Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiềm năng, cơ hội đầu tư vào Sơn La

Ngày 16/12/2014, tại Hà Nội, Ủy ban Nhân dân tỉnh Sơn La phối hợp với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức buổi Tọa đàm và công bố thông tin về tiềm năng, cơ hội đầu tư vào tỉnh Sơn La và Khu du lịch Quốc gia Mộc Châu.

Chương trình có sự tham dự của đại Ông Nguyễn Đồng Tiến - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đại diện Bộ VHTTDL; Ông Cầm Ngọc Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La; Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV… cùng các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào Sơn La và các cơ quan thông tấn, báo chí.

Điểm nhấn Mộc Châu

Tại buổi Tọa đàm và công bố thông tin, các bên trao đổi về tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế; Các địa điểm đầu tư; Cơ chế chính sách của tỉnh Sơn La trong việc thu hút đầu tư của các Doanh nghiệp. Đồng thời các DN cũng có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ các dự án mà tỉnh Sơn La đang kêu gọi đầu tư.

Ông Cầm Ngọc Minh - Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La cho biết: “Ngày 12/11/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2050/QĐ-TTg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Mộc Châu tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Bản quy hoạch tổng thể khu du lịch quốc gia Mộc Châu được thông qua thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Đảng, Chính phủ đối với sự phát triển du lịch cả nước nói chung, tỉnh Sơn La và hai huyện Mộc Châu, Vân Hồ nói riêng”. Với quy hoạch này, việc đầu tư vào KDLQG Mộc Châu sẽ có cơ hội bứt phá trong thời gian tới.

Mục tiêu phát triển Khu DLQG Mộc Châu là trở thành khu vực động lực phát triển du lịch của tỉnh Sơn La và của vùng du lịch Trung du miền núi Bắc Bộ với hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng, độc đáo, có thương hiệu và sức cạnh tranh cao gắn với cảnh quan tự nhiên và bản sắc văn hóa các dân tộc. Đối với các chỉ tiêu phát triển ngành: Mục tiêu đến năm 2020 đón trên 1,2 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 10 nghìn lượt; Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tể đạt khoảng 50 nghìn lượt. Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2020 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tương đương 70 triệu USD; Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 6.000 tỷ đồng, tương đương 270 triệu USD. Đối với chỉ tiêu việc làm: Năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 10 nghìn lao động; Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 30 nghìn lao động…

Quy hoạch cũng đưa ra các định hướng phát triển chủ yếu gồm: Phát triển thị trường khách du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch; Hình thành các trung tâm phát triển du lịch; Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; Đầu tư phát triển du lịch… Về giải pháp thực hiện, Quy hoạch nêu rõ cần: Hoàn thiện cơ chế, chính sách; Phát triển nguồn nhân lực; Đẩy mạnh liên kết, họp tác phát triển; Tăng cường tuyên truyền, xúc tiến quảng bá…

Thực hiện Quy hoạch, tỉnh Sơn La đã bước đầu xây dựng được một số cơ chế chính sách thu hút đầu tư đặc thù, cụ thể như sau: Phấn đấu thực hiện các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư theo mức tối đa theo các quy định của Nhà nước; Ban hành một số chính sách hỗ trợ đầu tư như: Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi đại gia súc, Chính sách phát triển cây cao su, Chính sách khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2015-2020... Bên cạnh việc ban hành các chính sách, tỉnh Sơn La chú trọng việc hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án; Thường xuyên tổ chức đối thoại trực tiếp và kịp thời giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư…

Tập trung vào lĩnh vực có thế mạnh

Về phía Ngân hàng, Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT BIDV cho rằng, tỉnh Sơn La cần tập trung vốn cho những ngành, lĩnh vực, vùng mà tỉnh có tiềm năng, thế mạnh. Cơ cấu đầu tư cần dựa vào mục tiêu phát triển KT-XH trong từng thời kỳ, phải lấy quy hoạch của các ngành, vùng làm cơ sở, phải đặt vấn đề đầu tư đạt hiệu quả và hợp lý, đồng thời, cần có đánh giá, phân tích các chỉ tiêu KT-XH mà tỉnh đã đạt được từ 2011 đến nay để xác định rõ lĩnh vực đóng góp nhiều vào tăng trưởng của tỉnh. Từ đó, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư các lĩnh vực nhằm gia tăng nhanh tỷ trọng các lĩnh vực thế mạnh trong GDP và hạn chế các dự án phát triển kinh tế nhưng có thể tàn phá cảnh quan, môi trường. Các lĩnh vực mũi nhọn cần kêu gọi đầu tư như sau:  Đầu tư cho ngành du lịch, thương mại, dịch vụ; Tăng cường đầu tư cho các dự án phát triểan cơ sở hạ tầng; Đầu tư cho các ngành nông, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, sản xuất…

Trên cơ sở các tiềm năng sẵn có, qua đánh giá các lĩnh vực ngành nghề thế mạnh của tỉnh Sơn La nói chung và Khu du lịch quốc gia Mộc Châu nói riêng, đồng thời qua tư vấn của BIDV, tỉnh Sơn La đã đưa ra danh mục 21 dự án trọng điểm, có ý nghĩa chiến lược, có tác động mạnh đến các lĩnh vực ngành nghề, vùng và có tính khả thi, đảm bảo không ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường, di sản thiên nhiên để kêu gọi đầu tư trong năm 2014-2015. Trong đó, tập trung vào 04 lĩnh vực là du lịch, thương mại, dịch vụ (07 dự án); nông lâm nghiệp (08 dự án); công nghiệp chế biến, sản xuất (05 dự án); xây dựng (01 dự án).

Đại diện BIDV cũng đề nghị các nhà đầu tư trên cơ sở danh sách, thông tin các dự án tiêu biểu do UBND tỉnh Sơn La cung cấp, các nhà đầu tư sẽ nghiên cứu và đề xuất những ý định đầu tư hiệu quả nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Sơn La. Với mong muốn là cầu nối giữa UBND tỉnh Sơn La với các nhà đầu tư, đồng thời với trách nhiệm của mình, BIDV sẽ dành nỗ lực cao nhất quan tâm đến sự phát triển của tỉnh Sơn La nói chung và Khu du lịch quốc gia Mộc Châu nói riêng. Bên cạnh việc tiếp tục ban hành các gói sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi phục vụ các doanh nghiệp trên địa bàn, BIDV cam kết song hành trong suốt thời gian hoạt động, áp dụng những chính sách ưu đãi nhất của BIDV, tạo điều kiện hỗ trợ thu xếp vốn tín dụng cho các nhà đầu tư có năng lực, uy tín với các dự án đầu tư có hiệu quả vào tỉnh Sơn La.

HT

Tin mới

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng
Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng

Trong tháng 4/2024, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Quảng Bình đã tiến hành kiểm tra 68 vụ việc, phát hiện 35 vụ vi phạm, đã xử lý 23 vụ vi phạm với tổng số tiền thu nộp ngân sách Nhà nước gần 1,9 tỷ đồng.

Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?
Kinh tế thế giới hy vọng gì vào Hội nghị mùa Xuân?

Kỳ họp mùa Xuân năm nay được đánh giá là gọn gàng và tập trung hơn so với các cuộc họp trước đây.

Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền
Bắc Giang triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Công văn về việc triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền trên địa bàn tỉnh.

Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu
Doanh nghiệp cần quyết tâm hơn trong việc chống hàng giả và xây dựng thương hiệu

Đó là đánh giá của Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Đỗ Hồng Trung tại Lễ kỷ niệm Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4). Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) vừa tổ chức.

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại
Cục Quản lý thị trường Bắc Giang đấu tranh hiệu quả các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã chủ động triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nắm chắc tình hình, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh nhiều vụ việc, đối tượng vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, không để xảy ra điểm nóng.

U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?
U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?

U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Malaysia tối nay, 20/4. Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ hai, lấy vé tứ kết U23 Châu Á.