Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Tiến độ giải ngân vốn cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm

Cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều chậm trong phân bổ, giải ngân vốn và được đoàn giám sát Quốc hội đánh giá là khó đạt mục tiêu.

Quốc hội khóa XV dành toàn bộ ngày làm việc hôm nay 30/10, tại Kỳ họp thứ 6 để giám sát tối cao về chuyên đề “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”.

Trình bày báo cáo tóm tắt về kết quả giám sát, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát cho biết, kết quả triển khai các chương trình giai đoạn này bước đầu đạt được một số kết quả tích cực, bám sát các Nghị quyết của Quốc hội; cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội vùng nông thôn, miền núi được cải thiện.

Về Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình giảm nghèo), đoàn giám sát cho biết, nội dung này được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 24/2021/QH15, có tổng vốn tối thiểu là 75.000 tỷ đồng (trong đó: ngân sách trung ương 48.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương 12.690 tỷ đồng, vốn huy động hợp pháp khác là 14.310 tỷ đồng).

Quốc hội tiến hành giám sát tối cao với việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025
Quốc hội tiến hành giám sát tối cao với việc thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 (Ảnh: Gia Hân)

Chương trình gồm 7 dự án với 11 tiểu dự án, được thực hiện trên địa bàn cả nước (có 48 tỉnh sử dụng vốn ngân sách Nhà nước).

Kết quả triển khai thực hiện tính đến tháng 9/2022, Chương trình đã thực hiện cơ bản đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số hằng năm theo Nghị quyết 24 đề ra. Đây là Chương trình đầu tiên trong 3 Chương trình mục tiêu quốc gia đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện ở cấp Trung ương.

Về Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, ngày 19/6/2020 Quốc hội đã phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 120/2020/QH14, có kinh phí tối thiểu làm tròn là 137.664 tỷ đồng, gồm 10 dự án, 14 Tiểu dự án thực hiện trên địa bàn 49 tỉnh.

Quá trình triển khai thực hiện chương trình thực hiện đã tích hợp trên 118 văn bản chính sách dân tộc ở giai đoạn trước, do đó bước đầu khắc phục được tình trạng manh mún, dàn trải để tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, giải quyết những vấn đề cấp thiết về kinh tế, xã hội ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là vùng đặc biệt khó khăn. Vốn ngân sách Trung ương đã phân bổ hết cho các địa phương, đảm bảo theo quy định hiện hành. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong triển khai thực hiện, nhưng theo Báo cáo của Chính phủ tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số năm 2022 giảm 3.4%, đạt và vượt mục tiêu kế hoạch giao.

Bên cạnh kết quả đạt được, Đoàn giám sát của Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ rõ các hạn chế, bất cập. Trước hết, các cơ quan bộ, ngành liên quan còn hạn chế trong quản lý và tổ chức thực hiện, nhất là việc chậm ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý, nội dung chưa rõ ràng, khó thực hiện, có nội dung trích dẫn dẫn đến nhiều văn bản khác.

Cạnh đó, Ban Chỉ đạo chung Chương trình các cấp tuy đã được kiện toàn, thành lập song cơ chế quản lý, chỉ đạo, lãnh đạo vẫn theo tính chất ngành dọc của từng cơ quan; hiệu quả phối hợp liên ngành (theo chiều ngang) chưa thật sự chuyển biến rõ nét, nhất là giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo và phối hợp giải quyết những công việc liên quan đến quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình...

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm báo cáo tại Kỳ họp. Ảnh: Quochoi.vn
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm báo cáo tại Kỳ họp. (Ảnh: Tiền Phong)

Cũng theo đoàn giám sát, còn có sự chồng lấn về địa bàn, nội dung thực hiện chương trình (nhất là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình dân tộc) ở các tỉnh vùng dân tộc thiểu số. Kết quả giảm nghèo chưa đạt được mục tiêu đa chiều, chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao.

Nguồn vốn bố trí chưa tương xứng so với mục tiêu, yêu cầu  đặt ra. Việc lập kế hoạch vốn, phân bổ vốn, giao vốn ngân sách Trung ương chậm, đến tháng 5/2022, Chính phủ mới trình Quốc hội phân bổ vốn các chương trình. Việc lập kế hoạch xác định nhu cầu vốn, đối tượng thực hiện dự án, tiểu dự án của các địa phương, công tác thẩm định của các bộ ngành chưa sát thực tế; giao vốn sự nghiệp chưa có sự thống nhất…

Tiến độ giải ngân vốn ngân sách Trung ương cả 3 chương trình còn chậm, nhất là vốn sự nghiệp. Đến 31/01/2023 vốn năm 2022 giải ngân chỉ đạt 42,49% kế hoạch (vốn đầu tư phát triển đạt 54% kế hoạch, vốn sự nghiệp chỉ đạt 7,82% kế hoạch); giải ngân kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương năm 2023 đến tháng 6/2023 mới đạt 5,33% kế hoạch, giải ngân vốn đầu tư công ước đến 31/8/2023 mới đạt 41,9% kế hoạch.

“Khả năng hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn ngân sách Trung ương đến năm 2025 là rất khó khăn”, Phó Trưởng Đoàn giám sát Y Thanh Hà Niê Kđăm nói.

Ngoài ra, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ, công chức tham mưu, xây dựng văn bản, chính sách; quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình còn hạn chế về số lượng và chất lượng, nhất là cấp huyện, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

"Có tình trạng đùn đẩy, né tránh, tâm lý sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ, nhất là cơ sở pháp lý để thực hiện một số chính sách còn chưa rõ ràng, đồng bộ", Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nhấn mạnh và cho biết, sự phối hợp của một số cơ quan, bộ, ngành địa phương chưa chặt chẽ, cách tiếp cận xây dựng các chương trình chưa thực sự phù hợp… cũng là nguyên nhân để 3 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa đạt được.

Thiên Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bloomberg Mỹ phân tích như thế nào về sức “nóng” của bất động sản Việt Nam?
Bloomberg Mỹ phân tích như thế nào về sức “nóng” của bất động sản Việt Nam?

Hãng thông tấn Bloomberg mới đây đã đăng tải một bài phân tích về cơ hội và tiềm năng của thị trường bất động sản Việt Nam.

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Dubai
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp Dubai

Ông Mohammad Ali Rashed Lootah, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Dubai Chambers cho rằng, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Dubai trong lĩnh vực đầu tư và xúc tiến thương mại. Các thành viên của Dubai chamber đánh giá cao cơ hội và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư thận trọng cho vị thế mua mới cổ phiếu
VN-Index hôm nay: Nhà đầu tư thận trọng cho vị thế mua mới cổ phiếu

Theo chuyên gia, tại thị trường chứng khoán hôm nay, ngày 10/5, nhà đầu tư vẫn cần thận trọng cho vị thế mua mới, chỉ ưu tiên mua thăm dò ở những mã cổ phiếu có kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý I/2024 khi thị trường chung có nhịp chỉnh.

BoE giữ nguyên lãi suất lần thứ 6 liên tiếp
BoE giữ nguyên lãi suất lần thứ 6 liên tiếp

Ngân hàng trung ương Anh (BoE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% lần thứ sáu liên tiếp.

Vì sao bệnh nhân bị u buồng trứng phải, bác sĩ mổ bên trái tại BVĐK Quảng Nam?
Vì sao bệnh nhân bị u buồng trứng phải, bác sĩ mổ bên trái tại BVĐK Quảng Nam?

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam chủ động chỉ đạo có báo cáo làm rõ thông tin nêu trên, xử lý nghiêm các vi phạm của cá nhân, tập thể theo đúng quy định (nếu có).

Tạm giữ 134 sổ tiết kiệm tổng số tiền 1.320 tỷ đồng trong vụ Xuyên Việt Oil
Tạm giữ 134 sổ tiết kiệm tổng số tiền 1.320 tỷ đồng trong vụ Xuyên Việt Oil

Quá trình khám xét vụ vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil và một số tỉnh thành, Cơ quan An ninh điều tra đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm với tổng số tiền 1.320 tỷ đồng.