Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên sẽ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc của Donald Trump?

Theo tờ Thời báo New York, có dấu hiệu cho thấy, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể chuyển hướng quan tâm đến vấn đề an ninh ở châu Á thay vì gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

THCL - Theo tờ Thời báo New York, có dấu hiệu cho thấy, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể chuyển hướng quan tâm đến vấn đề an ninh ở châu Á thay vì gây chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên sẽ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc của Donald Trump? - Hình 1

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Ảnh: nytimes

Tờ Thời báo New York bản tiếng Trung ngày 28/11 đăng bài viết của tác giả Jane Perlez cho rằng mỗi lần nhắc đến Trung Quốc, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hầu như đều đưa ra những vấn đề liên quan đến thương mại.

Chẳng hạn, ông Donald Trump cam kết muốn đánh thuế mang tính "trừng phạt" đối với hàng hóa nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc, cho rằng những hàng hóa này đã gây thiệt hại cho cuộc sống của người làm công ăn lương Mỹ.

Nhưng, cùng với việc ông bắt đầu cảm nhận được trách nhiệm nặng nề của chức vụ Tổng thống, có dấu hiệu cho thấy, trọng điểm của ông ở khu vực châu Á có thể đã chuyển sang vấn đề an ninh. 

Nói một cách cụ thể, đó chính là Triều Tiên và vấn đề kho vũ khí hạt nhân không ngừng tăng lên của nước này. Chuyên gia cho rằng, vấn đề này đã tạo ra mối đe dọa đối với các đồng minh khu vực của Mỹ như Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tuần trước, khi nói chuyện với tờ Thời báo New York, ông Donald Trump nói gần nói xa về một "vấn đề quan trọng của đất nước" được Tổng thống Barack Obama nhắc đến khi hai người gặp gỡ sau bầu cử. 

Quan chức Mỹ hiểu tình hình cho rằng, điều ông Donald Trump nhắc đến chính là Triều Tiên.
Quan chức Mỹ và Trung Quốc nhất trí cho rằng bất cứ biện pháp giải quyết nào của vấn đề này đều sẽ liên quan đến Trung Quốc, nước ủng hộ Triều Tiên. 

Trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump cũng đã thừa nhận điểm này, Trung Quốc cần gây sức ép nhiều hơn đối với Triều Tiên.

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên sẽ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc của Donald Trump? - Hình 2

Ngày 23/6/2016, Triều Tiên bắn tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Ảnh: Sina

Như vậy, Donald Trump áp dụng sách lược nào đối với Trung Quốc? Ông sẽ tìm kiếm sự ủng hộ của Trung Quốc để đạt được đồng thuận trong vấn đề Triều Tiên hay bắt đầu một cuộc chiến thương mại, đưa hợp tác trở nên không xác định?

Vài tháng trước, quan chức Mỹ từng giới thiệu đánh giá của Mỹ đối với Triều Tiên cho người Trung Quốc. Mỹ cho rằng khả năng hạt nhân của Triều Tiên đã được tăng cường rất lớn. 

Nhưng, cho dù trước đó, về mối đe dọa do Triều Tiên gây ra, các nhà khoa học hạt nhân Trung Quốc và Mỹ đạt được đồng thuận đã có một khoảng thời gian. Nhà khoa học hạt nhân Mỹ Siegfried S. Hecker, Đại học Stanford cho biết ông là người nước ngoài cuối cùng tham quan nhà máy hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên, đó là vào tháng 11/2010.

Trong thư điện tử, Siegfried S. Hecker cho biết vài năm trước, người Trung Quốc có xu hướng cho rằng khả năng hạt nhân của Triều Tiên không đáng đề cập đến. Nhưng từ khi ông Kim Jong-un lên nắm quyền, quan điểm của Trung Quốc và Mỹ đối với Triều Tiên đã "cơ bản thống nhất". Ông Kim Jong-un trẻ tuổi từ chối "nghe lời" Trung Quốc và không ngừng "khiêu khích" Mỹ.

Theo dự đoán của Siegfried S. Hecker và các nhà khoa học khác, trong 5 năm tới Triều Tiên có khả năng nghiên cứu phát triển được đầu đạt hạt nhân có khả năng tấn công bờ biển phía tây của nước Mỹ. Nhưng ông cho biết vấn đề thực sự nằm ở châu Á.

Theo Siegfried S. Hecker: "Mối đe dọa lớn nhất, cấp bách nhất không phải đến từ một quả bom hạt nhân của Triều Tiên có thể vươn tới Mỹ, mà là những thứ mà Triều Tiên đã sở hữu".

Nói một cách cụ thể, Triều Tiên hiện đã có thể dùng vũ khí hạt nhân tấn công bất cứ khu vực nào của Hàn Quốc và Nhật Bản, thậm chí tấn công một số công trình của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Điều gay go hơn là, Triều Tiên có thể đã trở nên "tự tin mù quáng" từ vài vụ thử hạt nhân và tên lửa thành công gần đây. Điều này có thể dẫn đến sự phán đoán sai lầm nghiêm trọng.

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên sẽ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc của Donald Trump? - Hình 3

Tên lửa đạn đạo tầm xa của Triều Tiên (ảnh tư liệu)

Siegfried S. Hecker dự đoán đến cuối năm 2016, Triều Tiên có thể có đủ nguyên liệu để chế tạo khoảng 20 đầu đạt hạt nhân. Nếu Triều Tiên sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật (với kho vũ khí hạt nhân mở rộng và lòng tin vào vũ khí hạt nhân tăng lên) thì nguy hiểm sẽ tiếp tục trầm trọng hơn.

Siegfried S. Hecker cho rằng, tóm lại nhiều đạn hạt nhân hơn sẽ giúp cho Triều Tiên càng có khả năng đưa ra những dự đoán sai lầm mang tính thảm họa.

Hiện nay còn chưa rõ trước khi trúng cử ông Donald Trump có hiểu biết thế nào về vấn đề này, nhưng ông chắc chắc biết được vấn đề này. Trong thời gian tranh cử, ông Donald Trump từng bày tỏ ngạc nhiên về nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ông Donald Trump bày tỏ "khâm phục" vì ông Kim Jong-un sớm lên nắm quyền khi còn trẻ và đã xử lý nhiều vấn đề "động trời", kể cả xử tử ông Jang Song-thaek, một người có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc.

Những nhận thức về việc Triều Tiên sở hữu hạt nhân và tên lửa cùng với các báo cáo liên quan đến tình hình Triều Tiên hiện nay có thể sẽ buộc vị Tổng thống mới của Mỹ đặt vấn đề an ninh lên trên vấn đề thương mại trong quan hệ với Trung Quốc.

Cựu quan chức Trung Quốc Dương Hy Vũ cho rằng sử dụng phương thức đúng đắn thì ông Donald Trump có thể tìm được đối tác hợp tác sẵn sàng ở Bắc Kinh. Dương Hy Vũ từng là quan chức Trung Quốc phụ trách "hội đàm 6 bên", các cuộc hội đàm này bị phá sản vào năm 2008.

Nhưng quan chức Trung Quốc cho biết, phương thức đúng đắn cần xóa bỏ một vấn đề như "cái gai trong mắt" của Bắc Kinh: Hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến mà Mỹ có kế hoạch triển khai ở Hàn Quốc.

Người Trung Quốc gọi đây là "hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối" (THAAD), coi đây là cách mà Mỹ làm để ngăn chặn tham vọng của Trung Quốc ở châu Á, cho dù Washington và Seoul đều khẳng định THAAD chỉ dùng để Hàn Quốc phòng thủ đối với Triều Tiên.

Vấn đề hạt nhân Triều Tiên sẽ ảnh hưởng đến chính sách Trung Quốc của Donald Trump? - Hình 4

Mỹ muốn triển khai hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc (ảnh tư liệu)

Trong 1 năm qua, Trung Quốc đã từ chối yêu cầu áp dụng biện pháp nghiêm khắc hơn với Triều Tiên do Washington nhiều lần đưa ra, hệ thống tên lửa này là một nguyên nhân. Ông Donald Trump phải chăng sẽ cân nhắc hủy bỏ THAAD là điều còn chưa rõ.

Năm nay Washington và Bắc Kinh đã từng tiến hành hợp tác ở Liên hợp quốc trong việc trừng phạt đối với Triều Tiên. Chuyên gia cho rằng đây là một dấu hiệu đáng vui, cho dù rất nhiều người cho rằng không thể chỉ dựa vào khả năng ngăn chặn bằng trừng phạt kinh tế.

Thứ sáu tuần trước, báo chí nhà nước Trung Quốc cho hay Bắc Kinh sẽ ủng hộ đợt trừng phạt mới đang được Hội đồng bảo an Liên hợp quốc xem xét, sự trừng phạt này sẽ ngăn cản Triều Tiên bán than đá.

Cựu quan chức Trung Quốc Dương Hy Vũ cho rằng trong vấn đề Triều Tiên, chính quyền Donald Trump phải cân nhắc tới vấn đề lo ngại nhất của Bắc Kinh: sự mất còn của chính quyền Kim Jong-un. 
Bởi vì, nếu tình hình xấu xảy ra có thể khiến cho lượng lớn người tị nạn Triều Tiên tràn sang Trung Quốc và xuất hiện sự thống nhất bán đảo Triều Tiên do Quân đội Mỹ bảo hộ.

Dương Hy Vũ nhấn mạnh, là Tổng thống, ông Donald Trump phải hiểu rằng cần phải giữ lại chính quyền của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Theo Dương Hy Vũ: "Loại bỏ hạt nhân và tên lửa, chứ không phải chính quyền. Đây là then chốt của giải quyết hòa bình". Ông nói, nếu Mỹ đồng ý với mục tiêu này, "chúng tôi có thể tiến hành hợp tác chân thành và mang tính thực chất".

Phong Vân - VietTimes

Bài liên quan

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.