảy ra tình trạng nợ lương cán bộ, công chức, viên chức, các khoản chi cho con người và chính sách an sinh xã hội.

Tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho đầu tư phát triển, tập trung vào các nhiệm vụ cấp bách phục vụ mục tiêu phục hồi và phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh - quốc phòng; rà soát, sắp xếp, cắt giảm một số nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết, chậm triển khai để bố trí vốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình hạ tầng quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...

Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm triển khai thực hiện các nội dung chỉ đạo tại công văn đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc nhằm đảm bảo công tác quản lý, điều hành NSNN năm 2023 đạt kết quả tốt nhất.

Hoài Thu

Bài liên quan

Tin mới

Vĩnh Phúc: Tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí
Vĩnh Phúc: Tai nạn giao thông giảm cả ba tiêu chí

Báo cáo về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, Đại tá Thân Văn Hải, Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, từ đầu năm đến nay, tình hình tai nạn được kiềm chế, giảm trên cả ba tiêu chí. Toàn tỉnh Vĩnh Phúc xảy ra 97 vụ tai nạn giao thông đường bộ, không xảy ta tai nạn giao thông đường thủy, đường sắt.

Khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành huyện Thuỷ Nguyên
Khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành huyện Thuỷ Nguyên

Thực hiện Chủ đề năm 2024 của thành phố và huyện về Chuyển đổi số, chiều 10/5, huyện Thủy Nguyên (TP. Hải Phòng) tổ chức khai trương Trung tâm Giám sát - Điều hành. Đây là một trong những sự kiện tiêu biểu của huyện hưởng ứng chào mừng Kỷ niệm 69 năm Ngày Hải Phòng giải phóng và Lễ hội Hoa Phượng đỏ năm 2024. 

Lập hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa
Lập hội đồng thẩm định điều chỉnh dự án xây dựng cảng hàng không Sa Pa

Ngày 10/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định số 400 thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định điều chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo phương thức đối tác công tư (PPP).

Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập
Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Tối 10/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập (14/5/1994-14/5/2024).

Gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Ngày 10/5, Cảng Hải Phòng tổ chức Lễ gắn biển hoàn thành xây dựng Cầu cảng số 3, 4 tại Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. Sự kiện chào mừng các Ngày lễ lớn trong tháng 5, Kỷ niệm 69 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng, Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024 và đặc biệt là Kỷ niệm 150 hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng. 

Quảng Ninh: Phát hiện, buộc tiêu hủy lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
Quảng Ninh: Phát hiện, buộc tiêu hủy lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội quản lý thị trường số 8, Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh vừa kiểm tra phát hiện, xử lý, buộc tiêu hủy lượng lớn chân gà rút xương, chân bò đông lạnh và nội tạng động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn huyện Tiên Yên.