Ông Trần Việt Hải, Tổng giám đốc, Công ty cổ phần Ngôi sao Châu Âu (Euro Star JSC) và các sản phẩm nhập lậuÔng Trần Việt Hải, Tổng giám đốc, Công ty cổ phần Ngôi sao Châu Âu (Euro Star JSC) - Đơn vị nhập khẩu chính hãng các loại mỹ phẩm mang thương hiệu TESORI D’ORIENTE và các sản phẩm bị làm giả, nhập lậu

Hàng lậu bủa vây

Ông Trần Việt Hải, Tổng giám đốc, Công ty cổ phần Ngôi sao Châu Âu (Euro Star JSC) - Đơn vị nhập khẩu chính hãng các loại mỹ phẩm mang thương hiệu TESORI D’ORIENTE cho biết: “Các gian thương mua về và đưa hàng qua biên giới Lạng Sơn, Móng Cái với mức giá rất là thấp, họ bán vào thị trường Việt Nam bán cho các nhà buôn với mức giá thấp hơn khoảng 30%. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số bán hàng của chúng tôi nhưng cũng đồng thời cũng làm cho người tiêu dùng cảm thấy lo lắng và nghi ngờ không biết sản phẩm nào được gọi là sản phẩm thật”.

Cũng theo ông Hải, bắt đầu từ năm 2012, khi thương hiệu mà công ty vất vả xây dựng đã được người tiêu dùng đón nhận thì xuất hiện hàng lậu, hàng nhái, nhái về mẫu mã, hình thức (ví như: Lấy design của mình thay mỗi tên với nhiều hình thức khác nhau) và mới đây xuất hiện nhái về cả thương hiệu. Hiện nay, hầu hết sản phẩm nhập lậu đang được bán dưới dạng hàng từ biên giới, sau đó đặt mua hàng của công ty rồi lấy hóa đơn đầu vào, sau đó họ nhập lậu số lượng lớn nhằm trà tộn. Đỉnh điểm là tháng 4/2020, giãn cách xã hội được nới lỏng tại Trung Quốc, các doanh nghiệp Trung Quốc do bị bí về dòng tiền, đã bán ồ ạt sản phẩm ra ngoài thị trường với giá rất rẻ chỉ 2 nhân dân tệ (khoảng 7.500 đồng) trong khi ở Việt Nam sản phẩm 250.000 đồng/chai.

“Hiện tại, các dòng mỹ phầm nhập lậu này được vận chuyển vào Việt Nam qua đường tiểu ngạch, tập hợp tại Đồng Đăng để đưa về đường bộ, về đây phân chia các đầu mối sỉ lớn. Tuy nhiên, với các đầu nậu này thường sử dụng các thủ đoạn rất khó bị phát hiện, như việc lợi dụng kẽ hở của pháp luật, các đầu nậu đều không đăng ký kinh doanh, chỉ bán online qua facebook, zalo, giao dịch trong nhóm, không bán qua người ngoài. Khi hàng về thì lập tức chia hàng đi các đầu mối ngay, chỉ sau 4 - 5 ngày hàng không còn trong kho; hoặc nếu có đăng ký thì đều đăng ký bằng địa chỉ gia đình, không có cửa hàng nên lực lượng QLTT cũng gặp khó khăn trong kiểm soát…”, ông Trần Việt Hải buồn bã chia sẻ.

Cũng theo ông Hải, qua thời gian theo dõi, Công ty chúng tôi đã phát hiện nổi lên một vài đầu nậu lớn ở Hà Nội khi bán với số lượng lớn 500 đến 700 thùng với giá trị từ 500 đến 700 triệu đồng nhưng số hàng này chỉ cần 2 đến 3 ngày là hết và sau 10-15 ngày hàng lại về tiếp.

Một sản phẩm được nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam với giá chào bán bên Trung Quốc là 2 tệ (tương đương 7.500 VNĐ)Một sản phẩm sữa tắm nước hoa chính hãng được dán tem phụ tiếng Việt bên cạnh 1 sản phẩm nhập lậu từ Trung Quốc về Việt Nam với giá chào bán bên Trung Quốc là 2 tệ (tương đương 7.500 VNĐ)

Xác định nguồn hàng nhập lậu sẽ còn gây khó khăn đến việc kinh doanh, Euro Star JSC đã yêu cầu nhà sản xuất từ Italia (Tập đoàn Sodalis) chung tay hỗ trợ chống tình trạng giả mạo sản phẩm, chống thẩm lậu sản phẩm vào Việt Nam. Tuy nhiên, thật bất ngờ, đại diện của chính hãng mỹ phẩm này cũng thừa nhận hãng đang gặp phải những khó khăn vì bị làm giả ngay từ nội địa Trung Quốc.

Ông Lorenzo Tognini, Giám đốc phát triển kinh doanh Châu Á – Thái Bình Dương, Tập đoàn Sodalis cho biết: “Chúng tôi cũng đã phát hiện ra bị làm giả một vài dòng sản phẩm tại TQ và đang phối hợp để xử lý. 

Để tự bảo vệ thương hiệu của mình, năm này qua tháng khác doanh nghiệp phải cắt cử hẳn ra nhân viên chuyên trách điều tra thị trường nhằm mục đích phát hiện các cơ sở bán hàng lậu để phối hợp với cơ quan quản lý thị trường xử lý. Tuy nhiên, việc bán hàng qua mạng internet đang phát triển rầm rộ và thiếu kiểm soát như hiện nay doanh nghiệp này cho biết khó có thể chống đỡ với hàng lậu và cũng không biết bao giờ cuộc chiến này mới kết thúc.

Bài toán: Cơ quan quản lý– Doanh nghiệp – Người tiêu dùng

Theo Hiệp hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hiện nay bán hàng trên mạng chưa có cơ chế quản lý nào, cho nên cũng rất khó để xử lý các trường hợp gian dối.

Trước thực tế đó, rất cần thiết phải có sự quản lý chặt chẽ hơn nữa nhằm xử lý nghiêm các hành vi gian dối, trục lợi, đảm bảo tính minh bạch, công bằng trong hoạt động kinh doanh và quyền lợi người tiêu dùng. Trước mắt, cần bổ sung và hoàn thiện pháp luật về chống hàng giả, hàng nhái, trong đó có hành vi bán hàng giả thông qua bán hàng online.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Tý, Công ty TNHH thời trang Nón Sơn cho biết, thương mại điện tử phát triển, bên cạnh mặt tích cực thì cũng có mặt trái là hàng hoá bán trên “chợ online” rất khó kiểm soát. Nếu khi đã vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá, vi phạm về kiểu dáng công nghiệp vi phạm về thương hiệu thì chắc chắn hàng đó là hàng kém chất lượng. Do đó, người tiêu dùng mua hàng qua mạng, nên chọn mua hàng ở những trang kinh doanh bán hàng có uy tín. Khi chọn mua, người tiêu dùng nên tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan, các quy định đổi trả, yêu cầu xem hàng hóa trước khi thanh toán, yêu cầu xuất hóa đơn, phiếu bảo hành.

“Hiện nay nhiều trang mạng xã hội đang có bán hàng giả tràn lan. Mới đây, chính Nón Sơn đã phối hợp với Cảnh sát kinh tế TP.HCM và công an huyện Bình Chánh bắt một cơ sở lớn đang sản xuất mũ bảo hiểm mang thương hiệu Nón Sơn giả mạo. Doanh nghiệp Nón Sơn cũng mong muốn Chính phủ, cơ quan chức năng có thêm các biện pháp sau khi bắt, xử lý, đó là tuyên truyền trên các kênh truyền thông đại chúng để người tiêu dùng, các đơn vị thực thi pháp luật rõ về các vụ việc, đồng thời tăng thêm các mức xử phạt có thể là rút giấy phép kinh doanh vĩnh viễn thậm chí phải truy cứu hình sự các trường hợp lớn…”, ông Tý nhấn mạnh.

Một sản phẩm mỹ phẩm Tesori d’Oriente bị làm giả có dung tích lớn hơn, giá rẻ hơn từ 20 -30% hàng chính hãngMột sản phẩm mỹ phẩm Tesori d’Oriente bị làm giả có dung tích lớn hơn, giá rẻ hơn từ 20 -30% hàng chính hãng

Từ thực tế công tác chống hàng giả, hàng lậu thời gian qua, đại diện nhiều DN kiến nghị, để chống hàng giả, hàng lậu, các cơ quan chức năng cần có sự phối hợp chặt chẽ với các DN như cần có phản hồi khi DN có công văn đề nghị kiểm tra, bố trí thời gian thực hiện kiểm tra hợp lý. Cần nâng cao nghiệp vụ kinh doanh thương mại điện tử cho cán bộ thực thi.

Ngoài ra, cũng có nhiều ý kiến cho rằng mặc dù doanh nghiệp rất quan tâm đến công tác chống hàng giả, hàng nhập lậu, tuy nhiên đối với doanh nghiệp đây là cuộc chiến không cân sức vì có quá nhiều khó khăn. Điển hình như doanh nghiệp phải chủ động điều tra và cung cấp thông tin chi tiết về điểm bán hàng giả, hàng nhập lậu đến cơ quan chức năng. Điều này là bất khả thi đối với một số điểm như sân bay. Đối với các điểm bán hàng trên mạng, dù doanh nghiệp có thông tin cũng bị từ chối kiểm tra với nhiều lý do về nghiệp vụ, nhân lực. Doanh nghiệp cũng không nhận được thông báo về việc hủy lô hàng giả, nhập lậu.

Dưới góc nhìn của một chuyên gia chống hàng giả: "Thực tế, hiện nay nhiều doanh nghiệp bị hàng giả mà không cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước hoặc không cung cấp cho các cơ quan truyền thông thì từ đó các đối tượng làm giả họ sẽ thấy là không có động thái gì họ vẫn tiếp tục làm giả cho nên vấn đề ở đây là làm sao để đẩy lùi được vấn nạn hàng giả vẫn là phải phối hợp được giữa cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người tiêu dùng và có một giải pháp đồng bộ để từ đó xử lý răn đe, xử lý triệt để thì các đối tượng làm giả họ sẽ sợ và không giám làm giả’’.

 “Hậu quả vô cùng khốc liệt, ví dụ người tiêu dùng mua phải một chiếc mũ bảo hiểm giả đội khi tham gia giao thông mà vô tình bị va chạm gây tai nạn thì rõ ràng chiếc mũ đó không thể bảo vệ được cho người dùng, nguy hiểm đến tính mạng và người tiêu dùng là người bị thiệt thòi nhất”.

Hải Minh