Tiến sĩ Phan Thanh Hải đang giới thiệu sách
Tiến sĩ Phan Thanh Hải đang giới thiệu sách

Tiến sỹ Phan Thanh Hải,Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia; Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, sách “Áo dài truyền thống- Hành trình trở lại” doTiến sỹ Trần Đoàn Lâm (Trưởng ban), Cố vấn CLB Đình làng Việt; Chủ tịch Hội đồng Biên tập chuyên khảo Nghiên cứu Việt Nam, và NXB Thế Giới ấn hành.

Quang cảnh tọa đàm
Quang cảnh tọa đàm

Cuốn sách “Áo dài truyền thống - Hành trình trở lạilà ấn phẩm góp phần Kỷ niệm 280 năm (1744 - 2024) thời điểm Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát định chế chiếc Áo năm thân làm trang phục cho dân chúng Đàng Trong, để rồi sau này, Hoàng đế Minh Mạng (1791 - 1841) quy định là trang phục dùng cho cả nước Việt Nam.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa tại buổi tọa đàm về áo dài
Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa tại buổi tọa đàm về áo dài

Điều này có ý nghĩa vô cùng lớn lao vì chiếc Áo dài năm thân đã trở thành một dấu chỉ vật chất quan trọng thể hiện sự thống nhất đất nước, thống nhất dân tộc và cũng có nghĩa là thống nhất văn hóa giữa hai miền Đàng Trong và Đàng Ngoài.

Vùng đất Cố đô Huế thực sự là nơi khai sinh ra chiếc Áo dài năm thân, ngày nay đang trên đà phát triển để Huế trở thành một Kinh đô lễ hội, đặc biệt là Kinh đô Áo dài - theo Đề án của tỉnh Thừa Thiên - Huế mà ngành Văn hóa địa phương đang triển khai tích cực, có hiệu quả.

Phụ nữ Huế trong trang phục áo dài ở một dòng tộc
Phụ nữ Huế trong trang phục áo dài ở một dòng tộc

Cuốn sách cũng là một trong những thành quả đánh dấu chặng đường 10 năm hoạt động của Câu lạc bộ Đình Làng Việt (2014 - 2024). “Áo dài truyền thống - Hành trình trở lại” có 456 trang với 52 bài viết của 47 tác giả là khách mời và thành viên của Đình làng Việt.

Các tác giả đến từ các vùng miền khác nhau, lĩnh vực khác nhau; có người là chính khách, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu, nhà văn; có người là nhà quản lý, kiến trúc sư, họa sỹ, thiết kế thời trang, nhà báo, nghệ nhân, thậm chí là người nước ngoài hay học sinh, sinh viên..., tạo thành một tập thể cùng sẻ chia điểm tương đồng là tình yêu với di sản trang phục của tiền nhân để lại.

Nội dung cuốn sách, có “độ mở” nhất định, cả về cách tiếp cận thuật ngữ, định danh và nội dung nói chung. Hiện tại, Áo dài truyền thống có thể hiểu là loại áo có vạt (tà) dài - số tà có thể là 3 nhưng do 5 thân áo ghép lại, hoặc có thể là 2 như loại Áo dài đã được cách tân từ khoảng những năm 20 thế kỷ XX; nó thường có tay chẽn hay tay rộng (loại áo tấc), cổ đứng, cài khuy bên phải cổ. Nó có những định danh khác nhau như Áo (dài) ngũ thân, Áo (dài) năm thân, Áo dài thời trang, cách tân; Áo dài truyền thống, hay đơn giản là Áo dài….

Những cảm nhận như vậy có sự sai biệt ở mức độ khác nhau so với loại Áo dài năm thân truyền thống, vì vậy Áo dài là một chủ đề cần được tiếp tục nghiên cứu, xem xét và thảo luận, để tiến tới một định danh thống nhất với các tiêu chuẩn tổng quát kèm theo, làm tiền đề cho sự thống nhất về một loại hình trang phục trong phạm vi cả nước Việt Nam.

                                                                                                                                                  Trần Minh Tích