Trước khi nhập viện, người bệnh có nổi các nốt mụn ở tay chân sốt, mệt nhưng không nghĩ do thuỷ đậu nên tự mua thuốc điều trị sốt virus. Sau đó, bệnh tình không giảm mà nặng lên. Lúc này, người bệnh được người nhà đưa vào BV đa khoa Mộc Châu (Sơn La) trong tình trạng nguy kịch và được chuyển tới BV Bệnh nhiệt đới Trung ương trong ngày 11.5.

Tự điều trị thủy đậu, nam bệnh nhân bị suy đa phủ tạng - Hình 1 Bệnh nhân N.T.M đang được điều trị tích cực tại BV Bệnh nhiệt đới Trung ương.

Bệnh nhân M được chẩn đoán mắc bệnh thuỷ đậu, sốc, rối loạn đông máu xuất huyết rất nặng. Các bác sĩ đã cấp cứu, điều trị tích cực cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân khá nguy kịch, suy đa phủ tạng, tiên lượng xấu.

BS Vũ Minh Điền - Khoa Cấp cứu (BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: Từ đầu năm đến nay, BV  tiếp nhận 3 ca biến chứng nặng do thủy đậu. Mặc dù các bệnh nhân khi cấp cứu được can thiệp tối đa các thủ thuật hồi sức, nhưng 1 bệnh nhân đã tử vong, những bệnh nhân còn lại nguy kịch, tiên lượng khó khăn. Điều đáng nói những bệnh nhân này khi có biểu hiện sốt đã tự đi mua thuốc điều trị, trong đó có thuốc chống chỉ định dùng trong thủy đậu. 

Bệnh thủy đậu lây truyền qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp. Dịch tiết ra từ người bệnh có thể lây gián tiếp cho người khác qua các đồ vật. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh thủy đậu. Bệnh thủy đậu sẽ xuất hiện sau 10-14 ngày tiếp xúc với nguồn bệnh. Thời kỳ lây truyền của bệnh là 1-2 ngày trước khi phát ban và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện nốt bỏng nước đầu tiên. Bệnh kéo dài từ 7-10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt bỏng nước này sẽ khô dần, bong vảy, thâm da nơi nổi bỏng nước, không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm trùng, nốt bỏng nước có thể để lại sẹo. 

Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh nhân thuỷ đậu không được tự ý sử dụng thuốc vì việc này vô tình có thể khiến bệnh tăng nặng, gia tăng nguy cơ biến chứng.

Nguyễn Mạnh